Mỹ dự báo trò hiểm độc của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc đào đắp, xây đảo lấn biển là chiến thuật “chơi cờ vây” trên Biển Đông
Từ đầu năm 2014 trở lại đây, Trung Quốc ráo riết lấn biển mở rộng các bãi đá mà họ đã dùng vũ lực đánh chiếm trong cuộc hải chiến năm 1988 ở Trường Sa của Việt Nam (Ga Ven, Huy Gơ, Chữ Thập, Châu Viên, Xu Bi, Gạc Ma) nhằm phục vụ cho mục tiêu xuyên suốt độc chiếm Biển Đông
Thông tin trên tờ National Interest, ngày 8/12 của Mỹ còn cho biết, Trung Quốc đang xây dựng trên đảo Chữ Thập, diện tích đủ lớn để thiết lập đường băng dài 3.000 mét và những bến tàu đủ để những tàu quân sự cỡ lớn cập cảng.
Tác giả bài báo cho rằng, đây chính là chiến thuật “chơi cờ vây” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Dự án lấp biển xây đảo trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một trong số những dự án mà Trung Quốc thực hiện nhiều tháng qua (Ảnh CNES)
Theo bài viết này, cờ vây là trò chơi cổ truyền của Trung Quốc. Trong cờ vây chỉ hai loại quân cờ trắng- đen dành cho 2 người chơi. Các quân cờ cùng màu hoàn toàn giống nhau, quyền lực của quân cờ và vị thế thắng- thua của người chơi được quyết định bởi vị trí của quân cờ.
Mục tiêu của người chơi là di chuyển những quân cờ, mở rộng và thắt chặt từng bước, tiến tới khống chế toàn bộ bàn cờ.
Tác giả nhận định, trong thời gian tới, nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành các “bước cờ” như vậy ở các vùng khác trên Biển Đông, nước này có khả năng có một hệ thống các căn cứ mạnh và dày trên Biển Đông, càng có tiềm lực khống chế Biển Đông và không loại trừ tiến hành các bước khống chế cả không gian trên biển.
Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đường băng ở Biển Đông
Washington cho rằng Bắc Kinh, cải tạo mở rộng bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa là một trong số những dự án mà Trung Quốc đang theo đuổi, trước tiên là để có thể xây dựng một đường băng, Trung tá Jeffrey Pool, người phát ngôn quân đội Mỹ, cho biết.
Mỹ muốn Trung Quốc ngừng ngay dự án này.
Theo bài báo trên tạp chí IHS Jane’s, trong vòng ba tháng qua, Trung Quốc đã sử dụng các tàu hút bùn để xây dựng một hòn đảo dài khoảng 3.000 m và rộng từ 200 đến 300 m trên bãi đá Chữ Thập, trước đó vốn là một bãi đá ngầm.
Video đang HOT
Hành động lấn biển mở rộng các bãi ở Trường Sa đang làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN năm 2002, đe dọa hòa bình, ổn định và tự do, an ninh an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc đang tạo mối lo ngại đối với các nước trong và ngoài khu vực.
Mưu đồ hiện thực hóa đường chín đoạn
Đánh giá về hành động này của Trung Quốc, chuyên gia Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về các vấn đề Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cho biết mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là “tạo thực tế mới trên Biển Đông”.
Bà Glaser cho rằng việc Trung Quốc biến các bãi thuộc quần đảo Trường Sa thành các đảo nổi để rồi Bắc Kinh sẽ viện “thực tế mới” này để khẳng định chủ quyền bất hợp pháp và quản lý khu vực “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý tính từ đảo nổi mới dựng ra. Theo bà Glaser, mục tiêu thứ hai của Bắc Kinh là xây dựng trên bãi đá Gạc Ma các cơ sở quân sự như đường băng, lắp đặt hệ thống rađa để thu thập thông tin tình báo…
Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defense Review cảnh báo cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đá Gạc Ma sẽ có chức năng theo dõi các hoạt động của hải quân Mỹ và các nước khu vực. Kanwa cho biết có khả năng Trung Quốc đang xây đường băng dài 2.000 m trên đảo mới để lập căn cứ triển khai các máy bay quân sự.
