Mỹ điều tra công nghệ vaccine AstraZeneca, Johnson & Johnson
Giới khoa học Mỹ đang tìm hiểu liên hệ tiềm tàng giữa công nghệ vector virus trong hai vaccine bị ngừng sử dụng và tình trạng đông máu sau tiêm.
Thế giới đã ghi nhận 137.938.231 ca nhiễm nCoV và 2.969.893 ca tử vong, tăng lần lượt 668.126 và 11.503, trong khi 110.836.328 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Các nhà khoa học Mỹ đang tập trung nghiên cứu liệu công nghệ vector virus được sử dụng để phát triển vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson có liên quan đến nguy cơ đông máu sau tiêm chủng hay không, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết hôm 13/4.
Vaccine Johnson & Johnson được triển khai ở bang California hôm 25/3. Ảnh: AFP .
Công nghệ vector sử dụng virus cảm cúm vô hại (adenovirus) từ tinh tinh, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và chứa gene từ nCoV. Khi tiêm vào người, chúng tạo ra protein giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và phản ứng với mầm bệnh sau này.
Các nhà khoa học Mỹ đang tìm kiếm cơ chế có thể giải thích nguyên nhân xuất hiện đông máu, trong đó giả thuyết hàng đầu là vaccine đã kích hoạt phản ứng miễn dịch hiếm gặp liên quan đến vector virus. Các cơ quan chính phủ Mỹ sẽ phân tích dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng của nhiều loại vaccine dùng công nghệ vector virus, bao gồm cả vaccine Ebola của Johnson & Johnson, để tìm manh mối, quan chức FDA cho hay.
Vaccine Sputnik V của Nga cũng ứng dụng công nghệ vector virus, nhưng chưa ghi nhận tình trạng đông máu sau tiêm.
Tiến sĩ Peter Marks, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học thuộc FDA, không khẳng định đông máu là vấn đề chung của mọi vaccine dùng vector adenovirus, nhưng thừa nhận vẫn có sự tương đồng giữa các trường hợp được ghi nhận.
“Rõ ràng những gì chúng ta thấy với vaccine Johnson & Johnson rất giống với điều xảy ra cùng vaccine AstraZeneca. Chúng tôi chưa thể đưa ra tuyên bố bao quát nào, nhưng chúng đều thuộc nhóm vaccine dùng vector virus”, ông nói.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 32.063.430 ca nhiễm và 577.131 ca tử vong do nCoV, tăng 71.589 ca nhiễm và 770 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ hôm 13/4 khuyến cáo ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson sau khi ghi nhận 6 ca bị chứng rối loạn đông máu hiếm gặp sau khi tiêm. Dù đây là khuyến cáo của giới chức y tế, chính phủ Mỹ nhiều khả năng sẽ ngừng sử dụng vaccine này tại mọi điểm tiêm chủng liên bang.
Sự cố được đánh giá có thể làm phức tạp thêm nỗ lực tiêm chủng ngay tại thời điểm nhiều bang đang đối mặt số ca nhiễm nCoV mới gia tăng. Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm 14/4 cho rằng điều này không ảnh hưởng đáng kể tới chiến dịch tiêm chủng tại Mỹ.
Video đang HOT
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 13.871.321 ca nhiễm và 172.115 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 185.248 và 1.026 ca. Đợt bùng phát dịch thứ hai có tốc độ lây lan nhanh hơn so với đợt dịch đầu tiên hồi giữa năm ngoái, buộc nhiều bang áp dụng các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo.
Chính quyền bang Maharashtra, bang giàu có nhất của Ấn Độ và hiện là tâm dịch, đã ra lệnh đóng cửa phần lớn địa điểm công cộng và nơi tập trung đông người, chỉ trừ những nơi được coi là thiết yếu như siêu thị, bệnh viện, ngân hàng và sàn chứng khoán. Mọi nhà máy và cơ sở công nghiệp cũng phải ngừng hoạt động, chỉ trừ một số đơn vị xuất khẩu hoặc sản xuất thiết bị cho những dịch vụ thiết yếu.
Chính phủ Ấn Độ cho rằng dịch bùng phát trở lại do tình trạng tập trung đông người và không đeo khẩu trang kể từ khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại từ tháng 2. Nhiều bang đã lên tiếng về tình trạng thiếu vaccine, dù chương trình tiêm chủng hiện nay chỉ áp dụng cho khoảng 400 triệu trong tổng số 1,35 tỷ người dân Ấn Độ.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 13.599.994 ca nhiễm và 358.425 ca tử vong, tăng lần lượt 78.585 và 3.394.
