Mỹ điều tra các ngân hàng thao túng giá vàng

Theo dõi VGT trên

Ít nhất 10 ngân hàng lớn nằm trong diện điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ về hành vi thao túng giá vàng dù trước đó các nhà làm luật châu Âu không tìm thấy hành vi sai trái của các ngân hàng này, The Wall Street Journal cho biết.

Mỹ điều tra các ngân hàng thao túng giá vàng - Hình 1

Các ngân hàng bị nghi ngờ thao túng giá vàng – Ảnh: Reuters

Các công tố viên của Bộ Tư pháp Mỹ đã có lệnh được phép xem xét, nghiên cứu quá trình thiết lập giá cả cho các mặt hàng kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim và palladium tại London.

Trong khi đó, The Wall Street Journal hôm 23.2 dẫn lời người trong cuộc cho biết Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai của Mỹ (CFTC) đã mở cuộc điều tra dân sự nhằm vào các ngân hàng lớn thuộc danh sách theo dõi. Cùng ngày, HSBC Holdings PLC tuyên bố đang giải trình về các giao dịch kim loại quý với CFTC.

HSBC cũng thông báo đang ở “giai đoạn đầu” của cuộc điều tra. Ngoài ra, danh sách các ngân hàng phải hợp tác điều tra với cơ quan chức năng còn có Bank of Nova Scotia, Barclays PLC, Credit Suisse Group AG, Deutsche Bank AG, Goldman Sachs Group Inc., JP Morgan Chase & Co., Société Générale SA, Standard Bank GroupLtd. và UBS AG.

Theo The Wall Street Journal, cho đến năm ngoái, các ngân hàng kinh doanh kim loại quý vẫn sử dụng cách thức định giá cũ đã tồn tại hàng chục năm qua. Cụ thể mỗi ngày họ sẽ có từ một đến hai cuộc gọi cho nhau để thống nhất giá cả. Kiểu làm việc này đã bị chỉnh đốn nhằm ngăn chặn lợi ích nhóm.

Một thương nhân tố cáo tình trạng thao túng, sửa đổi giá vàng khiến lợi ích khách hàng bị xâm phạm và năm ngoái ngân hàng Barclays đã bị phạt 26 triệu USD vì quản lý lỏng lẻo.

Ngoài cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ, một vài ngân hàng lớn kể trên cũng nhiều khả năng vướng vào vụ kiện của các nhà đầu tư tại một tòa án liên bang ở Manhattan, The Wall Street Journal cho biết.

Nhật Đăng

Video đang HOT

Theo Thanhnien

Nước cờ sau giàn khoan của Trung Quốc: Việt Nam cần làm gì?

Con đường tơ lụa trên biển là một thực tế, không bác bỏ trong đó đóng góp của tất cả các nước ven biển là quan trọng. Nhưng việc vinh danh nó phải trên cơ sở tộn trọng luật quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền các nước, vì mục đích hòa bình, củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc, không thể xen lẫn bất kỳ mục đích tư lợi nào.

Năm 2007, Campuchia đề nghị công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear nhưng đã bị UNESCO bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan và vì một phần Thái Lan bác bỏ và phản đối đề nghị này của Campuchia. Tuy nhiên, một năm sau, được Bộ Ngoại giao Thái Lan ủng hộ, vào ngày 7 tháng 6 năm 2008, Ủy ban di sản thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là di sản thế giới. Quyết định này cũng dựa trên phán quyết của Tòa án quốc tế năm 1962 công nhận chủ quyền của Campuchia đối với đền Preh Vihear.

Lịch sử thế giới ghi nhận con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 km. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển.

Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển) và Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Con đường này xuất phát từ cảng Từ Văn, Hợp Phố ( bán đảo Lôi Châu) qua vịnh Bắc Bộ, men theo bờ biển Việt Nam qua vịnh Thái Lan xuống vùng tây - nam Malaysia, đi qua eo Malaca vòng lên phía bờ biển nam Thái Lan, qua Miến Điện vào vịnh Ben-gal rồi xuôi xuống vùng nam Ấn Độ và dừng lại trên đảo Xrilanca. Nhà Hán học người Pháp Edourd Chavanse ( 1865-1918) trong tác phẩm " Sử liệu Tây Turki", cho rằng " Con đường tơ lụa có hai tuyến: đường bộ và đường biển".

