Mỹ định tấn công hạt nhân Liên Xô, Trung Quốc, Đông Đức năm 1959
Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược Mỹ (SAC) đã lên kế hoạch tấn công hạt nhân nhắm vào Liên Xô, Trung Quốc và Đông Đức trong năm 1959, theo tài liệu mới được chính phủ Mỹ giải mật.
Tên lửa Titan II mang đầu đạn hạt nhân đặt trong hầm phóng, tại bảo tàng tên lửa Titan ở Green Valley, bang Arizona, Mỹ – Ảnh: AFP
“SAC liệt kê danh sách mục tiêu trên 1.200 thành phố trong khối Liên Xô, từ Đông Đức cho đến Trung Quốc, cùng với những mục tiêu ưu tiên tấn công hàng đầu”, chuyên san The National Interest (Mỹ) ngày 23.12 dẫn lại báo cáo của tổ chức nghiên cứu phi chính phủ National Security Archive (Mỹ).
Thủ đô Moscow (với 179 mục tiêu) và thành phố Leningrad (bây giờ là Saint Petersburg, 145 mục tiêu) của Nga là hai nơi bị tấn công ưu tiên hàng đầu trong danh sách chi tiết của SAC. Thủ đô Berlin (Đông Berlin) của CHDC Đức có 91 mục tiêu sẽ bị tấn công. Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Warsaw (Ba Lan) cũng nằm trong danh sách bị tiêu diệt bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ.
National Security Archive, tổ chức nghiên cứu thuộc Đại học George Washington (Mỹ), đã đề nghị chính phủ Mỹ giải mật tập tài liệu 800 trang này. Tập tài liệu mới được giải mật có tựa đề “Nghiên cứu yêu cầu vũ khí hạt nhân cho năm 1959″. SAC soạn thảo tài liệu này vào năm 1956, lên hoạch và mục tiêu tấn công trong tình huống chiến tranh xảy ra ba năm sau đó.
Mục tiêu của SAC là tấn công hạt nhân phá hủy sức mạnh không quân của Liên Xô trước khi những máy bay ném bom của Liên Xô có thế tấn công Mỹ và các mục tiêu Đông Âu.
Khoảng 1.100 sân bay của Liên Xô trở thành mục tiêu hàng đầu, cùng với những căn cứ không quân có máy bay ném bom Tu-16. Một khi sức mạnh không quân của Liên Xô bị tiêu diệt, SAC lên kế hoạch tấn công các ngành công nghiệp, trụ sở chính quyền địa phương.
Các nhà chiến lược SAC dự đoán, trong năm 1959, họ có thể tiến hành các đợt tấn công bằng vũ khí hạt nhân với 2.130 chiếc máy bay ném bom B-52 và B-47, máy bay trinh sát RB-47, máy bay tiêm kích – ném bom F-101, cùng 376 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân và cả bom nguyên tử.
Vào thời điểm đó thì tên lửa tầm xa vẫn chưa được phát triển hoàn thiện, nên máy bay ném bom là phương tiện tốt nhất để ném bom và phóng tên lửa.
Hình ảnh vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch lần đầu tiên của Mỹ vào ngày 1.11.1952 – Ảnh: AFP
Lúc bấy giờ, Mỹ có lợi thế hơn Liên Xô, với kho vũ khí hạt nhân lớn hơn gấp 10 lần, ông Matthew G. McKinzie, thuộc Tổ chức nghiên cứu Natural Resources Defense Council (Mỹ), nhận định.
Kế hoạch tấn công hạt nhân của SAC bất chấp việc gây thương vong thường dân cho thấy đây là giai đoạn đỉnh điểm thời kỳ Chiến tranh lạnh, theo ông McKinzie.
Video đang HOT
Ném bom vào các thành phố, nhắm vào thường dân dù là vô nhân đạo nhưng từng được xem là chiến lược để làm giảm tinh thần chiến đấu của đối phương, buộc đối phương đầu hàng và có thể dẫn đến chiến tranh kết thúc sớm hơn.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mê trinh thám không thể bỏ qua 9 công trình "lịch sử gián điệp"
Hoạt động tình báo luôn khiến du khách tò mò, thích thú. Tới thăm các địa điểm này, bạn sẽ được tìm hiểu những lát cắt nổi tiếng trong lịch sử gián điệp thế giới.