Brazil đang phải trải qua đợt bùng phát Covid-19 mới, khiến các bệnh viện trên cả nước đều sắp bị quá tải. Quốc gia Nam Mỹ này cũng đang vật lộn để đảm bảo đủ vaccine cho dân số 212 triệu người.
Bất chấp ca nhiễm gia tăng, Tổng thống Jair Bolsonaro tiếp tục phản đối phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác, đồng thời chỉ trích thống đốc và thị trưởng vì đã thực hiện chúng. Tòa án Tối cao Brazil hôm 8/4 yêu cầu Thượng viện mở cuộc điều tra cách chính phủ Bolsonaro xử lý đại dịch. Tổng thống Brazil sau đó lên tiếng phê phán cuộc điều tra, cho rằng đây là nỗ lực làm suy yếu chính phủ.
Pháp , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 5.106.329 ca nhiễm và 99.480 ca tử vong. Tất cả các nhà hàng và quán cà phê ở Pháp đã bị đóng cửa 5 tháng qua. Pháp tuần này bắt đầu một đợt phong tỏa, hạn chế mới trên toàn quốc để đối phó tình trạng ca Covid-19 gia tăng.
Việc mở rộng triển khai vaccine đã mang lại sự lạc quan cho những người dân đã mệt mỏi vì phong tỏa. Tất cả người trên 55 tuổi hiện đủ điều kiện để tiêm vaccine.
Anh , báo cáo 4.375.814 người nhiễm và 127.123 người chết, tăng lần lượt 2.472 và 23 trường hợp.
Anh, một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, có tia hy vọng khi các quán rượu và nhà hàng được phép phục vụ ngoài trời từ ngày 12/4. “Thật tuyệt khi gặp lại mọi người và gặp lại tất cả người dân địa phương”, Louise Porter, chủ quán ở Askrigg, miền bắc nước Anh, nói. “Cuộc sống của chúng tôi vừa bị đảo lộn, giống như mọi người khác”.
Các tiệm làm tóc, phòng tập thể hình và bể bơi cũng được mở cửa trở lại.
Từng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu, Anh đã khởi động chiến dịch tiêm chủng thành công cùng với các biện pháp ngăn chặn, giúp giảm 95% ca tử vong và 90% ca bệnh từ tháng 1.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.577.526 ca nhiễm, tăng 5.702, trong đó 42.782 người chết, tăng 126.
Jakarta c ảnh báo 100 triệu liều vaccine AstraZeneca có thể không được chuyển giao cho Indonesia đúng hạn, do những hạn chế xuất khẩu ở Ấn Độ. Jakarta có kế hoạch đầy tham vọng là tiêm chủng 181 triệu trong tổng số gần 270 triệu dân trong vòng một năm, chủ yếu dựa vaccine Sinovac của Trung Quốc và vaccine AstraZeneca.
Quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm chủng ít nhất 13,5 triệu liều. Khoảng 4,43 triệu người, chiếm 1,6% dân số, đã hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 884.783 ca nhiễm và 15.286 ca tử vong, tăng lần lượt 8.571 và 137 ca.
Philippines đã đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi sau các báo cáo về tình trạng đông máu ở nhiều nước, khiến chiến dịch tiêm chủng vaccine chống Covid-19 của nước này bị đình trệ.
Philippines đã nhận được khoảng 2,5 triệu liều vaccine Covid-19, phần lớn từ công ty Sinovac của Trung Quốc. Họ cũng nhận được 525.600 liều AstraZeneca thông qua chương trình Covax, hầu hết đã được tiêm. Nước này dự kiến nhận thêm ba triệu liều AstraZeneca trong những tháng tới.
Campuchia ghi nhận thêm 181 ca nhiễm nCoV và 3 ca tử vong, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 4.696, trong đó 33 người đã tử vong. Phần lớn ca nhiễm gần đây ở Campuchia là công nhân may mặc và tiểu thương ở chợ.
Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan cảnh báo nước này đang “đứng bên bờ vực thảm kịch quốc gia” do Covid-19. “Ca nhiễm mới được ghi nhận hàng ngày và chúng tôi đang chạy đua với virus. Hệ thống y tế Campuchia có nguy cơ vỡ trận và gây hậu quả thảm khốc nếu không thể chặn được đợt bùng phát”, bà cho hay.
Ca nhiễm tại Campuchia tăng mạnh từ cuối tháng 2 khi một ổ dịch được phát hiện trong cộng đồng người Trung Quốc ở nước này. Các bệnh viện ở thủ đô Phnom Penh sắp quá tải và giới chức đang chuyển đổi trường học, hội trường tiệc cưới thành trung tâm điều trị cho những bệnh nhân gặp triệu chứng nhẹ.