Nước cờ sau giàn khoan của Trung Quốc: Việt Nam cần làm gì? - Hình 1

Ảnh: telegraphindia

Khó có con đường di sản chung

Con đường tơ lụa không chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán mà còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn, có thể mang lại nhiều lợi ích đa phương trong trao đổi văn hóa và du lịch. "Con đường tơ lụa là con đường: Thương mại, Du hành, Chiến tranh và Niềm tin". Hiện tại các tổ chức quốc tế UNESCO, ICMOS, UCL đang triển khai dự án nghiên cứu các địa điểm và tuyến đường dọc theo con đường tơ lụa trên bộ (Silk Roads World Heritage Serial Nomination project). Dự án đã có 15 nước tham gia.

Ngày 22/6/2014, tại khóa họp lần thứ 38, UNESCO đã thông qua danh sách ghi nhận Kênh Lớn (Grand Canal ) của Trung Quốc và Con đường tơ lụa (Silk Road - trên bộ), mà Trung Quốc, Kazakhstan và Kyrgyzstan đồng trình là di sản văn hóa thế giới, đưa danh sách di sản của Trung Quốc lên con số 47.

UNESCO cũng quan tâm đến việc bảo vệ các di sản văn hóa dưới nước. Các di chỉ khảo cổ dưới nước được đề cập lần đầu trong Công ước Luật biển UNCLOS 1982. Hai điều khoản liên quan trự tiếp đến các di sản văn hóa dưới nước là 149 và 303.

Điều 149 quy định: "Tất cả các di vật khảo cổ hay lịch sử tìm thấy trong Vùng đều được bảo tồn hay nhượng lại vì lợi ích của toàn thể loài người, đặc biệt quan tâm đến các quyền ưu tiên của quốc gia hay của nơi xuất xứ, hoặc của quốc gia xuất xứ về văn hóa, hay còn của quốc gia xuất xứ về lịch sử hay khảo cổ". Điều này liên quan đến các di vật khảo cổ hay lịch sử nằm trong Vùng di sản chung của loài người, tức vùng biển nằm ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Điều 303 quy định: "Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ các hiện vật có tính chất khảo cổ hay lịch sử được phát hiện ở biển, các quốc gia hợp tác với nhau vì mục đích ấy.

Để kiểm soát việc mua bán hiện vật này, bằng cách áp dụng điều 33, quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển trong vùng nói ở điều đó mà không có sự đồng ý của mình là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình, đã được nêu ở điều 33.

Điều này không đụng chạm đến các quyền của những người sở hữu có thể được xác nhận, cũng không đụng chạm đến quyền thu hồi các xác tàu và các quy tắc khác của luật hàng hải cũng không động chạm đến các luật và tập quán về mặt trao đổi văn hóa. Điều này không làm phương hại đến các điều ước quốc tế khác và các quy tắc của pháp luật quốc tế liên quan đến việc bảo vệ các hiện vật có tính lịch sử hay khảo cổ."

Điều 33 là điều quy định chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải. Như vậy, trong Biển Đông, nơi có nhiều yêu sách biển chồng lấn, sẽ khó có Vùng di sản chung nên chỉ còn điều 303 được áp dụng cho vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Quốc gia ven biển có đầy đủ quyền chủ quyền đối với các di vật mang tính lịch sử và khảo cổ trong vùng nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của mình. Việc trục vớt, lấy các hiện vật đó từ đáy biển trong vùng nói ở điều đó mà không có sự đồng ý của quốc gia ven biển được coi là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình

Để làm rõ thêm các quy định của UNCLOS 1982, năm 2001 UNESCO đã thông qua Công ước về bảo vệ các di sản văn hóa dưới nước. Điều 1 của Công ước định nghĩa các di sản văn hóa dưới nước là : "tất cả dấu vết của sự tồn tại của con người có tính chất văn hóa, lịch sử hay khảo cổ có một phần hoặc hoàn toàn dưới nước, định kỳ hoặc liên tục, ít nhất là 100 năm như: các địa điểm, các cấu trúc, các công trình, đồ tạo tác và vết tích con người...; tàu, máy bay ... [và] hàng hóa của họ, cùng với nội dung khảo cổ và tự nhiên của chúng; và các đối tượng mang tính tiền sử". Tiêu chí thời gian 100 năm đã loại bỏ tất cả các dấu tích của hai cuộc Thế chiến thế giới đến nay.

