Mỹ dọa Ấn mua vũ khí Nga kiểu ‘kiểu xã hội đen’
Chuyên gia gọi hành động đe dọa mua vũ khí Nga của Ấn Độ là kiểu xã hội đen.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề ứng dụng xã hội về an ninh quốc gia, đại tá về hưu Alexandr Zhilin đã gọi việc Mỹ đe dọa Ấn Độ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt nếu nước này mua vũ khí Nga là cách tiếp cận theo kiểu xã hội đen.
Theo đó, ông Alexandr Zhilin cho rằng, hành động của Mỹ đang “đi quá các giới hạn”.
Cấm mua vũ khí Nga, Mỹ hành xử côn đồ.
Trong khi không cạnh tranh được các vũ khí của Nga để chào mua các nước khác thì Mỹ lại quay sang đe dọa trừng phạt.
“Hiện tại, vũ khí của Mỹ, chủ yếu là hệ thống phòng thủ tên lửa, mất khả năng cạnh tranh so với vũ khí của Nga. Do đó người Mỹ đang hành động một cách cứng rắn – lập tức đe dọa Ấn Độ bằng biện pháp trừng phạt. Nhưng phương pháp này là theo kiểu xã hội đen” – vị chuyên gia bình luận.
Ngoài Ấn Độ, Mỹ cũng đe dọa tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ, và các nước khác nếu muốn mua vũ khí phòng thủ của Nga.
Vị chuyên gia cho rằng, Lầu Năm Góc cũng nhận thức rõ rằng nếu các nước có S-400, Mỹ sẽ rất khó khăn khi gây áp lực quân sự đối với họ. Do đó, từ đây Mỹ liên tục đe dọa những quốc gia đang muốn mua các sản phẩm từ đối thủ cạnh tranh của Mỹ.
Trong khi việc chọn mua vũ khí quân sự của một quốc gia nào là phụ thuộc vào nhu cầu của người mua và chất lượng của sản phẩm thì hành động của Mỹ đúng là cách hành xử rất “côn đồ”.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ rằng những quốc gia quan tâm đến an ninh quốc gia của họ, nên chỉ tập trung vào chất lượng của các sản phẩm quốc phòng, chứ không phải chú trọng vào những đe dọa của nước này hay nước khác” – ông Alexandr Zhilin nói.
Mỹ phá vỡ chính sách mua hàng rẻ và chất lượng của Ấn?
Trong khi đó, Rakesh Krishnan Simha – nhà báo tại New Zealand, đồng thời là chuyên gia quan sát quân sự và phân tích các vấn đề đối ngoại – thì cho rằng, lợi thế cạnh tranh chính của Nga là chất lượng vũ khí cao với giá cả phù hợp.
Ông Simha cho biết, chiếc Sukhoi Su-30, máy bay tiêm kích ném bom thế hệ thứ 4 có sức mạnh thứ 2 thế giới sau máy bay Su-35, chỉ có giá 65 triệu USD trong khi máy bay chiến đấu đa năng Dassault Rafale của Pháp có giá xấp xỉ 244 triệu USD.
Song ông Krishnan Simha cũng thừa nhận rằng, chỉ so sánh đơn thuần về giá cả thì cũng chưa nói lên điều gì bởi hai chiếc máy bay này được chế tạo để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và thuộc các thế hệ khác nhau.
“Máy bay Rafale được phát triển dựa trên công nghệ mới và mang theo tên lửa hiện đại. Công nghệ này sẽ được tích hợp vào những loại máy bay chiến đấu do Ấn Độ sản xuất. Tuy nhiên, trong cuộc chiến “một đối một” trên không trung, thì chắc chắc chiếc Sukhoi sẽ đánh bại chiếc Rafale của Pháp trong vòng vài giây. Hầu hết các quốc gia sẽ ưa thích một chiếc Sukhoi giá rẻ hơn là một chiếc Rafale đắt tiền” – ông nói.
Thêm vào đó, dòng máy bay Sukhoi và MiG mới nhất của Nga có thể cất cánh hoặc hạ cánh trên các đường băng gồ ghề, trái lại, Mỹ phải xây dựng các đường băng một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng bởi ngay cả một mảnh đá nhỏ cũng có thể khiến máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của nước này gặp sự cố.
Không chỉ có lợi thế cạnh tranh về giá, trong lịch sử, Nga từng là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh, vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ phụ thuộc 100% vào Liên Xô về hệ thống phòng không đặt trên mặt đất, hệ thống tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, phụ thuộc 75% đối với máy bay chiến đấu, 60% đối với máy bay cường kích, 95% đối với tàu ngầm… Sau khi Liên Xô tan rã, Ấn Độ cũng đã tìm đến nhiều nhà cung cấp vũ khí khác..
Cũng theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh, Châu Á chiếm 70% lượng vũ khí xuất khẩu của Nga kể từ năm 2000, trong đó, Ấn Độ, Trung Quốc là các thị trường có nhu cầu cao đối với vũ khí của Nga.
Riêng giai đoạn từ năm 2000-2016, lượng xuất khẩu vũ khí của Nga sang khu vực Châu Á chiếm 43,1% , trong khi lượng xuất khẩu vũ khí của Mỹ ở đây chiếm 24,6%.
Rõ ràng, Moscow đang có những thuận lợi nhất định ở Ấn Độ và điều này không khiến Mỹ hài lòng.
