Mỹ định gửi vũ khí cho Đài Loan theo cơ chế gửi cho Ukraine
Giới thạo tin cho hay Mỹ sẽ viện trợ 500 triệu USD vũ khí cho Đài Loan bằng cơ chế tương tự như khi gửi cho Ukraine.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan diễn tập với tên lửa chống hạm Harpoon AGM-84 hồi tháng 8.2022. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 6.5 đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định gửi 500 triệu USD vũ khí viện trợ cho Đài Loan, sử dụng quyền khẩn cấp như từng dùng hơn 35 lần để gửi cho Ukraine.
Trong ngân sách tài khóa 2023, Quốc hội Mỹ đã duyệt đến 1 tỉ USD viện trợ vũ khí cho Đài Loan sử dụng cơ chế PDA, thẩm quyền của tổng thống trong việc rút từ kho nhằm xúc tiến viện trợ an ninh và đã giúp gửi vũ khí cho Ukraine.
Với thẩm quyền này, Tổng thống Biden có thể rút từ kho dự trữ trong tình trạng khẩn cấp mà không cần quốc hội thông qua. Theo các nguồn tin, đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ dùng cơ chế này để viện trợ trong gói 1 tỉ USD trên.
Mỹ nói gì về thông tin Đài Loan mua 400 tên lửa chống hạm Harpoon?
Đài Loan hoàn tất dự án nâng tầm tên lửa Thiên Cung 3
Hồi tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện cho biết ông dự định sử dụng thẩm quyền đó, theo một phát ngôn viên Lầu Năm Góc tiết lộ hôm 5.5. Phát ngôn viên này từ chối bình luận liệu Mỹ có xúc tiến gói viện trợ 500 triệu USD cho Đài Loan hay không.
“Cách tiếp cận của chúng tôi vẫn nhất quán với chính sách lâu nay của Mỹ. Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ của mình theo TRA (Đạo luật Quan hệ Đài Loan) và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”, theo phát ngôn viên trên.
Từ năm 1979, mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan được điều chỉnh bởi TRA, với căn cứ pháp lý nhằm cung cấp cho Đài Loan phương tiện phòng thủ, nhưng không bắt buộc Mỹ phải viện trợ trong trường hợp hòn đảo bị tấn công.
Chưa rõ gói viện trợ mới sẽ gồm những gì và tiến hành vào thời điểm nào. Từ năm ngoái, Đài Loan đã phàn nàn về tình trạng trì hoãn trong việc phân phối vũ khí của Mỹ, chẳng hạn như các tên lửa phòng không Stinger, do các hãng chuyển cung cấp cho Ukraine nhằm đối phó chiến dịch của Nga. Vấn đề này đã khiến một số nghị sĩ Mỹ lo ngại.
Trung Quốc trừng phạt các tập đoàn vũ khí Mỹ vì bán thiết bị quân sự cho Đài Loan
Mỹ đã bán 60 tên lửa chống hạm và 100 tên lửa không đối không, với các nhà thầu chính tương ứng là Boeing Defense và Raytheon, cho Đài Loan (Trung Quốc).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh. Ảnh: fmprc.gov.cn
Hãng tin Reuters ngày 16/9 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, nước này sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các giám đốc điều hành của Boeing Defense và Raytheon, những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ, vì liên quan đến vụ bán thiết bị quân sự mới nhất cho Đài Loan.
Cụ thể, Trung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Ted Colbert, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành chi nhánh của Boeing về lĩnh vực kỹ thuật phòng thủ, không gian và an ninh cùng với ông Gregory Hayes, Giám đốc điều hành nhà thầu quốc phòng Raytheon Technologies Corp (RTX.N) nhằm phản ứng với việc Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2/9 phê duyệt việc bán thiết bị quân sự cho Đài Loan.
Hợp đồng bán hàng trên bao gồm 60 tên lửa chống hạm và 100 tên lửa không đối không, trong đó các nhà thầu chính tương ứng là Boeing Defense, một bộ phận của Boeing (BA.N) và Raytheon.
Hai ông Colbert và Hayes sẽ bị trừng phạt "để bảo vệ chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc", với lý do "họ tham gia vào các vụ mua bán vũ khí này", bà Mao Ninh cho biết, nhưng không nói rõ về cách chúng sẽ được thực thi.
"Phía Trung Quốc một lần nữa yêu cầu Chính phủ Mỹ và các thực thể liên quan ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và các cuộc tiếp xúc quân sự Mỹ-Đài", bà Mao Ninh nêu rõ.
Lầu Năm Góc đã công bố thương vụ vũ khí trên sau các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan sau chuyến thăm vào tháng trước của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, vị quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Đài Bắc trong nhiều năm.
Trung Quốc trước đó đã trừng phạt Raytheon, Boeing Defense và các cá nhân không xác định liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan. Nhưng thông báo ngày 16/9 đánh dấu lần đầu tiên Bắc Kinh xác định và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân từ những công ty này.
Chính phủ Trung Quốc trước tới nay coi đảo Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và đang chờ tái thống nhất, đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc".
Mỹ, Đài Loan chuẩn bị đối thoại chiến lược trong tháng này Các quan chức Mỹ và Đài Loan được cho là đang trong bước chuẩn bị cuối cùng cho cuộc đối thoại chiến lược về an ninh trong tháng này. Tờ Nikkei Asia ngày 13.6 dẫn các nguồn tin cho hay cuộc đối thoại chiến lược giữa các quan chức an ninh Mỹ và Đài Loan sẽ diễn ra vào cuối tháng này tại...