Mục đích chính của Công ước là bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hóa dưới nước "vì lợi ích của toàn thể nhân loại" ngay tại các điểm (situ) phát hiện ra chúng. Quốc gia ven biển và các quốc gia khác hợp tác với nhau bảo vệ các di sản văn hóa dưới nước tránh sự tác động của kỹ thuật, của các hoạt động do con người gây ra đối với tự nhiên (như đặt cáp, khoan đào, khai thác tài nguyên..) và nâng cao giáo dục, truyền bá kiến thức về các di sản này cho các thế hệ.

Luật cứu hộ và luật tìm thấy sẽ không được áp dụng đối với các di sản văn hóa dưới nước. Công ước đã có hiệu lực vào ngày 2/1/2009 và hiện đã có 48 quốc gia phê chuẩn (Tại Đông Nam Á chỉ mới có Campuchia tham gia).

Việt Nam cần làm gì?

Con đường tơ lụa trên biển thực chất là con đường thương mại. Hàng hóa trao đổi không chỉ có tơ lụa. Các quốc gia nằm ven bờ Biển Đông đều có lịch sử thương mại hàng hải phong phú.

Các vụ trục vớt tàu thuyền như ở Cù Lao Chàm năm 2003 đã cho thế giới thấy một nền văn minh gốm Chu Đậu khác biệt hẳn với Trung Hoa và đã được trao đổi buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Các hải cảng Phố Hiến, Hội An đã từng là các trung tâm thương mại hàng hải lớn của khu vực. Tàu thuyền qua lại Biển Đông đều có hành trình an toàn nhất là chạy dọc theo bờ biển Việt Nam, vì vậy tuyến đường hàng hải qua biển Việt Nam cũng đã là một phần của con đường tơ lụa trên biển trong quá khứ.

Lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận nhiều hoạt động mang tính Nhà nước về khai thác các hóa vật từ tàu đắm trên quần đảo Hoàng sa, Trường Sa, trợ giúp cứu hộ các tàu thuyền nước ngoài bị nạn trong vùng biển của mình. Bằng các hành động của đội Hoàng Sa, Bắc Hải, Việt Nam là Nhà nước đầu tiên đã khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo và các vùng biển xung quanh, ít nhất từ thế kỷ XVII mà không gặp phải sự phản ứng từ bất kỳ quốc gia nào.

Căn cứ vào Công ước Luật biển 1982 và các Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của UNESCO 1972 và 2001, Việt Nam là quốc gia ven biển có chủ quyền đối với tất cả các "tất cả dấu vết của sự tồn tại của con người có tính chất văn hóa, lịch sử hay khảo cổ có một phần hoặc hoàn toàn dưới nước, định kỳ hoặc liên tục, ít nhất là 100 năm như: các địa điểm, các cấu trúc, các công trình, đồ tạo tác và vết tích con người...; tàu, máy bay ... [và] hàng hóa của họ, cùng với nội dung khảo cổ và tự nhiên của chúng; và các đối tượng mang tính tiền sử" trong vùng nội thủy, lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của mình.

Đồng thời Việt Nam cũng có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong việc bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hóa dưới nước tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Vùng di sản chung của loài người bên ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia ven biển.

Trên cơ sở đó Việt Nam cần nhanh chóng kiểm tra, bổ sung các quy định về di sản văn hóa, lịch sử và khảo cổ trong vùng tiếp giáp lãnh hải vào Luật các vùng biển Việt Nam 2012 và Nghị định 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam.

Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng danh mục các địa điểm đăng ký di sản văn hóa dưới nước với UNESO đồng thời là cơ sở đấu tranh với các ý định bành trướng trên biển dưới chiêu bài bảo vệ các di sản nhân loại.

