Mỹ: Dòng người xếp hàng chờ ngân hàng thực phẩm phát đồ ăn giữa dịch COVID-19
Các ngân hàng thực phẩm trên cả nước Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về nhu cầu thực phẩm kể từ khi xảy ra đại dịch.
Đại dịch có nhiều tác động khủng khiếp, trong đó có việc làm cho tình trạng mất an ninh lương thực ở Mỹ tồi tệ hơn nhiều, theo Vox.
Trong tháng vừa qua, các ngân hàng thực phẩm của Mỹ đã bị choáng ngợp bởi nhu cầu ngày càng gia tăng. Tại các thành phố như Pittsburgh, San Antonio và Phoenix, cư dân xếp hàng nhiều giờ để nhận thực phẩm. Một số tổ chức đã buộc phải từ chối người tới xin trợ giúp trong khi những tổ chức khác đang vật lộn để duy trì nguồn cung cấp cần thiết.
Xếp hàng chờ lấy thức ăn bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo Brooklyn ở thành phố New York vào ngày 1 tháng 5. (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)
Hình ảnh những hàng người và xe tại các điểm nhận thực phẩm nhấn mạnh mức độ tàn phá kinh tế đại dịch đã gây ra. Những bức ảnh có thể cho thấy một vấn đề lâu dài: Tại một trong những quốc gia giàu nhất trên trái đất, hàng triệu người vẫn phải chịu đói mỗi ngày.
Theo báo cáo của Washington Post năm 2014, khoảng 46 triệu người Mỹ phụ thuộc vào các ngân hàng thực phẩm và các chương trình trợ cấp bữa ăn hàng năm trước khi xảy ra đại dịch. Vào năm 2019, khoảng 38 triệu người sử dụng Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung của Bộ Nông nghiệp Mỹ (SNAP).
Hơn 30 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong những tuần gần đây. Khi các gia đình phải vật lộn để trả tiền thuê nhà, thanh toán các khoản thế chấp và chi phí chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh mất việc làm, tiền họ cần dùng cho nhu yếu phẩm, bao gồm cả thực phẩm, đã cạn kiệt.
Và trong khi SNAP giúp cung cấp viện trợ lương thực, số tiền tài trợ họ dành cho các gia đình thường không đủ – ngay cả khi nền kinh tế đang trong tình trạng tốt.
Ngân hàng thực phẩm khu vực Los Angeles phân phối thực phẩm ở Carson, California, vào ngày 18 tháng 4. (Ảnh: Getty)
Ô tô xếp hàng để lấy thức ăn trong bãi đậu xe của Trung tâm Maverik ở West Valley City, Utah, vào ngày 24 tháng 4. (Ảnh: Rick Bowmer/AP)
Dòng người xếp hàng cho bữa ăn trưa tại Sharing & Caring Hands ở Minneapolis, Minnesota, vào ngày 24 tháng 3. (Ảnh: David Joles/Star Tribune/Getty Images)
Một chiếc xe bán tải chờ thực phẩm tại một điểm phân phối ở Orem, Utah, vào ngày 20 tháng 4. (Ảnh: Rick Bowmer/AP)
Mọi người xếp hàng để lấy thức ăn, quần áo và nước tại Phái đoàn Cứu hộ Hy vọng ở Reading, Pennsylvania, vào ngày 25 tháng 4. (Ảnh: Ben Hasty/Reading Eagle/Getty Images)
Ô tô chờ đợi hỗ trợ thực phẩm tại Orlando, Florida, vào ngày 7 tháng 5. (Ảnh: Barcroft Media/Getty Images)
Video: Hàng trăm xe chờ cung cấp thực phẩm trong dịch COVID-19 tại Mỹ (Nguồn: Twitter/Andrew Rush)
California lo 60.000 người vô gia cư có thể mắc COVID-19
Thống đốc bang California, Mỹ ngày 18-3 cho biết mô hình của các chuyên gia dự báo khoảng 60.000 trong số 108.000 người vô gia cư trong tiểu bang này có thể mắc bệnh COVID-19 trong vòng 8 tuần sắp tới.
Người đàn ông trong ảnh là Eric, ông cho biết mình là một cựu binh sống không nhà 20 năm qua ở Mỹ đang di chuyển đến Los Angeles. Ảnh chụp tại California ngày 2-3/REUTERS
Theo số liệu của trường Đại học Johns Hopkins, hiện Mỹ có 7.698 ca dương tính với virus corona chủng mới. Con số thực tế có thể lớn hơn.
Thống kê năm 2019 cho thấy, số người vô gia cư tại Mỹ tiếp tục tăng so với năm 2018. California nằm trong số các bang có nhiều người vô gia cư nhất nước Mỹ.
Tổng số người vô gia cư của nước Mỹ năm 2019 là hơn 568.000 người, cao hơn con số 553.000 của năm 2018.
New York, Hawaii, California, Oregon và Washington là các bang có tỉ lệ người vô gia cư cao.
Số người vô gia cư tại California tăng 16,4% trong năm 2019 dù quyền bang đã có nhiều nỗ lực để giải quyết tình trạng này.
Theo Bộ Nhà ở và phát triển đô thị Mỹ (HUD), tình trạng vô gia cư tại California đã tới ngưỡng trở thành một cuộc khủng hoảng đòi hỏi chính quyền địa phương và liên bang phải phối hợp khẩn cấp để giải quyết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông qua gói hỗ trợ trị giá 104 tỉ USD nhằm hỗ trợ người dân đối phó với những tác động của dịch COVID-19.
Theo đó, gói hỗ trợ sẽ chi bảo hiểm thất nghiệp, cho người lao động được nghỉ phép hưởng lương trong tình huống khẩn cấp và được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 miễn phí. Ngoài ra, người lao động vẫn được chi trả tối đa 10 ngày nghỉ ốm.
Đây là gói hỗ trợ thứ hai được Quốc hội Mỹ thông qua trong trong bối cảnh những lo ngại về sự bùng phát dịch COVID-19 tại Mỹ ngày càng lớn, nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái.
HỒNG VÂN (tuoitre.vn)
Giải mã bí ẩn Covid-19 tồn tại ở Mỹ sớm hơn suy nghĩ ban đầu Khi Patricia Dowd, một kiểm toán viên 57 tuổi tại một nhà sản xuất chip ở Thung lũng Silicon, qua đời vào ngày 6/2, cái chết của bà vẫn là một bí ẩn. Kết quả khám nghiệm tử thi gần đây đã làm sáng tỏ nguyên nhân cái chết của bà. Mỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới. Theo SCMP,...