Khi đó, Bắc Kinh sẽ đủ sức tổ chức thực hiện các chiến dịch trên không ở toàn eo biển Malacca, phục vụ chiến lược kiểm soát Biển Đông, điều mà trước đây quốc gia này không thể làm được. Kanwa đánh giá đây không chỉ là mối đe dọa đối với các nước ven Biển Đông mà còn là mối đe dọa trực tiếp tới các lợi ích của Mỹ.
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) cũng cho rằng Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên các bãi ở Trường Sa chủ yếu để hiện thực hóa giấc mơ “đường chín đoạn” và mở rộng hiện diện quân sự tại quần đảo Trường Sa.
Ông Storey nhấn mạnh: “Theo quan điểm của tôi, đây là hành vi gây bất ổn và vi phạm trắng trợn Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002″.
Chuyên gia Raul Pedrozo, cựu luật sư thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nổi trên bãi Gạc Ma là nằm trong ý đồ xây một “Vạn lý trường thành” trên Biển Đông nhằm chiếm đoạt hoàn toàn vùng biển này.
Ông Pedrozo khẳng định nghiên cứu kỹ lịch sử khu vực và luật pháp quốc tế cho thấy Trung Quốc không có bất cứ cơ sở gì để đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Pedrozo kêu gọi “Xung đột trong khu vực sẽ khiến cả nền kinh tế thế giới bất ổn. Mỹ phải thể hiện rõ ràng và mạnh mẽ phản ứng chống lại Trung Quốc và khuyến khích các nước đồng minh hành động tương tự. Việt Nam nên tiếp bước Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế”.
Về phía Philippine cũng bày tỏ lo ngại: Người ta vẫn nói đến sau cái đó sẽ là cái gì? Một căn cứ hải quân quân sự, một sân bay hay có thể phát triển thành khu kiểm soát hàng không (ADIZ) trên Biển Đông và giành thế chủ động kiểm soát bất hợp pháp toàn bộ vùng biển này?
Theo Đất Việt
Trung Quốc có thể bị Quân đội Mỹ vây chặn ở Biển Đông
Các quyết sách bành trướng trên biển của Trung Quốc chịu sự chi phối của các diễn viên, tinh thần "dân tộc chủ nghĩa", thúc đẩy bởi chính trị trong Đảng
Hình ảnh này được mạng sina Trung Quốc cho là tàu hộ vệ Thương Châu số hiệu 537 Type 053H2 của Hạm đội Nam Hải TQ gặp tàu hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng ở vùng biển đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng và lấn biển xây đảo phi pháp.
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 12 dẫn trang mạng Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy Australia có bài viết cho rằng, hành động của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã từ "giữ kiềm chế" phát triển thành "hạ quyết tâm", Trung Quốc có thể sẽ thông qua vũ lực để bảo vệ cái gọi là "lợi ích của mình" (bất hợp pháp), thông qua điều động quy mô lớn "tàu trắng" (tàu thực thi pháp luật Trung Quốc) để làm cho "tàu xám biến mất ở chân trời".
Nhưng, Bắc Kinh phải tính toán kỹ hậu quả tiếp theo của cái gọi là "quyết tâm bảo vệ chủ quyền", bởi vì mặc dù Mỹ giữ "kiềm chế", nhưng cũng sẽ gia tăng căn cứ ở các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời triển khai hệ thống vũ khí "chống can thiệp/ngăn chặn khu vực" (Trung Quốc ra sức chế tạo) ở biển gần, chẳng hạn như tên lửa chống hạm cơ động.
Bài viết cho rằng, đặc trưng của bất ổn địa-chính trị là: tâm lý lên cao, cấp cao giải quyết, trao đổi và phối hợp lại rất thấp. Những đặc trưng này có thể dùng để mô tả cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine và Syria, cũng có thể dùng để hình dung tình hình hết sức căng thẳng ở Biển Đông.
