Mỹ đưa 12 chiến đấu cơ tối tân nhất tới kiềm chế Triều Tiên, Trung Quốc
Mỹ có kế hoạch triển khai phi đội 12 chiến đấu cơ tối tân nhất hiện nay F-35A Joint Strike tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì quan ngại các mối đe dọa từ Triền Tiên và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng
Mỹ có kế hoạch triển khai 12 chiến đấu cơ tối tân nhất tới kiềm chế Triều Tiên, Trung Quốc
Cụ thể, phi đội 12 chiến đấu cơ F-35A của Mỹ sẽ được triển khai tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau khi Không quân Mỹ hoàn tất việc mua ít nhất 26 chiếc máy bay loại này vào cuối năm tới. Không quân Mỹ có kế hoạch mua khoảng 48 chiến đấu cơ F-35A trung bình mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022.
“Với những chiếc F-35A, Không quân sẽ có khả năng tấn công và phá hủy một loạt các mục tiêu, ngày hay đêm, kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi. F-35 sẽ là máy bay chiến đấu của tương lai. Các hệ thống trên máy bay là một trong những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới”, Phó Chánh văn phòng kế hoạch và nhu cầu chiến lược của Không quân Mỹ, Trung tướng Jerry D Harris Jr cho biết.
F-35A có khả năng tấn công và phá hủy máy bay đối phương bất cứ thời điểm nào trong ngày. Các cảm biến tiên tiến nhất của loại máy bay này giúp thu thập và sắp xếp thông tin tốt hơn bất kỳ chiến đấu cơ nào trong lịch sử – tạo ra lợi thế lớn hơn cho phi công F-35A.
F-35A có khả năng tấn công và phá hủy một loạt các mục tiêu, ngày hay đêm, kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Việc triển khai trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và một số quốc gia như Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Iran.
Đặc biệt, việc triển khai F-35A tới châu Á Thái Bình Dương sẽ gửi đi tín hiệu mạnh mẽ rằng, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ để mắt tới động thái quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc cũng như các động thái khiêu khích của Triều Tiên liên quan đến các vụ thử tên lửa đạn đạo mới đây của Bình Nhưỡng.
Trước đó, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer tuyên bố rằng: “Mỹ đang làm mọi thứ để đảm bảo quyền lợi của chúng tôi trong khu vực”.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc triển khai F-35 tới châu Âu cũng đang được cân nhắc, một phát ngôn viên Không quân Mỹ tiết lộ.
Theo người phát ngôn, Mỹ đang xem xét triển khai F-35 đến châu Âu vào đầu mùa hè này.
Theo Danviet
Cố "tạo hình" ông Tập giống Putin, Trung Quốc đẩy biển Đông vào mối nguy lớn hơn
Tạp chí Quan điểm (Vzglyad) của Nga cho rằng, Trung Quốc có thể châm ngòi cho xung đột lớn hơn nếu mù quáng "học hỏi kinh nghiệm của Nga" để áp dụng vào tình hình ở biển Đông.
Các chiến đấu cơ F-35 của quân đội Mỹ. (Ảnh: Huanqiu)
Bắc Kinh "tạo hình" cứng rắn cho ông Tập
Trong bài phân tích ngày 4/8, Vzglyad cho rằng tuyên bố "sẵn sàng chiến tranh nhân dân trên biển" được Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn nêu ra mới đây không phải là nói chơi.
Trong vấn đề biển Đông, lập trường của Nga tương đồng với Trung Quốc ở quan điểm "phản đối quốc tế hóa" và "phản đối sự hiện diện của bên thứ ba", trên thực tế là những thái độ nhằm vào Mỹ.
Moscow tin rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương "vắng bóng Mỹ" sẽ trở nên hòa bình và an ninh.
Vzgylad tin rằng lời đe dọa "chiến tranh nhân dân trên biển" mà Trung Quốc đưa ra được "lấy cảm hứng" từ kịch bản Nga sáp nhập Crimea năm 2014.