Tuyên truyền quảng bá các kiến thức về di sản văn hóa dưới nước, tạo nhận thức chung trong công chúng.

Con đường tơ lụa trên biển là một thực tế, không bác bỏ trong đó đóng góp của tất cả các nước ven biển là quan trọng. Nhưng việc vinh danh nó phải trên cơ sở tộn trọng luật quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền các nước, vì mục đích hòa bình, củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc, không thể xen lẫn bất kỳ mục đích tư lợi nào.

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
    16:28:16 01/02/2025
    Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
    10:06:01 02/02/2025
    Trung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuếTrung Quốc tuyên bố kiện Mỹ lên WTO sau lệnh áp thuế
    20:53:29 02/02/2025
    Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
    05:01:22 02/02/2025
    Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
    07:09:03 02/02/2025
    Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
    09:50:24 02/02/2025
    Công nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơnCông nghệ mới khiến tủ lạnh rẻ và thân thiện môi trường hơn
    04:28:50 02/02/2025
    Canada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả MỹCanada, Mexico lập tức đánh thuế đáp trả Mỹ
    20:21:44 02/02/2025

    Tin đang nóng

    Đạo diễn Nguyễn Ngọc Quyền đột ngột qua đời ở tuổi 36, đồng nghiệp tiết lộ nguyên nhânĐạo diễn Nguyễn Ngọc Quyền đột ngột qua đời ở tuổi 36, đồng nghiệp tiết lộ nguyên nhân
    17:58:47 02/02/2025
    Vụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phảiVụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phải
    20:31:27 02/02/2025
    Con trai trùm mafia 3 lần bị mỹ nhân hàng đầu showbiz từ chối, dùng 1001 chiêu và nhờ đến mẹ mới cưới được vợCon trai trùm mafia 3 lần bị mỹ nhân hàng đầu showbiz từ chối, dùng 1001 chiêu và nhờ đến mẹ mới cưới được vợ
    20:08:59 02/02/2025
    Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?
    17:48:21 02/02/2025
    Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"
    21:56:12 02/02/2025
    Tóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ýTóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ý
    18:57:43 02/02/2025
    2 diễn viên nổi tiếng cưới chạy khiến bố mẹ tức tới mức ngã bệnh, dàn sao phản đối kịch liệt2 diễn viên nổi tiếng cưới chạy khiến bố mẹ tức tới mức ngã bệnh, dàn sao phản đối kịch liệt
    19:44:54 02/02/2025
    Xả vai diễn trong phim Trấn Thành, Tiểu Vy bất ngờ về nhà ra mắt phụ huynh 1 Anh Trai dịp TếtXả vai diễn trong phim Trấn Thành, Tiểu Vy bất ngờ về nhà ra mắt phụ huynh 1 Anh Trai dịp Tết
    20:36:22 02/02/2025

    Tin mới nhất

    Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột

    Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột

    20:58:20 02/02/2025
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nên tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
    Đà tiến công của Nga ở Ukraine chậm lại

    Đà tiến công của Nga ở Ukraine chậm lại

    20:41:29 02/02/2025
    Ukrainska Pravda dẫn thông tin từ DeepState, một nhóm nhà phân tích về tình hình Ukraine, ngày 1/2 cho biết, trong tháng 1, Nga kiểm soát thêm khoảng 325km2 lãnh thổ Ukraine. Đây là đà tiến công chậm nhất kể từ tháng 8/2024.
    Nghiên cứu: Chiến hạm Trung Quốc cùng 'lưới tiêu diệt' có thể đánh bại hạm đội Mỹ?

    Nghiên cứu: Chiến hạm Trung Quốc cùng 'lưới tiêu diệt' có thể đánh bại hạm đội Mỹ?