Chuyên gia vấn đề Trung Quốc nổi tiếng cho rằng, giáo sư thỉnh giảng Đại học Sydbey Australia đã có một bài viết mới nhất, giải thích cái gì là vấn đề tinh thần dân tộc chủ nghĩa (thực ra là tư tưởng bành trướng lãnh thổ -PV) lên cao ở Trung Quốc, ý nghĩa "chủ quyền lãnh thổ" làm thế nào để vượt qua "ổn định khu vực" một cách có ý thức, cùng với cái gì là đọ sức xuyên quốc gia, thậm chí bất ổn, hỗn loạn. Do Trung Quốc có nguồn lực dồi dào, như vậy "động lực bên trong bùng nổ thành xung đột bên ngoài chỉ là một vấn đề thời gian".
Tàu hộ vệ Thương Châu số hiệu 537 Type 053H2, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina).
Theo bài viết, tất cả các "diễn viên" (chính quyền địa phương, cơ quan thực thi pháp luật, Quân đội Trung Quốc, công ty tài nguyên và ngư dân) đều sẽ kiếm lợi từ các hành động gọi là "bảo vệ lợi ích biển" của Trung Quốc, hoặc nhận được lợi ích thương mại, hoặc nhận được đầu tư chính phủ, hoặc nhận được uy tín nhất định.
Nhiều "diễn viên" đều đang lấy phương châm tổng thể "bảo vệ quyền lợi biển" của Tập Cận Bình làm cái cớ, thúc đẩy đến giới hạn cho phép. Họ nắm lấy tất cả cơ hội để du thuyết (kích động) chính phủ, xin phê chuẩn các dự án khai khẩn đất đai mới (bành trướng lãnh thổ), cơ sở nghề cá, trung tâm cứu giúp, cảnh quan du lịch, tàu tuần tra tiên tiến và lớn hơn, thăm dò tài nguyên cùng với các tài liệu pháp lý cho tuyên bố chủ trương.
Tập Cận Bình dựa vào những "diễn viên" này để "bảo vệ đoàn kết trong Đảng". Trong môi trường chính trị chủ nghĩa dân tộc hiện có, Tập Cận Bình không thể bác bỏ bất cứ hành động nào theo danh nghĩa "bảo vệ chủ quyền".
Bài viết của Jacobson đã phân tích sâu sắc mô hình vận hành của thể chế chính trị chỉnh thể Trung Quốc. Tính thống nhất của 9 cơ quan hàng hải thuộc Cục hải dương quốc gia (9 con rồng làm loạn trên biển) do không thể phối hợp với nhau nên gây phá hoại. Hiện nay, Cục hải dương quốc gia có 2 ban chỉ huy (một cái dân dụng, một cái quân dụng), điều này không thể gây ra hỗn loạn.
Jacobson từng chỉ ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa không phải là cơ quan quyết sách chính sách ngoại giao duy nhất, thậm chí cũng không phải là cơ quan có năng lực mạnh nhất. Việc thành lập (bất hợp pháp) cái gọi là "thành phố Tam Sa" một phần là do thúc đẩy bởi chính quyền địa phương, sự giật dây của lợi ích doanh nghiệp, đồng thời có thể là do quân đội thúc đẩy, bởi vì họ vui với trưng dụng đất đai để xây dựng sân bay.
Ba nhân tố đan xen với nhau - vấn đề tình cảm/tinh thần, vấn đề quyết tâm, vấn đề phối hợp, trong đó, "quyết tâm" chính là then chốt để tất cả các vấn đề khó có thể giải quyết. Trong vấn đề "lợi ích biển" này, Trung Quốc phải chăng "tình cảm" hơn trước đây, điều này đáng để bàn luận. Mặc dù sự phân tán quyền lực và hành vi hỗn loạn của "các diễn viên Trung Quốc" gây ngạc nhiên, nhưng chúng rất có thể đã được Bắc Kinh cổ vũ, cuối cùng Bắc Kinh sẽ dùng "từ chối nói không biết" để thanh minh cho mình.
