Mỹ đối mặt với thách thức ngày càng lớn từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương
Hôm 4-4, tạp chí The National Interest đã công bố một bản báo cáo cho thấy với sự hậu thuẫn bằng sức mạnh kinh tế, sự tiến bộ của lực lượng vũ trang Trung Quốc đã sẵn sàng nâng vị thế của quân đội Giải phóng nhân dân PLA trở thành đối thủ “đáng gờm” đối với lực lượng Mỹ ở chiến trường Tây Thái Bình Dương.
Các loại vũ khí này bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa và tàu ngầm mà Lầu Năm Góc gọi đó là vũ khí “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” (A2/AD). Các loại vũ khí này được “thiết kế” để “dằn mặt” sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương, một khu vực mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn nhận là vùng đất đai riêng của mình.
Bản báo cáo của tạp chí National Interest cũng nêu rõ “siêu phẩm công nghệ quốc phòng” Chengdu J-20 là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc có thể gây trở ngại cho lực lượng không quân của Mỹ ở chiến trường Thái Bình Dương.
Nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc (Nguồn: WantChina Times)
Mặc dù nhiều thông tin chi tiết liên quan đến chiến đấu cơ tàng hình này vẫn còn chưa minh bạch, nhưng Chengdu J-20 là một loại máy bay phản lực hai động cơ cỡ lớn được cho là có khả năng tàng hình và mang đầu đạn lớn hơn. Nó sở hữu một hệ thống quét mạng pha chủ động và hệ thống nhận dạng mục tiêu quang điện tử EOTS, có thể cung cấp khả năng chiến đấu tương tự như chiến đấu cơ tàng hình F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ.
Video đang HOT
Bản báo cáo cũng “liệt” siêu tên lửa hành trình chống hạm siêu âm YJ-12 vào danh sách là “mối diệt vong” cho Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. Với tầm bắn 320km, tên lửa YJ-12 có thể được phóng từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm của PLA bằng loạt đạn cỡ lớn vào các nhóm tiêm kích của Mỹ từ bên ngoài phạm vi của hệ thống phỏng thủ tên lửa đạn đạo Aegis hiện hành và tên lửa đánh chặn SM-2. Máy bay Mỹ cũng đang đối mặt với nhiều mối đe dọa tiềm ẩn từ hệ thống tên lửa đất-đối-không HQ-9 của Trung Quốc. Với tầm bắn 190km và tốc độ lên tới 1429,218 m/s, HQ-9 có thể bắn trúng các mục tiêu ở độ cao 27.400m.
Theo_PLO
Trung Quốc lần đầu tập trận không quân trên tây Thái Bình Dương
Không quân Trung Quốc hôm qua 30/3 tiến hành cuộc tập trận đầu tiên trên không phận tây Thái Bình Dương. Theo giới phân tích, động thái này nhằm phản ứng trước lời đề nghị hỗ trợ ASEAN tuần tra chung ở biển Đông do Mỹ đưa ra hồi giữa tháng này.
Bức ảnh phi đội may bay nem bom tâm xa thê hê mơi, đăng trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm qua 30/3 đăng tải thông tin về cuộc tập trận trên cùng một vài bức ảnh phi đội may bay nem bom tâm xa thê hê mơi, dan hang trên đương băng cung các phi công.
SCMP dẫn lời phát ngôn viên không quân Trung Quốc, Đại tá Shen Jinke cho biết các máy bay của không quân đã bay trên kênh đào Bashi, giữa Đài Loan và Philippines, rồi quay trở lại căn cứ trong cùng ngày. Tuy nhiên, ông Shen không nói rõ số lượng máy bay hay đia điêm căn cứ.
Đại tá Shen tuyên bô cuôc tâp trân lân nay nhăm "nâng cao năng lưc tac chiên cua không quân", la việc cac nươc lơn thương xuyên thưc hiên. Ông cho hay hoạt động lần này năm trong kê hoach tâp trân thương niên cua quân đôi Trung Quốc, "tuân theo các quy định của luật pháp quốc tế và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào".
Tuy nhiên, ông Ni Lexiong, một chuyên gia quân sự tại Thượng Hải, nhận định: "Rõ ràng đây là một động thái được tính toán trước nhằm phản ứng với các hành động từ phía Mỹ".
Hôm 17/3, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ ở Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc Robert Thomas phát biểu tại Malaysia rằng hải quân ASEAN nên tổ chức lực lượng tuần tra chung ở biển Đông, và Hạm đội 7 Mỹ sẵn sàng hỗ trợ.
Theo ông Ni, cuộc tập trận không quân ngày 30/3 sẽ khiến căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, và Bắc Kinh muốn "cả thế giới hiểu rằng ai là người gây chuyện trước". Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng ra sức ủng hộ đường lối của Bắc Kinh khi nói Mỹ hãy ngừng "dính mũi vào chuyện của người khác".
Ngoài ra cuộc tập trận ngày 30/3 cũng nhằm gửi một thông điệp rõ ràng đến cho Philipines, đó là "đừng thân Mỹ quá mức", ông Ni cho hay.
Hiện Trung Quốc đang ngang nhiên tiến hành các động thái cải tạo các bãi đá trên biển Đông tại các vùng biển tranh chấp, làm gia tăng căng thẳng.
Ngoai trương Philippines hôm 26/3 cao buộc Trung Quôc đang tim cach kiêm soat Biên Đông băng môt kê hoach banh trương thông qua cai tao đảo quy mô lơn, bât châp sư phan đôi cua cac nươc liên quan.
Trước đó, các nghị sĩ hàng đầu của Mỹ hôm 19/3 đã bày tỏ lo ngại về quy mô và tốc độ của các hoạt động cải tạo của Bắc Kinh.
Trong một bức thư gửi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, các nghị sỹ đến từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nhấn mạnh: "Nếu không có một chiến lược toàn diện để ngăn chặn hành động này của Trung Quốc thì những lợi ích lâu dài của Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng".
Bức thư cũng cảnh báo: "Bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc trong việc cải tạo các bãi đá nói trên để phục vụ mục đích quân sự của nước này sẽ gây ra "hệ lụy nghiêm trọng".
Các nghị sỹ viết: "Việc cải tạo này càng cho thấy dã tâm thiết lập một khu vực nhận diện phòng không mới trên Biển Đông giống như điều mà Trung Quốc từng làm trên biển Hoa Đông trong vùng tranh chấp với Nhật Bản năm 2013".
Thoa Phạm
Theo SCMP
Trung Quốc điều máy bay ném bom tầm xa tập trận ở Tây Thái Bình Dương Quân đội Trung Quốc lần đầu tiến hành tập trận không quân tại Tây Thái Bình Dương vào ngày 30.3, với sự tham gia của các máy bay ném bom tầm xa, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết. Chiến đấu cơ Trung Quốc tập trận ở thành phố Thanh Đảo - Ảnh: Reuters Các máy bay của quân đội Trung Quốc tiến...