Mỹ trừng phạt nhà máy làm hỏng 15 triệu liều vaccine Covid-19
Chính quyền Biden cấm nhà máy Emergent tiếp tục sản xuất vaccine AstraZeneca sau sự cố làm hỏng 15 triệu liều, giao quyền phụ trách cơ sở cho Johnson&Johnson.
Sau quyết định của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, nhà máy Emergent BioSolutions ở Baltimore, bang Maryland sẽ chỉ còn sản xuất vaccine Covid-19 của Johnson&Johnson, nhằm tránh sự cố trộn nhầm vaccine trong tương lai, hai quan chức y tế cao cấp của Mỹ cho biết ngày 3/4.
Hãng dược phẩm Johnson&Johnson xác nhận quyết định và cho biết họ "chịu hoàn toàn trách nhiệm" với vaccine được sản xuất bởi Emergent.
Quyết định này được đưa ra sau sự cố Emergent, đối tác sản xuất vaccine Covid-19 của AstraZeneca và Johnson&Johnson, trộn lẫn hai thành phần vaccine khiến 15 triệu liều bị hỏng, buộc các cơ quan quản lý hoãn cấp phép cho dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Các quan chức chính phủ Mỹ lo ngại sự cố tại Emergent sẽ làm xói mòn niềm tin của công chúng vào vaccine, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden thúc đẩy sản xuất để mọi người Mỹ trưởng thành được tiêm vào cuối tháng 5.
Quyến định ngăn Emergent sản xuất vaccine Covid-19 AstraZeneca được đưa ra trong lúc sản phẩm này bị nghi gây ra biến chứng đông máu và khiến một số quốc gia châu Âu hạn chế sử dụng. AstraZeneca trong thông cáo cho biết sẽ làm việc với chính quyền Biden để tìm cơ sở sản xuất thay thế.
Cơ sở sản xuất của Emergent tại thành phố Baltimore thuộc bang Maryland, Mỹ. Ảnh: EPA .
Sự cố trộn nhầm thành phần vaccine và quyết định của chính quyền Mỹ hôm 3/4 được đánh giá là "bước thụt lùi đáng kể" và gây ra khủng hoảng quan hệ công chúng cho Emergent. Công ty công nghệ sinh học tại bang Maryland này từng sản xuất vaccine bệnh than và bán cho Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia Mỹ.
Phát ngôn viên của Emergent cho biết họ sẽ tiếp tục sản xuất vaccine Covid-19 AstraZeneca tới khi nhận được hợp đồng điều chỉnh từ chính phủ Mỹ và từ chối bình luận thêm về thông tin.
Giới chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất vaccine cho biết Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã ra quy định không cho một cơ sở sản xuất hai loại vaccine sử dụng công nghệ vector virus vì nguy cơ trộn nhầm và nhiễm tạp chất, nhằm ngăn các sự cố tương tự tại Emergent.
Việc tái cơ cấu nhà máy ở Baltimore là trở ngại khác đối với vaccine Covid-19 của AstraZeneca, khi sản phẩm này chưa được Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp như vaccine của Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson&Johnson.
Một quan chức Mỹ cho biết Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh đang thảo luận với AstraZeneca về điều chỉnh vaccine để đối phó với các biến chủng nCoV mới.
Giới chức Mỹ hồi tháng 6/2020 chuyển cho Emergent 628 triệu USD đặt cọc trong lúc triển khai Chiến dịch Thần tốc, sáng kiến của chính quyền cựu tổng thống Donald Trump nhằm gấp rút phát triển vaccine Covid-19.
Johnson&Johnson và AstraZeneca đều ký hợp đồng với Emergent để sử dụng nhà máy ở Baltimore. Vaccine Covid-19 AstraZeneca gồm hai mũi tiêm, còn Johnson&Johnson là một mũi.
Vaccine của hai hãng dược phẩm này đều sử dụng công nghệ vector virus, nghĩa là chứa biến thể được sửa đổi và vô hại của virus khác để kích thích hệ miễn dịch cơ thể đối phó với nCoV.
15 triệu liều vaccine Johnson & Johnson bị hỏng Hà Lan dừng tiêm vaccine vaccine AstraZeneca người dưới 60 tuổi Berlin dừng tiêm vaccine AstraZeneca cho người dưới 60 tuổi Canada dừng tiêm vaccine AstraZeneca người dưới 55 tuổi Sự mù mờ khiến Mỹ mất niềm tin vào vaccine AstraZeneca
Bộ Y tế tiếp tục đề nghị doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm nguồn cung vắc xin Covid-19 Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc, sản xuất thuốc tại Việt Nam, yêu cầu tăng cường, đa dạng hóa nguồn cung vắc xin phòng Covid-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới, nhu cầu về vắc xin tăng cao, nguồn cung vắc xin cho Việt Nam đang...