Bài viết của Jacobson nói rõ, lập trường của Trung Quốc đang từ "kiềm chế hành vi" chuyển sang "hạ quyết tâm", trong khi đó, loại chuyển đổi này bắt nguồn từ Tập Cận Bình. Bà dẫn lời một quan chức cho rằng: "So với trước đây, &'ổn định' là quan trọng nhất, nhưng nếu tàu thực thi pháp luật của chúng tôi rút khỏi cuộc đối đầu ở vùng biển tranh chấp, thì ý nghĩa &'bảo vệ chủ quyền' sẽ cao hơn &'ổn định'. Đây chính là nguyên nhân hành động kiên quyết của tàu Trung Quốc".
Loại hiện tượng này gây lo ngại. Mỹ đang diễn ra một cuộc tranh luận, đó là, sau khi trải qua 10 năm mạo hiểm quá mức, Mỹ phải chăng cần thiết áp dụng chính sách ngoại giao tương đối ôn hòa. "Kiềm chế hành vi" là có độ khó, khó ở cần kỷ luật, nhẫn nại và trí tuệ để đạt được mục tiêu lâu dài.
Trung Quốc đang bành trướng ở đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong vài chục năm gần đây, Trung Quốc luôn là kẻ bành trướng ngang ngược/hống hách. Độc giả của Jacobson đặt câu hỏi, hiện nay, Trung Quốc phải chăng đã đi chệch quỹ đạo "ngấm ngầm chịu đựng"?
Chính sách cổ vũ hiện nay rõ ràng là không đối xứng, điều này làm cho "các diễn viên Trung Quốc" đẩy tình hình mở rộng để có "danh dự quốc gia". Họ không những sẽ không chịu trừng phạt, trái lại sẽ nhận được sự "sùng bái của mọi người".
Bài viết cuối cùng cho rằng, Trung Quốc rất có thể sẽ dùng vũ lực để thực hiện các lời nói và hành động của họ, thông qua điều động quy mô lớn "tàu trắng" (tàu chấp pháp Trung Quốc) để làm cho "tàu xám (tàu thực thi pháp luật của nước tranh chấp) biến mất khỏi chân trời".
Nhưng, Bắc Kinh phải tính toán tốt hậu quả tiếp theo của cái gọi là "quyết tâm bảo vệ chủ quyền", bởi vì mặc dù Mỹ giữ "kiềm chế", họ cũng sẽ tăng cường căn cứ ở các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương và triển khai hệ thống vũ khí "chống can thiệp/ngăn chặn khu vực" (mà Trung Quốc ra sức chế tạo) ở biển gần, chẳng hạn tên lửa chống hạm cơ động.
Chiều sâu chiến lược của quần đảo Palawan Philippines sẽ lớn hơn nhiều so với đá Chữ Thập, tàu ngầm của Mỹ đã triển khai khắp khu vực Palawan. Hy vọng, cuộc chiến mà Jacobson nói đến chỉ giới hạn ở trong phương thức "cuộc chiến tuyên truyền". Phạm vi mà bài viết của Jacobson là nói đến giới hạn ở Biển Đông và nội bộ chính thể Trung Quốc, đây là điều có thể lý giải.
Nếu những nước đòi hỏi khác, bao gồm Nhật Bản ở biển Hoa Đông, cũng trải qua những thay đổi của vấn đề dân tộc, vấn đề quyết tâm và vấn đề phối hợp ở trong nước, thì hậu quả sẽ không thể tưởng tượng. Nếu bão táp sắp xảy ra, như vậy Jacobson giúp chúng ta nhận rõ sự đóng góp của sự thực là vô giá.
Trung Quốc đang lấn biển, xây đảo phi pháp ở đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc sắp hết cơ hội biện hộ "đường lưỡi bò" phi pháp ở Biển Đông Thời hạn mà Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc giao cho Trung Quốc để tham gia vụ kiện "đường lưỡi bò" do Philippines khởi xướng sẽ hết vào 15/12. Thời hạn cuối cùng để Trung Quốc chấp nhận tham gia vụ kiện và giải thích về "đường lưỡi bò" phi lý, phi pháp mà họ đơn phương vạch ra trên...