Mỹ dỡ bỏ “rào cản” đón đường bay thẳng từ Việt Nam
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink hôm nay đã trao Chứng chỉ công nhận năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT1) của Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) cho Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, chính thức “duyệt” điều kiện bay thẳng tới Mỹ.
Tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT), ông Daniel J. Kritenbrink – cho biết: Hôm nay là một ngày tuyệt vời cho Hoa Kỳ, cho Việt Nam và cho quan hệ đối tác Việt Nam – Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa hai nước hiện nay đang ngày càng trở nên tốt đẹp hơn và chúng ta đang cùng làm việc, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, có nhiều kết quả tốt đẹp.
“Sự hợp tác tốt đẹp của hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong – un tại Hà Nội.” – Đại sứ Daniel J. Kritenbrink nhấn mạnh.
Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J. Kritenbrink trao chứng chỉ CAT1 cho ông Đinh Việt Thắng – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, chiều 15/2
Đại sứ Daniel J. Kritenbrink thông báo Việt Nam đã đạt được CAT1 về an toàn hàng không, điều này có nghĩa rằng Cơ quan hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) đã đánh giá Cục Hàng không Việt Nam tuân thủ các quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) về các tiêu chuẩn an toàn. Đây là một thành tựu quan trọng và là kết quả nhiều năm làm việc tích cực của Cục Hàng không Việt Nam và Bộ GTVT.
CAT1 là điều kiện bắt buộc để các hãng hàng không của Việt Nam được phép mở đường bay thẳng đến Hoa Kỳ. Quan trọng hơn, CAT1 là sự công nhận của quốc tế về an toàn hàng không, khẳng định Việt Nam đã hội nhập thành công, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế, khẳng định vị thế, uy tín không chỉ của ngành hàng không Việt Nam, của Bộ GTVT mà của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.
“CAT1 là bước tiến quan trọng, tiến tới thiết lập đường bay thẳng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là kết quả của nhiều năm nỗ lực làm việc của Cục Hàng không Việt Nam và Bộ GTVT.” – Đại sứ Daniel J. Kritenbrink nói.
Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu đặt mục tiêu được phê chuẩn CAT 1, tuy nhiên đây là một vấn đề rất khó khăn, trong khi đó nếu FAA đánh giá không đạt yêu cầu, uy tín của ngành hàng không, hình ảnh của Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn.
Đầu năm 2015, Nhà chế tạo máy bay Boeing của Hoa Kỳ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Cục Hàng không Việt Nam, bắt đầu quá trình đạt được CAT1. Năm 2015, Việt Nam – Hoa Kỳ kỷ niệm 20 năm Ngày bình thường hóa quan hệ giữa hai nước; sau đó, Boeing đã chuyển giao máy bay Boeing 787-9 đầu tiên cho Hãng hàng không Quốc gia của Việt Nam (Vietnam Airlines).
Video đang HOT
CAT1 tạo điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập đường bay thẳng từ Việt Nam tới Hoa Kỳ
Như vậy, sau nhiều năm, Việt Nam đã chính thức được FAA phê chuẩn CAT1. Đạt được CAT1, Cục Hàng không Việt Nam sẽ được phép giám sát các hãng hàng không có trụ sở tại Việt Nam nhằm bảo đảm sự tuân thủ các quy chế và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để có thể bay thẳng đến Mỹ, không phải transit (quá cảnh) ở nước thứ ba.
Trên thực tế, Hiệp định hàng không Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết năm 2003, Hiệp định này cho phép các hãng hàng không mở đường bay thẳng giữa 2 nước. Về phía Mỹ, United Airlines đã mở đường bay từ San Fransisco tới TPHCM của Việt Nam nhưng transit ở Hongkong. Năm 2016, đường bay San Fransisco tới TPHCM đã tạm dừng khai thác do thị trường chưa tốt.
Phía Việt Nam, từ năm 2004 Vietnam Airlines đã có kế hoạch thiết lập đường bay thẳng tới bờ Tây nước Mỹ – một thị trường lớn và rất đông Việt kiều, nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện thực hoá. Sở dĩ Việt Nam chưa thể thiết lập đường bay thẳng đi Mỹ là do “vướng” những rào cản ngặt nghèo về tiêu chuẩn an toàn và năng lực giám sát của hàng không Liên bang, mà điều kiện tiên quyết là phải đạt được tiêu chuẩn CAT1 của FAA.
Châu Như Quỳnh
Theo Danviet
Đại sứ Mỹ nói về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Tổng thống Trump
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cho rằng Mỹ và Việt Nam chia sẻ lập trường chung về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Donald Trump và hợp tác với nhau để thúc đẩy lợi ích chung.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink phát biểu tại Đại học Hà Nội ngày 22/11 (Ảnh: Thành Đạt)
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink ngày 21/11 đã có bài phát biểu tại Đại học Hà Nội về một loạt vấn đề quan trọng liên quan tới quan hệ Mỹ - Việt và chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ.
Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Theo Đại sứ Kritenbrink, khi Tổng thống Donald Trump tới Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái, ông đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "tự do và cởi mở".
"Sở dĩ chúng tôi gọi như vậy vì chúng tôi tin vào khu vực nơi có những quốc gia vững mạnh và độc lập như Việt Nam, những quốc gia có thể tự đưa ra quyết định của mình. Chúng tôi tin vào khu vực nơi các quốc gia có thể tự do đưa ra lựa chọn của mình, nơi mở cửa cho dòng người và hàng hóa, nơi mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều tuân thủ trật tự dựa trên luật lệ. Đây cũng là tầm nhìn mà chúng tôi chia sẻ với Việt Nam", ông Kritenbrink nói.
Đại sứ Kritenbrink khẳng định Mỹ vẫn duy trì cam kết hợp tác kinh tế với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với mức độ cam kết chưa bao giờ mạnh mẽ đến vậy. Nhà ngoại giao Mỹ cho biết trong vòng hơn 10 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã tăng gấp đôi, lên 940 tỷ USD.
Quan hệ Mỹ - Trung
Liên quan tới chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại sứ Kritenbrink cũng đề cập tới mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc với tư cách là hai nước lớn trong khu vực. Ông Kritenbrink khẳng định "Mỹ muốn thúc đẩy lợi ích an ninh, thịnh vượng với Trung Quốc và hai nước sẽ cùng nhau phát triển, chứ không phải tách rời".
"Khi Tổng thống Donald Trump công bố chiến lược an ninh quốc gia vào tháng 12 năm ngoái, ông đã đề cập tới kỷ nguyên mới của cạnh tranh giữa các cường quốc, đặc biệt là cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý rằng sự cạnh tranh ở đây không có nghĩa là thù địch. Tổng thống Trump từng nói ông muốn xây dựng một mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc", ông Kritenbrink nhấn mạnh.
Tuy vậy, nhà ngoại giao Mỹ khẳng định Washington "sẽ đáp trả những hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc".
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đòi hỏi một mối quan hệ công bằng, cởi mở và có đi có lại với Trung Quốc. Chúng tôi cũng mong muốn Trung Quốc sẽ phá bỏ hàng rào thuế quan và mở cửa nền kinh tế như cách chúng tôi đã làm với Trung Quốc", ông Kritenbrink nói.
Theo Đại sứ Kritenbrink, dù quan hệ Mỹ - Trung diễn biến như thế nào, Việt Nam vẫn là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ và mối quan hệ giữa hai nước hướng đến lợi ích chung, không chống lại nước nào mà vì lợi ích chung.
Phát triển cơ sở hạ tầng
Đại sứ Kritenbrink dẫn thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Á hiện nay rất lớn và trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông cho tới năng lượng. Theo nhà ngoại giao Mỹ, đứng trước thực trạng này, không chính phủ của quốc gia nào có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về cơ sở hạ tầng, thay vào đó khu vực tư nhân có thể đóng vai trò trong lĩnh vực này.
Đề cập tới Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, Đại sứ Mỹ cho rằng mỗi nước khi tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cần tính toán tới tác động dài hạn về chủ quyền và độc lập của nước mình. Ông Kritenbrink khẳng định Mỹ không theo đuổi chính sách đẩy các nước vào cảnh nợ nần hay vay mượn và theo ông đó mới là giải pháp dài hạn.
Tuân thủ luật lệ
Liên quan tới vấn đề Biển Đông, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam tin rằng tất cả quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ luật lệ.
"Những tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông nên được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, những tuyên bố chủ quyền cần được đưa ra dựa trên luật pháp quốc tế, các tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình, tự do hàng hải và hàng không cần được thực thi cho tất cả quốc gia, dù là lớn hay nhỏ", ông Kritenbrink cho biết.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Trí liên quan tới kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ vừa qua, Đại sứ Kritenbrink khẳng định kết quả này không có tác động lớn tới chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như mối quan hệ đối tác với Việt Nam.
"Tôi cho rằng Mỹ có lợi ích quốc gia lâu dài và bền chặt với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tôi không nghĩ kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ có tác động tới chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục chiến lược này và tôi tin mối quan hệ Mỹ - Việt sẽ tiếp tục phát triển", Đại sứ Kritenbrink nêu rõ.
Thành Đạt
Theo Dantri
9 máy bay phải hạ cánh khẩn cấp do đe dọa đánh bom 9 máy bay phải hạ cánh khẩn cấp ở Chile, Peru và Argentina vì đe dọa đánh bom, Cơ quan hàng không dân sự Chile ngày 16/8 cho biết. Theo Sputnik, các chuyến bay khởi hành từ Chile hoặc đến Chile đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Rosario, Argentina và Pisco, Peru cùng một số địa điểm khác sau khi có đe...