Bên cạnh việc nhìn đối thủ cạnh tranh bán được nhiều đơn hàng vũ khí, Washington đặc biệt chú trọng tới quan hệ với Ấn Độ.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ thực hiện các nỗ lực nhằm xoa dịu bất đồng với Ấn Độ bất chấp việc New Delhi không chấp nhận từ bỏ các đồng minh lâu đời của nước này là Nga và Iran.
Ấn Độ không chỉ là thị trường vũ khí lớn mà còn là một cường quốc về quân sự, vì thế Tổng thống Donald Trump sẽ không dễ dàng để mất đối tác như vậy.
“Tổng thống Donald Trump đã gây mất lòng nhiều đồng minh, chẳng hạn như Đức bằng những lời lẽ cứng rắn, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Đức sẽ rời bỏ NATO.
Tương tự, nếu ông Trump dùng những lời lẽ gay gắt với Ấn Độ, ông có thể bị các nhà chính trị hoặc truyền thông Ấn Độ chỉ trích, tuy nhiên, sự leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ-Ấn là rất khó xảy ra” – ông Krishnan Simha nói.
Trước đó, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về khu vực châu Á và Thái Bình Dương Randall Shriver tuyên bố, Mỹ lo ngại trước kế hoạch của Ấn Độ mua vũ khí của Nga, trong đó có hệ thống tên lửa chống máy bay S-400, và cho phép áp dụng các biện pháp hạn chế liên quan đến kế hoạch này.
Theo lệnh trừng phạt mới của Mỹ, các nước thứ ba có thể đối mặt với nguy cơ bị cấm mua vũ khí của Mỹ nếu họ giao dịch với các nhà thầu quân sự hoặc tình báo Nga.
Đông Phong
Theo baodatviet
Qatar chi bộn tiền sắm vũ khí Nga, Ả rập Saudi nổi cơn thịnh nộ
Đại sứ Nga tại Doha, Nurmakhmad Kholov cho biết, Qatar đã đàm phán mua súng trường AK, súng phóng lựu và tên lửa chống tăng từ Nga đồng thời đang nhiệt tình theo đuổi hệ thống phòng không S-400 tối tân.
Hệ thống S-400 của Nga.
Phát biểu với hãng tin TASS, Đại sứ Nga nhấn mạnh, Qatar, vốn đang căng thẳng với các nước láng giềng vùng Vịnh đang rất nóng lòng nhận được khối lượng lớn vũ khí thông thường mua từ Nga, bao gồm súng AK, súng phóng lựu, súng máy và tên lửa chống tăng Kornet.
Không tiết lộ thêm chi tiết, ông Nurmakhmad Kholov chỉ khẳng định thêm rằng, phía Qatar cũng đang nhiệt tình theo đuổi hệ thống phòng không S-400 hiện đại của Nga.
Trước đó, đầu năm nay, Đại sứ Qatar tại Nga, Fahad bin Mohammed Al-Attiyah cũng đã xác nhận rằng, các cuộc đàm phán giữa Doha và Moscow về việc mua S-400 đang "trong giai đoạn tích cực".
Theo Fars, ngay khi những thông tin về các cuộc đàm phán liên quan đến việc mua S-400 của Qatar được công bố, đối thủ Ả Rập Saudi đã "nổi đóa", lập tức gửi đe dọa nước láng giềng.
Theo đó, Ả Rập Saudi tuyên bố, nếu thương vụ này tiếp tục diễn ra, "Ả Rập Saudi sẽ sẵn sàng thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để loại bỏ hệ thông phòng thủ này (S-400), bao gồm cả hành động quân sự", Quốc vương Ả Rập Saudi Salman viết trong một bức thư gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, theo báo Le Monde.
Đáp trả, Qatar tuyên bố, Riyadh không có quyền ra lệnh bất cứ điều gì cho Doha. "Việc mua bất kỳ thiết bị quân sự nào là quyết định tối thượng của (Qatar) mà không quốc gia nào có thể can thiệp, chi phối", Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani nhấn mạnh.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Với khả năng cơ động cùng dàn tên lửa độ chính xác cao, có tầm bắn tới 400 km, giới chuyên gia đánh giá S-400 là một trong những hệ thống phòng không mạnh mẽ nhất thế giới. Cấu hình của hệ thống gồm: Radar trinh sát 91N6E với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 600 km. Radar điều khiển hỏa lực 92N6E có khả năng dẫn bắn cho tên lửa ở cự ly 400 km, radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E. Xe chỉ huy trung tâm 55K6E, xe tiếp đạn, xe mang phóng. Mỗi tiểu đoàn S-400 có thể tấn công đồng thời 36 mục tiêu. Hệ thống có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ. S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển. Nó có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.Nga hiện thiết lập 4 trung đoàn S-400 thực hiện nhiệm vụ bảo vệ không phận quốc gia tại Moscow, vùng Kaliningrad, và Quận Quân sự phía Đông.
Theo Danviet
Nga đạt mục đích ở Syria: Thử nghiệm 200 mẫu vũ khí Những nhà thiết kế các hệ thống vũ khí Nga đã được đưa đến Syria để giám sát sản phẩm của họ hoạt động ra sao Tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga gần đây, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố nhiều mẫu vũ khí Nga đã được kiểm tra tính hiệu...