Mỹ điều tra các quan chức LHQ bị cáo buộc nhận hối lộ
Hãng tin Reuters dẫn nguồn The Wall Street Journal hôm nay (6-10) cho biết chính quyền Mỹ đang điều tra một cáo buộc cho rằng các quan chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhận hối lộ thông qua các dự án phát triển bất động sản tại Macau.
Những dự án này sau đó sẽ có được sự ủng hộ từ họ.Theo tờ The Wall Street Journal, việc điều tra, được dẫn đầu bởi văn phòng luật sư Mỹ ở Manhattan và FBI, sẽ tập trung vào các doanh nhân Trung Quốc, những người dính các cáo buộc hối lộ.
Số lượng các quan chức LHQ tham gia vào “âm mưu” trên và danh tính của những người này hiện không được tiết lộ, tờ báo cho biết. Việc bắt giữ “ông trùm” bất động sản Macau Ng Lap Seng và trợ lý của ông, Jeff Yin, hồi tháng trước có liên quan đến “âm mưu” trên.
Ông Ng Lap Seng đã bị Mỹ bắt vì tham gia vào một âm mưu đưa hơn 4,5 triệu USD vào Mỹ dưới hình thức lừa đảo trong gần hai năm. (Ảnh: Hojemacau)
Video đang HOT
Theo The Wall Street Journal, thêm một số cáo buộc đối với các cá nhân khác dự kiến sẽ được công bố vào đầu ngày hôm nay (6-10), bao gồm cả các cựu quan chức LHQ hoặc những người đang làm tại đây.
Được biết, chính quyền Mỹ đã buộc tội ông Ng Lap Seng và trợ lý chính của ông vì tội tham gia vào một âm mưu đưa hơn 4,5 triệu USD vào Mỹ dưới hình thức lừa đảo trong gần hai năm qua. Hiện vẫn chưa có bình luận nào từ văn phòng luật sư Mỹ ở Manhattan và các đại diện ở LHQ.
Bảo Anh
Theo phapluattp
Dân Trung Quốc không xem được bài báo Mỹ phỏng vấn ông Tập Cận Bình
Bài phỏng vấn Chủ tịch Trung Quốc trên The Wall Street Journal sẽ không dễ đến với người dân Trung Quốc, vì hiện tại website của báo này bị khóa cả bản tiếng Anh và tiếng Trung, theo CNN.
Người Trung Quốc sẽ bị hạn chế trong việc theo dõi bài phỏng vấn Chủ tịch Tập Cận Bình trên The Wall Street Journal - Ảnh: Reuters
Ngay trước chuyến thăm quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ, báo The Wall Street Journal đã thực hiện bài phỏng vấn đáng chú ý.
Tuy nhiên người dân Trung Quốc, đặc biệt ở các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến sẽ khó tiếp cận bài phỏng vấn trên. Đơn giản vì vào lúc này, website của The Wall Street Journal tại Trung Quốc đã bị khóa cả hai phiên bản tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, CNN ngày 22.9 cho biết.
Trong bài phỏng vấn này, The Wall Street Journal đưa ra những câu hỏi về cách thức ứng phó của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán, các kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo và tranh chấp trên Biển Đông, an ninh mạng và công cuộc chống tham nhũng.
Khoảng hơn chục câu hỏi đã được gửi đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc, được rà soát và trả lời trước khi ông Tập Cận Bình "sửa đổi và xem xét", theo The Wall Street Journal.
CNN mô tả rằng Chủ tịch Tập Cận Bình, người hiếm khi trả lời báo chí nước ngoài, thường lặp đi lặp lại những gì được soạn thảo sẵn, hiếm khi đối đáp khác với văn bản trên tay.
Không riêng The Wall Street Journal, những đầu báo và hãng tin lớn như Reuters, Bloomberg, The New York Times... cũng như các mạng xã hội Facebook, Twitter đều bị cấm hoặc hạn chế tại Trung Quốc.
Khi được hỏi về nguyên nhân của điều này, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra câu trả lời "không khác gì biện minh", theo đánh giá của The Wall Street Journal.
"Chúng tôi chào đón tất cả những công ty nước ngoài tại Trung Quốc và sẽ tôn trọng, bảo vệ quyền hạn theo luật pháp của họ và đổi lại họ phải chấp hành luật pháp, quy tắc của Trung Quốc, không làm điều gì ảnh hưởng xấu tới lợi ích quốc gia của Trung Quốc", CNN dẫn câu trả lời phỏng vấn của ông Tập Cận Bình.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
"Thực tế không dễ chịu" của Mỹ - Trung "Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn bất ổn và lo lắng nhưng điều này chưa hẳn có nghĩa là nước này sẽ ôn hòa hơn trên trường quốc tế" Trong tháng 8 này, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức kỷ lục trong vòng hơn 20 năm qua, gây cú sốc lớn...