    20:35:06 02/02/2025
    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra trong một cuộc mô phỏng cách khu trục hạm Type 055 kết hợp với máy bay không người lái và xuồng không người lái có thể đối phó hạm đội Mỹ, theo SCMP.
    Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

    Trung Quốc phản ứng mạnh với lệnh đánh thuế của ông Trump

    20:28:41 02/02/2025
    Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay 2.2 đã có phản ứng mạnh về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp để đánh thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc.
    Hé lộ kế hoạch mới của ông Trump về xung đột Nga-Ukraine

    Hé lộ kế hoạch mới của ông Trump về xung đột Nga-Ukraine

    20:24:45 02/02/2025
    Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine và Nga vừa hé lộ ý định của ông chủ Nhà Trắng nếu Kyiv có thể đồng ý một lệnh ngừng bắn với Moscow trong những tháng tới.
    Ông Trump chính thức đánh thuế lên hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc

    Ông Trump chính thức đánh thuế lên hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc

    20:19:24 02/02/2025
    Quân đội Mỹ đã tiến hành đợt không kích đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Donald Trump nhằm vào lực lượng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Somalia.
    Khống chế hoàn toàn 2 đám cháy rừng lớn ở California sau 24 ngày

    Khống chế hoàn toàn 2 đám cháy rừng lớn ở California sau 24 ngày

    20:06:36 02/02/2025
    Lực lượng cứu hỏa tại Mỹ đã khống chế hoàn toàn hai đám cháy Palisades và Eaton ở bang California bùng phát đầu tháng 1, thiêu rụi hơn 10.000 ha và khiến ít nhất 29 người thiệt mạng.
    Thảm kịch hàng không Mỹ: quân đội giữ bí mật danh tính nữ phi công trực thăng

    Thảm kịch hàng không Mỹ: quân đội giữ bí mật danh tính nữ phi công trực thăng

    20:00:53 02/02/2025
    Trong diễn biến liên quan, tờ The Straits Times dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho hay chiếc trực thăng quân sự trên đang trong chuyến bay huấn luyện thường kỳ.
    Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

    Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, Pháp hướng vào Biển Đông

    19:57:03 02/02/2025
    Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ hướng đến Biển Đông cùng nhóm tác chiến tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp, giữa nhiều hoạt động viếng thăm của 2 nhóm tàu này trong khu vực.
    Tảng băng trôi nặng 1.000 tỉ tấn bắt đầu tan vỡ ở Nam Cực

    Tảng băng trôi nặng 1.000 tỉ tấn bắt đầu tan vỡ ở Nam Cực

    19:51:12 02/02/2025
    Các nhà khoa học cho biết tảng băng trôi lớn nhất thế giới, với diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn đã có một mảnh vỡ lớn khi đang trên đường trôi về phía đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương.
    Bị Trung Quốc phản ứng, Philippines lên tiếng về hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ

    Bị Trung Quốc phản ứng, Philippines lên tiếng về hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ

    19:47:50 02/02/2025
    Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Eduardo Ao cho biết hệ thống tên lửa Typhon tại nước này chỉ nhằm mục đích phòng thủ và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
    Loài chuột 'tăng dân số' khi thời tiết ngày càng nóng

    Loài chuột 'tăng dân số' khi thời tiết ngày càng nóng

    19:40:13 02/02/2025
    Các nhà khoa học mới đây cho biết nhiệt độ tăng khiến số lượng chuột xuất hiện tại các thành phố lớn ngày càng nhiều.

    Có thể bạn quan tâm

    Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!

    Độc lạ có thật 100%: Sao nam Vbiz đi bộ hơn 100km, suốt 20 tiếng về diện kiến gia đình bạn gái!

    Sao việt

    23:36:10 02/02/2025
    Mới đây nhất, đạo diễn Phương Vũ gây sốc khi tiết lộ đã đến thăm nhà người yêu Yến Béo vào ngày Mùng 3 Tết theo cách không ai ngờ tới.
    'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành: Người khen, kẻ chê

    'Bộ tứ báo thủ' của Trấn Thành: Người khen, kẻ chê

    Hậu trường phim

    23:27:38 02/02/2025
    Dù lập nhiều thành tích khi ra rạp song phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành cũng vướng phải không ít tranh cãi.
    NSND Lan Hương tiết lộ cuộc sống hôn nhân bên NSƯT Đỗ Kỷ

