Mỹ đưa công ty AI Trung Quốc vào danh sách đen ngay trước thềm IPO
SenseTime, công ty trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên về phần mềm nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Theo Financial Times, Mỹ quyết định đưa SenseTime vào danh sách đen vào ngày 10.12, cùng ngày công ty định giá đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông. Theo ba nguồn thạo tin, Washington cho rằng hãng AI Trung Quốc đã tạo điều kiện cho hoạt động vi phạm nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương. Động thái này là một phần của gói trừng phạt chống lại một số quốc gia nhân Ngày Nhân quyền.
Bộ Tài chính Mỹ sẽ xếp SenseTime vào danh sách “các công ty liên hợp công nghiệp – quân sự của Trung Quốc”. Tháng 6.2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một lệnh hành pháp cấm người Mỹ đầu tư vào các công ty trong danh sách đen, theo chính sách của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump nhằm giải quyết mối đe dọa an ninh quốc gia.
Bộ Tài chính Mỹ sẽ xếp SenseTime vào danh sách “các công ty liên hợp công nghiệp – quân sự của Trung Quốc”
Video đang HOT
Quyết định đưa SenseTime vào danh sách đen trùng với ngày cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ mà ông Biden triệu tập với sự tham gia của hơn 100 nước. Ông Biden đã tổ chức một cuộc gặp trực tuyến trong tháng trước với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Họ thảo luận về cách để đảm bảo rằng căng thẳng giữa hai bên không trở thành xung đột. Nhưng Tổng thống Mỹ nhấn mạnh sẽ không ngừng chỉ trích Trung Quốc về các hành vi vi phạm nhân quyền.
Danh sách Thực thể có thể là vấn đề không nhỏ đối với các cổ đông Mỹ trong SenseTime. Silver Lake, công ty cổ phần tư nhân của Mỹ có 3% cổ phần trong SenseTime, đã đồng ý khóa một số cổ phần trong sáu tháng sau khi IPO. Fidelity và Qualcomm sở hữu cổ phần nhỏ hơn. HSBC là ngân hàng đầu tư phương Tây duy nhất tham gia vào đợt IPO này.
Theo Nikkei, đợt IPO của SenseTime dự kiến sẽ là đợt niêm yết lớn nhất ở Hồng Kông trong nhiều tháng. Trong 450 triệu USD các khoản đầu tư nền tảng đã được lên kế hoạch, có 200 triệu USD đến từ Quỹ Cải cách Sở hữu hỗn hợp, được thành lập vào cuối năm 2020 bởi Tập đoàn Chengtong Holdings do nhà nước Trung Quốc điều hành và các nhà đầu tư khác dưới sự bảo trợ của Cơ quan Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của chính quyền Bắc Kinh.
Phần lớn hoạt động kinh doanh của SenseTime phụ thuộc vào Trung Quốc. Doanh số nhận dạng khuôn mặt, chính sách dự đoán và những công cụ AI khác cho các thành phố ở đại lục chiếm 40% tổng doanh thu của công ty trong năm ngoái. Tầm quan trọng về doanh số bán hàng cho chính phủ của SenseTime ngày càng tăng, khi các tập đoàn công nghệ Trung Quốc theo đuổi việc phát triển hệ thống AI nội bộ của riêng họ.
Robot đầu tiên có biểu cảm sinh động giống con người
Công ty Engineered Arts tại Anh đã chế tạo một robot hình người có biểu cảm hết sức sống động, mang tên Ameca.
Trong đoạn video ngắn đăng trên YouTube, robot Ameca thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau trên gương mặt, thậm chí còn tỏ ra ngạc nhiên, bối rối khi ngắm nghía cánh tay của mình.
Robot Ameca mỉm cười
Theo Interesting Engineering, Ameca được ví như sự tiếp nối từ Sophia - robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân.
Dù vậy, Ameca không có khả năng đi lại như các robot hình người khác. Công ty Engineered Arts muốn hướng tới tạo ra những gương mặt sống động, biểu cảm chân thật cho robot thay vì để chúng trình diễn những màn nhảy nhót, nhào lộn, song với kiến trúc mô-đun sẵn có trên robot, Engineered Arts hoàn toàn có thể cấp cho Ameca khả năng đi lại bất cứ lúc nào.
Ameca tỏ ra kinh ngạc
Robot Ameca sử dụng hệ điều hành Tritium do Engineered Arts phát triển. Các công ty khác cũng có thể dùng hệ điều hành này để thử nghiệm công nghệ của riêng họ. Trên website riêng, Engineered Arts giới thiệu dịch vụ cho thuê Ameca trong các buổi triển lãm hoặc thảo luận trên sóng truyền hình.
Đoạn video về Ameca được chia sẻ trên Twitter đã nhận hơn 200.000 lượt thích, thậm chí còn có nhiều người nghi ngờ đây là sản phẩm đồ họa máy tính vì biểu cảm của robot quá mượt mà và sống động.
Số khác lại nhận thấy sự tương đồng đáng sợ giữa Ameca với robot giết người VIKI trong phim I, Robot (2014). Tuy nhiên, công ty Engineered Arts cho biết Ameca vẫn chưa được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời điểm hiện tại.
Thiết lập tiêu chuẩn công nghệ của Trung Quốc gây lo ngại "Cách tiếp cận lấy nhà nước làm trung tâm" của Trung Quốc đối với việc thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ đang khiến các công ty thuộc Liên minh châu Âu (EU) lo lắng. Theo South China Morning Post, một nhóm doanh nghiệp EU gần đây cảnh báo rằng việc thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật đã...