Mỹ đòi đưa vấn đề Biển Đông ra hội nghị ngoại trưởng ASEAN
Trung Quốc không muốn vấn đề Biển Đông được đem ra bàn thảo tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN; trong khi đó Mỹ cho rằng đây là vấn đề an ninh khu vực nên cần được thảo luận tại cuộc họp này, theo Reuters ngày 4.8.
Tàu vận tải đổ bộ 996 của Trung Quốc bảo vệ công trình xây phi pháp ở Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: Mai Thanh Hải
Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 48 chính thức khai mạc ngày 4.8 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngày 3.8 cho rằng cuộc họp nên tránh bàn tới vấn đề Biển Đông và các nước ngoài khu vực ASEAN không nên can thiệp, theo Reuters ngày 4.8.
Ông Lưu Chấn Dân nói: “Vấn đề Biển Đông không nên bàn tới, đây không phải diễn đàn phù hợp. Diễn đàn này là để thúc đẩy hợp tác. Nếu Mỹ đưa vấn đề này lên, chúng tôi chắc chắn sẽ phản đối”.
Video đang HOT
Trong khi đó, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner khẳng định vấn đề căng thẳng trên Biển Đông cần được bàn tới như một trong các mối quan ngại về an ninh khu vực. Theo ông Toner: “Các vấn đề an ninh quan trọng cần phải được đưa ra thảo luận thẳng thắn trong diễn đàn này, và chúng tôi cho rằng vấn đề Biển Đông đáp ứng tiêu chí đó”.
Theo Reuters, vấn đề Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức của hội nghị lần này, nhưng nhiều khả năng sẽ được đưa ra thảo luận. Reuters cũng nhận định Mỹ sẽ tiếp tục hối thúc Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
Reuters cũng tiết lộ, theo một bản dự thảo tuyên bố chung của hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 mà hãng tin này có được, các quan chức ASEAN cũng bày tỏ quan ngại đối với những diễn biến gần đây, có thể gây hại cho hòa bình, an ninh và sự ổn định ở Biển Đông.
Mặc dù không phải thành viên của ASEAN, nhưng cả Mỹ và Trung Quốc đều được mời dự hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng như diễn đàn an ninh khu vực ( ARF) diễn ra trong tuần này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Hệ lụy nguy hiểm và tai hại
Với việc lên tiếng chính thức phê phán Trung Quốc triển khai pháo trên đảo nhân tạo mới xây dựng phi pháp ở Biển Đông, rõ ràng giới chức Mỹ đã phải có thông tin và bằng chứng xác thực về hành động này. Nếu đúng như vậy thì diễn biến mới sẽ gây hệ lụy rất nguy hiểm và tai hại đối với an ninh, ổn định ở Biển Đông, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cả quan hệ của các nước liên quan với Trung Quốc.
Ảnh chụp từ máy bay P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ cho thấy tàu nạo vét Trung Quốc tấp nập bồi đắp trái phép tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Reuters
Chỉ riêng với việc mở rộng, xây đắp phi pháp ở khu vực đang chiếm đóng, Trung Quốc đã làm thay đổi cơ bản thực trạng Biển Đông. Bây giờ, đưa thêm vũ khí đến, thậm chí còn là pháo, thì ý đồ chỉ có thể là từng bước quân sự hóa những khu vực chiếm đóng phi pháp, biến các đá, đảo thành mắt xích của chuỗi căn cứ quân sự.
Những hành động này trái ngược hoàn toàn với rất nhiều nỗ lực từ các quốc gia trong cũng như ngoài khu vực sử dụng mọi diễn đàn chính trị và phương cách ngoại giao nhằm giảm căng thẳng, loại trừ nguy cơ xung đột và vươn đến giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông.
Bởi thế, việc quan trọng nhất và cấp thiết nhất hiện tại là xác minh, kiểm chứng thông tin Trung Quốc triển khai thêm vũ khí, đặc biệt là pháo, ở các đảo nhân tạo phi pháp. Nếu đã làm việc này thì Trung Quốc không những phải chấm dứt ngay mà còn phải triệt thoái vũ khí đã triển khai. Không chỉ các nước bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền mà cả các đối tác khác cũng phải lên tiếng và hành động để loại trừ hệ lụy nguy hiểm và tai hại của việc này.
La Phù
Theo Thanhnien
Trung Quốc đối mặt với sức ép tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN Trung Quốc sẽ đối diện với sức ép từ các quốc gia trong khu vực khi đại diện của nước này tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia trong tuần này. Trung Quốc đang tăng cường xây đảo nhân tạo ở Biển Đông (Ảnh: AP) Thời gian qua, hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc tại Biển Đông cùng với...