Cầu Glienicke, Berlin, Đức: Cầu Glienicke ở vùng ngoại ô phía tây Berlin vẫn còn giữ vạch trắng nga ng giữa, ranh giới giữa đông và tây Berlin thời Chiến tranh lạnh. Năm 1962, gián điệp người Nga, Rudolf Abel, và phi công lái máy bay do thám của Mỹ, Francis Gary Powers, được trao đổi ở đây. Cây cầu đã trở thành điểm trả một số gián điệp bị bắt trong thời kỳ này.
Biệt thự Schningen, Berlin, Đức: Nằm không xa cầu Glienicke, biệt thự Schningen từng là nơi ở của một đại tướng Phổ, một giám đốc ngân hàng người Do Thái, trung tâm chăm sóc trẻ em Đông Đức. Hiện tại, nơi đây trưng bày các hiện vật về lịch sử của cây cầu, các sự kiện trong thời kỳ căng thẳng nhất của Chiến tranh lạnh.
Khách sạn Athenee Palace, Bucharest, Romania: Khách sạn ở thủ đô của Romania nổi tiếng với vai trò là "hang ổ" gián điệp vào Thế chiến II và Chiến tranh lạnh. Được xây dựng vào năm 1914 và cải tạo vào năm 1937, Athenee Palace là nơi các gián điệp Anh và lực lượng Gestapo (cảnh sát ngầm của Đức Quốc xã) thường lui tới. Sau khi quốc hữu hóa vào năm 1948, chính phủ đã gài máy nghe lén vào mọi phòng, điện thoại , cho người đưa tin làm nhân viên. Năm 1994, Hilton đã mua lại Athenee Palace.
Teufelsberg, Berlin, Đức: Ngọn đồi nhân tạo Teufelsberg được đắp từ gạch đá vụn của thành phố Berlin sau Thế chiến II. Nơi này có vị trí và độ cao lý tưởng để Mỹ bắt sóng radio của Nga ở Đông Đức và các vùng khác.
Le Meurice, Paris, Pháp: Nhà hàng Pháp này là nơi Felix Bloch, cựu nhân viên của Bộ ngoại giao Mỹ, gặp Reino Gikman, một điệp viên KGB. Các nhân viên phản gián Pháp đã chụp ảnh Bloch tới nhà hàng với một vali đen và rời đi tay không, còn chiếc vali đã theo Gikman rời khỏi nhà hàng. Bloch khẳng định trong đó chỉ có một bộ sưu tập tem.
Khách sạn The Park, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Istanbul được coi là "thủ đô gián điệp" của châu Âu vào Thế chiến II. The Park là địa điểm quen thuộc của các gián điệp khét tiếng như Elyeza Basna, gián điệp của Đức Quốc xã, hay điệp viên hai mang Kim Philby
Số 54 Broadway, London, Anh: MI6 (Tình báo quân đội-phòng 6) của Anh đã chuyển trụ sở về đây vào năm 1926, dưới chức danh "Công ty thiết bị chữa cháy Minimax". Tuy nhiên, nhiều tài xế taxi London đã nhanh chóng nhận ra vai trò gián điệp của tòa nhà. Giữa những năm 1930, tình báo Đức đã cho một nhân viên giả làm người bán diêm mù đứng đối diện để giám sát hoạt động ra vào.
Hộp đêm In and Out, London, Anh: Ngoài vai trò là địa điểm tuyển dụng cho MI5 và MI6, hộp đêm còn là nơi MI6 tạo dựng thành địa điểm xảy ra cái chết của một sĩ quan người Anh trong Thế chiến II. Xác của sĩ quan này được thả xuống ngoài khơi Tây Ban Nha. Điều này khiến Đức Quốc xã tin rằng cuộc đổ bộ Normandy sẽ diễn ra ở nơi khác.
Tòa nhà Leconfield, London, Anh: Đây là trụ sở của MI5 vào đầu năm 1945. Ban đầu, tòa nhà có các cửa sổ đặc biệt để đỡ súng máy, phòng trường hợp quân Đức tới được London. Bên trong, quán bar Pig and Eye từng đón tiếp nhiều gián điệp nổi tiếng như Peter Wright, tác giả cuốnSpycatcher.
Cầu Glienicke, Berlin, Đức: Cầu Glienicke ở vùng ngoại ô phía tây Berlin vẫn còn giữ vạch trắng nga ng giữa, ranh giới giữa đông và tây Berlin thời Chiến tranh lạnh. Năm 1962, gián điệp người Nga, Rudolf Abel, và phi công lái máy bay do thám của Mỹ, Francis Gary Powers, được trao đổi ở đây. Cây cầu đã trở thành điểm trả một số gián điệp bị bắt trong thời kỳ này.
