Mỹ điều thêm tàu sân bay sang Trung Đông đánh IS
Mỹ đã điều thêm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đến Trung Đông hỗ trợ tàu USS Harry S. Truman trong chiến dịch chống tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã lên đường sang Trung Đông đánh ISHẢI QUÂN MỸ
Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower và các tàu hộ tống đi kèm có khoảng 7.000 thuỷ thủ, đã được triển khai từ căn cứ ở Norfolk, bang Virginia (Mỹ) ngày 1.6, theo Navy Times.
Tàu sân bay này từng được dự tính triển khai chống IS từ năm 2015, nhưng do nhiều sự cố nên Mỹ phải điều tàu USS Harry S. Truman thay thế.
Đô đốc Phil Davidson, người đứng đầu Bộ chỉ huy các hạm đội của Mỹ, tuyên bố tàu Eisenhower được điều động nhằm hỗ trợ tàu Truman và sẽ tham gia thực hiện các nhiệm vụ không kích chống IS ở Iraq và Syria.
Video đang HOT
Tàu Eisenhower được triển khai theo chương trình sáng kiến Hạm đội Xanh (Great Green Fleet), có nghĩa là toàn bộ tàu Eisenhower, các tàu hộ tống và máy bay thuộc tàu sân bay này sẽ sử dụng nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu sinh học (pha bằng mỡ bò với dầu lửa) để có thể nâng cao khả năng hoạt động, đi xa hơn, thời gian hoạt động lâu hơn, hoả lực mạnh hơn mà không cần phải tái nạp nhiên liệu.
Các tàu tham gia hộ tống tàu sân bay Eisenhower gồm 2 tàu tuần dương Jacinto và Monterey, tàu khu trục Mason và Nitze.
Tàu USS Eisenhower thuộc lớp tàu sân bay hạt nhân Nimitz, dài 317 m, nơi rộng nhất 40,8 m, lượng giãn nước tối đa 91.487 tấn. Tàu được biên chế vào tháng 10.1977 và phục vụ tại Hạm đội 6 của Mỹ.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Đạt Lai Lạt Ma: Châu Âu đã tiếp nhận quá nhiều người tị nạn
Nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma cho rằng châu Âu đã tiếp nhận quá nhiều người tị nạn và đó không phải là giải pháp lâu dài.
Nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma nói về việc tiếp nhận người tị nạnREUTERS
Trả lời phỏng vấn báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (Đức) tại Ấn Độ ngày 31.5, nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma cho rằng các nước châu Âu đã nhận quá nhiều người tị nạn và đó không phải là giải pháp lâu dài giải quyết cuộc khủng hoảng này, theo RT.
Nhà sư Đạt Lai Lạt Ma phát biểu: "Khi nhìn vào khuôn mặt của từng người tị nạn, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, chúng ta đều cảm thấy thương cảm. Những người may mắn hơn có nghĩa vụ giúp đỡ họ. Mặc dù vậy, lúc này việc tiếp nhận họ là quá nhiều".
Theo nhà sư Tây Tạng, nhiều người tị nạn không thể hòa nhập với xã hội châu Âu. "Châu Âu, ví dụ như Đức không thể trở thành một đất nước Hồi giáo. Đức là Đức. Việc tiếp nhận quá nhiều người như vậy trên thực tế sẽ tạo ra những khó khăn", Đạt Lai Lạt Ma nói.
Người tị nạn ở Trung Đông, Bắc Phi đang chọn châu Âu làm điểm đến, bất chấp nguy hiểm tính mạng trên đường đi REUTERS
Vào năm 2015, khi cuộc khủng hoảng tị nạn trở nên trầm trọng, Đạt Lai Lạt Ma đã hoan nghênh các nước châu Âu như Đức, Áo vì tiếp nhận người tị nạn. Nhưng thời điểm đó, nhà sư Tây Tạng cũng nhấn mạnh mỗi nước chỉ nên tiếp nhận một số lượng hạn chế người tị nạn mà thôi.
Theo nhà sư này, việc đến trời Âu sinh sống chỉ nên là lựa chọn tạm thời của những người tị nạn, họ cần phải trở về và giúp sức tái thiết đất nước của mình sau khi các cuộc xung đột được giải quyết.
Làn sóng người tị nạn ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đổ về châu Âu đã ở mức lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Phần nhiều trong số họ mất nhà cửa vì những cuộc xung đột và khủng hoảng tại quê nhà.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tướng Mỹ thừa nhận hết bom không kích IS Thiếu tướng Charles Brown thuộc Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ điều phối chiến dịch ở Trung Đông cho biết, lượng bom đạn dùng để không kích IS đã gần cạn kiệt. Mỹ thừa nhận Chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hơn 1 năm qua đã tiêu tốn gần 30.000 tên lửa và bom,...