    NSND Lan Hương tiết lộ cuộc sống hôn nhân bên NSƯT Đỗ Kỷ

    Tv show

    23:21:03 02/02/2025
    Trở thành khách mời trong chương trình Gõ cửa thăm nhà , NSƯT Đỗ Kỷ và NSND Lan Hương có dịp tiết lộ về cuộc hôn nhân gắn bó gần 40 năm qua.
    Phim Tết cán mốc doanh thu 7.600 tỷ chỉ sau 4 ngày, phá 14 kỷ lục phòng vé nhờ nam chính vừa đẹp vừa ngầu

    Phim Tết cán mốc doanh thu 7.600 tỷ chỉ sau 4 ngày, phá 14 kỷ lục phòng vé nhờ nam chính vừa đẹp vừa ngầu

    Phim châu á

    22:00:38 02/02/2025
    Ngày 2/2, QQ đưa tin chủ đề bộ phim Na Tra: Ma Đồng Náo Hải phá 14 kỷ lục phòng vé trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc thu hút tới hơn 32 triệu lượt đọc.
    Sao Hàn 2/2: Jennie ẩn ý chuyện yêu V, G-Dragon có solo concert vào tháng 3

    Sao Hàn 2/2: Jennie ẩn ý chuyện yêu V, G-Dragon có solo concert vào tháng 3

    Sao châu á

    21:26:04 02/02/2025
    Jennie (BLACKPINK) nói về chuyện tình cảm trong MV mới, thông tin về solo concert của G-Dragon khiến fan đứng ngồi không yên .
    Malacia chưa thể rời MU

    Malacia chưa thể rời MU

    Sao thể thao

    21:15:35 02/02/2025
    Theo Athletic, thỏa thuận giữa MU và CLB Bồ Đào Nha đã đổ bể. Hai bên không tìm được tiếng nói chung về mức phí hỏi mượn cũng như điều khoản mua đứt sau khi hợp đồng kết thúc.
    Lời khai của đối tượng hành hung tài xế ô tô tại bến phà Cồn Nhất

    Lời khai của đối tượng hành hung tài xế ô tô tại bến phà Cồn Nhất

    Pháp luật

    21:06:37 02/02/2025
    Mâu thuẫn khi tham gia giao thông, đối tượng Phạm Ngọc Tuân đã gọi thêm người đến hành hung tài xế ô tô đang xếp hàng chờ qua phà Cồn Nhất, phía bờ Nam Định.
    Phiên bản sân khấu của ca khúc Vpop hot nhất Tết này: Visual LED đỉnh nóc, tổ hợp nghệ sĩ Gen Z "slay" miễn bàn!

    Phiên bản sân khấu của ca khúc Vpop hot nhất Tết này: Visual LED đỉnh nóc, tổ hợp nghệ sĩ Gen Z "slay" miễn bàn!

    Nhạc việt

    20:58:37 02/02/2025
    Sân khấu kết hợp của dàn nghệ sĩ Gen Z với Cái Đẹp và I m Thinking About You tại WeChoice đã chính thức lên sóng.
    Jennie chưa bao giờ quay challenge với idol khác: Lý do đằng sau gây ngã ngửa

    Jennie chưa bao giờ quay challenge với idol khác: Lý do đằng sau gây ngã ngửa

    Nhạc quốc tế

    20:30:28 02/02/2025
    Lời thú nhận vừa ngây ngô, vừa hài hước của Jennie khiến fan lấy làm thích thú. Quả thật Jennie chưa bao giờ tham gia quay dance challenge.
    Ukraine phát hiện động thái bất thường của lính Triều Tiên ở Nga

    Ukraine phát hiện động thái bất thường của lính Triều Tiên ở Nga

    19:05:48 02/02/2025
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/1 tuyên bố Kiev đã bắt giữ 2 binh lính Triều Tiên bị thương ở tỉnh Kursk và các nhà điều tra đang thẩm vấn họ.
    4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

    4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

    Tin nổi bật

    18:41:47 02/02/2025
    Khoảng 15h ngày 2/2 (mùng 5 Tết), trên tuyến cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, hướng Thanh Hóa - Hà Nội, xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, nhiều ô tô nhích từng đoạn.