Biệt thự Schningen, Berlin, Đức: Nằm không xa cầu Glienicke, biệt thự Schningen từng là nơi ở của một đại tướng Phổ, một giám đốc ngân hàng người Do Thái, trung tâm chăm sóc trẻ em Đông Đức. Hiện tại, nơi đây trưng bày các hiện vật về lịch sử của cây cầu, các sự kiện trong thời kỳ căng thẳng nhất của Chiến tranh lạnh.
Khách sạn Athenee Palace, Bucharest, Romania: Khách sạn ở thủ đô của Romania nổi tiếng với vai trò là "hang ổ" gián điệp vào Thế chiến II và Chiến tranh lạnh. Được xây dựng vào năm 1914 và cải tạo vào năm 1937, Athenee Palace là nơi các gián điệp Anh và lực lượng Gestapo (cảnh sát ngầm của Đức Quốc xã) thường lui tới. Sau khi quốc hữu hóa vào năm 1948, chính phủ đã gài máy nghe lén vào mọi phòng, điện thoại , cho người đưa tin làm nhân viên. Năm 1994, Hilton đã mua lại Athenee Palace.
Teufelsberg, Berlin, Đức: Ngọn đồi nhân tạo Teufelsberg được đắp từ gạch đá vụn của thành phố Berlin sau Thế chiến II. Nơi này có vị trí và độ cao lý tưởng để Mỹ bắt sóng radio của Nga ở Đông Đức và các vùng khác.
Le Meurice, Paris, Pháp: Nhà hàng Pháp này là nơi Felix Bloch, cựu nhân viên của Bộ ngoại giao Mỹ, gặp Reino Gikman, một điệp viên KGB. Các nhân viên phản gián Pháp đã chụp ảnh Bloch tới nhà hàng với một vali đen và rời đi tay không, còn chiếc vali đã theo Gikman rời khỏi nhà hàng. Bloch khẳng định trong đó chỉ có một bộ sưu tập tem.
Khách sạn The Park, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: Istanbul được coi là "thủ đô gián điệp" của châu Âu vào Thế chiến II. The Park là địa điểm quen thuộc của các gián điệp khét tiếng như Elyeza Basna, gián điệp của Đức Quốc xã, hay điệp viên hai mang Kim Philby
Số 54 Broadway, London, Anh: MI6 (Tình báo quân đội-phòng 6) của Anh đã chuyển trụ sở về đây vào năm 1926, dưới chức danh "Công ty thiết bị chữa cháy Minimax". Tuy nhiên, nhiều tài xế taxi London đã nhanh chóng nhận ra vai trò gián điệp của tòa nhà. Giữa những năm 1930, tình báo Đức đã cho một nhân viên giả làm người bán diêm mù đứng đối diện để giám sát hoạt động ra vào.
Hộp đêm In and Out, London, Anh: Ngoài vai trò là địa điểm tuyển dụng cho MI5 và MI6, hộp đêm còn là nơi MI6 tạo dựng thành địa điểm xảy ra cái chết của một sĩ quan người Anh trong Thế chiến II. Xác của sĩ quan này được thả xuống ngoài khơi Tây Ban Nha. Điều này khiến Đức Quốc xã tin rằng cuộc đổ bộ Normandy sẽ diễn ra ở nơi khác.
Tòa nhà Leconfield, London, Anh: Đây là trụ sở của MI5 vào đầu năm 1945. Ban đầu, tòa nhà có các cửa sổ đặc biệt để đỡ súng máy, phòng trường hợp quân Đức tới được London. Bên trong, quán bar Pig and Eye từng đón tiếp nhiều gián điệp nổi tiếng như Peter Wright, tác giả cuốnSpycatcher.
Theo Tiền phong
Bí ẩn bao trùm cái chết cố Tổng thư ký LHQ hơn 50 năm trước Liên Hiệp Quốc ngày 18.11 đề nghị Mỹ và Anh công bố những tài liệu mật về cái chết bí ẩn của cố Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjold cách đây hơn 50 năm. Cố Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjold - Ảnh: AFP Ông Hammarskjold thiệt mạng sau khi chiếc máy bay Douglas DC-6 (chuyến bay SE-BDY) chở ông rơi vào ngày...