Người đứng đầu Trường Kinh tế cấp cao của Nga, Alexey Maslov nhận xét, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều trong học thuyết của mình. Họ muốn chứng minh với thế giới rằng Bắc Kinh có đủ năng lực giải quyết các xung đột dai dẳng như vấn đề biển Đông.
Theo ông Maslov, Trung Quốc cũng quan sát hết sức nghiêm túc đối với cách thức Moscow giải quyết tình hình cuộc khủng hoảng Ukraine và phản ứng của thế giới, cụ thể là Mỹ và phương Tây, đối với những động thái của Nga.
Học giả người Nga cho rằng, Trung Quốc đang muốn có một số bước tiến cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá là "lãnh đạo cứng rắn" như cách phương Tây nhận định về Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cho đến nay, ông Tập Cận Bình đã có một số tuyên bố được xem là cứng rắn về vấn đề biển Đông, mới đây nhất là tuyên bố ngông cuồng rằng:
"Chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA).
Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào xuất phát từ phán quyết từ PCA."
Trước đó, ông Tập nhiều lần trắng trợn khẳng định "các đảo ở biển Đông thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ".
Nhưng ông Alexey Maslov quan ngại, sự sao chép kinh nghiệm từ Nga sẽ đưa Trung Quốc đến những hành động nguy hiểm, gây ra những xung đột quy mô lớn hơn.
Ông bình luận, nếu giả định xung đột bùng phát ở biển Đông, quốc gia đầu tiên có lợi là Mỹ bởi họ có đủ lý do định nghĩa Trung Quốc là "kẻ xâm lược".
Các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ ủng hộ Washington, trong khi Nga đứng trước lựa chọn hết sức khó khăn khi phải lựa chọn giữa "chuẩn đồng minh" Trung Quốc và việc đứng ngoài một cuộc chiến mà Moscow không thu được giá trị nào.
Các máy bay của Không quân Trung Quốc, gồm H-6K và Su-30, đã được triển khai tuần tra ở biển Đông như một động thái gia tăng hiện diện quân sự. (Ảnh: People's Daily)
Trung Quốc khiến Mỹ tập trung cho châu Á hơn là kiềm chế Nga
Theo Vzglyad, dù Bắc Kinh không thể mở màn hành động quân sự trong nay mai, nhưng thái độ của nước này đã đẩy tình trạng đối đầu Trung-Mỹ ở biển Đông lên mức độ nghiêm trọng hơn.
Động thái này còn biến cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc trên biển Đông vào tháng 9 tới thành một sự kiện mang nhiều thông điệp hơn.
Nga và Trung Quốc về lý thuyết không phải là đồng minh chính thức, nhưng các lợi ích chung giữa hai nước trong gần 2 năm trở lại đây ngày càng nhiều và trở nên rõ ràng, điển hình là mục tiêu chung kiềm chế nước Mỹ.
Tại châu Âu, liên minh quân sự NATO do Mỹ đứng đầu đã liên tục gia tăng hiện diện "sát sườn" Nga khi tăng quân thường trú ở các nước Baltic, trong khi Washington cùng đồng minh Nhật Bản, Australia, Philippines... kiềm chế Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hiện nay diễn biến ở châu Á đang đóng vai trò lớn hơn, bởi tình hình châu Âu và quan hệ Nga-Mỹ có phần hòa dịu sau khi Nga rút quân khỏi Syria từ tháng 3/2016.
Nhưng ở biển Đông và biển Hoa Đông, Trung Quốc đã leo thang không ngừng các hành động cứng rắn về quân sự và tuyên bố về ngoại giao.
Đặc biệt, kể từ sau phán quyết của PCA về vụ kiện biển Đông hôm 12/7, kiềm chế Trung Quốc đã trở thành ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Washington - Vzglyad đánh giá.
Theo Thế Giới Trẻ
Báo Trung Quốc bỗng dưng lại bàn về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama Tờ Khoa học xã hội Trung Quốc ngày 16/6 đăng bài viết của tác giả Tất Hải Hà, Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam cuối tháng 5/2016. Quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương Bài viết cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp hết nhiệm kỳ, nên...