Mỹ điều thêm cường kích Thần Sấm tới châu Âu
Phi đội 12 máy bay cường kích tấn công Thần Sấm A-10 tới châu Âu vào tháng này để hỗ trợ các đồng minh NATO.
Thần Sấm A-10 của Mỹ trên bầu trời châu Âu. Ảnh: Military
Hoạt động hỗ trợ trên nhằm chống lại cái mà họ là “sự gia tăng hoạt động quân sự” của Nga trong khu vực, một tướng Mỹ tiết lộ với Military ngày 14/9.
Việc điều động do Phi đội 23 tại căn cứ không quân Moody ở Georgia đảm nhiệm. Đây là một phần trong “gói hỗ trợ an ninh” thứ hai cho các đồng minh NATO, tướng Frank Gorenc, chỉ huy không quân Mỹ ở châu Âu, tuyên bố trong một cuộc họp báo. Những chiếc A-10 này sẽ phối hợp hoạt động với những chiến đấu cơ Mỹ hiện đang hoạt động ở châu Âu, trong đó có F-15 Eagle và F-22 Raptor.
“Chúng tôi đã triển khai A-10 cùng F-15 ở hơn 20 nước tại châu Âu, cùng tham gia các cuộc huấn luyện điều phối yểm trợ tấn công hiệp đồng (JTAC), dưới sự giám sát của các chỉ huy quân sự châu Âu”, ông Gorenc cho biết.
Mỹ bắt đầu rút loại máy bay cường kích được mệnh danh là “sát thủ diệt tăng” này về nước từ năm 2013 trong một nỗ lực nhằm thu gọn lại các căn cứ quân sự và vũ khí trang bị tại châu Âu. Tuy nhiên sau khi Nga có động thái sáp nhập bán đảo Crimea và cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, Thần Sấm A-10 lại tiếp tục được điều động tới châu Âu từ đầu năm nay như một phần trong gói hỗ trợ an ninh thứ nhất của Mỹ với NATO.
Những chiếc cường kích này đã tham gia các cuộc diễn tập huấn luyện của lực lượng NATO tại Czech, Ba Lan, Estonia và Romania. Hồi đầu tháng, Thần Sấm A-10 cũng đã sát cánh cùng F-22 Raptor bay lượn trên bầu trời Estonia trong một động thái nhằm “trấn an” các đồng minh của Mỹ ở châu Âu.
Video đang HOT
Thần Sấm A-10 ra đời từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh với mục đích tiêu diệt xe tăng của Liên Xô. Chiếc cường kích này có hình dáng thô kệch, nhưng lại được trang bị động cơ mạnh mẽ, có khả năng bay chậm, bay thấp và dùng các loại tên lửa, bom cùng pháo 30 ly để diệt xe tăng, bộ binh dưới mặt đất. Phần bụng phủ lớp giáp titan của nó có thể chống lại được đạn pháo phòng không cỡ nhỏ, giúp chiếc máy bay phát huy sức mạnh tối đa trong yểm trợ hỏa lực cận chiến.
“Điều thú vị là chiếc máy bay này được thiết kế để diệt xe tăng Nga, thế nên chúng tôi đang giúp nó trở lại với chức năng nguyên bản của mình”, thượng sĩ Marcus Nugent, một thành viên của đội bay A-10, tuyên bố.
Từ tháng hai, khoảng 300 binh sĩ và 12 chiếc A-10 thuộc phi đội 355 của không quân Mỹ đã rời căn cứ ở Arizona đến triển khai tại căn cứ không quân Spangdahlem của Đức. Đến tháng ba, Mỹ triển khai tiếp 12 chiến đấu cơ F-15, loại máy bay chiến đấu thế hệ 4 do Boeing sản xuất, và gần đây nhất là tiêm kích F-22 Raptor, máy bay tàng hình thế hệ 5, tới châu Âu.
Tướng Gorenc cho hay sau khi thực hiện nhiệm vụ trên không phận Đức và Estonia để “thể hiện với các đồng minh rằng Mỹ luôn nghiêm túc trong việc đóng góp cho NATO”.
Trong bối cảnh Nga đang ngày càng “thu hẹp khoảng cách” về công nghệ với Mỹ bằng cách phát triển các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến như S-400 và các loại vũ khí chống tiếp cận khác, ông Gorenc cho rằng việc sử dụng F-22 Raptor như một công cụ “tuần tra trên không” tại châu Âu là “chưa cần thiết”.
“Chúng tôi thường giao nhiệm vụ tuần tra không phận cho các lực lượng đồn trú lâu dài ở châu Âu. F-22 chỉ được triển khai để thực hiện các sứ mệnh tuần tra khi cần thiết, nhưng giờ chưa phải là lúc đó”, viên tướng này khẳng định.
Trí Dũng
Theo VNE
Mỹ điều tiêm kích hiện đại trấn an đồng minh NATO
Hai chiếc tiêm kích F-22 Raptor cùng cường kích A-10 đã quần lượn trên bầu trời Estonia trong một giờ đồng hồ.
Tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ bay lượn trên bầu trời Estonia. Ảnh: CNN
Hai chiếc tiêm kích tàng hình F-22 Raptor hiện đại của không quân Mỹ đã thực hiện hành trình bay kéo dài suốt một giờ trên không phận Estonia và hạ cánh ở căn cứ không quân Amari để góp phần trấn an quốc gia đồng minh thuộc khối NATO, CNN ngày 7/9 đưa tin.
Estonia là quốc gia có 1,3 triệu người và có chung đường biên giới với Nga. Quốc gia vùng Baltic thuộc khối NATO này là một trong những nơi chứng kiến rõ nhất mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi đầu năm 2014, và sau đó là cuộc xung đột ở miền đông Ukraine.
"Trong một năm rưỡi qua, chúng tôi đã chứng kiến tình hình an ninh ở châu Âu thay đổi rất lớn. Những động thái của nước láng giềng Nga khiến liên minh NATO cần có những hành động tái điều chỉnh", Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Sven Mikser tuyên bố sau khi hai chiếc F-22 hạ cánh ở căn cứ quân sự nước này hôm thứ sáu tuần trước.
Hai chiếc Raptor trên đóng quân tại căn cứ không quân Tyndall ở Florida, Mỹ, và mới được điều đến căn cứ Spangdahlem của Đức trong thời gian gần đây để thực hiện Sáng kiến Tái trấn an châu Âu, một biện pháp được đưa ra "nhằm tăng cường an ninh của các đồng minh NATO và đối tác ở châu Âu, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ đối với an ninh toàn cầu và khu vực", tuyên bố của không quân Mỹ nhấn mạnh.
Hai chiếc cường kích A-10 và tiêm kích F-22 bay trên bầu trời Estonia. Ảnh: CNN
"Đây cũng là một sự công nhận lớn đối với Estonia, với không quân chúng tôi, và đặc biệt là với căn cứ không quân Amari. Chúng tôi đã sẵn sàng và có khả năng đón nhận những chiếc máy bay hiện đại như vậy", Bộ trưởng Mikser cho hay.
Trong chuyến bay trấn an trên, hai chiếc máy bay cường kích A-10 Thunderbolt cũng đã tham gia cùng với F-22 bay qua bầu trời Estonia. Những chiếc cường kích có biệt danh "Thần sấm" này đang tham gia sứ mệnh huấn luyện ở các quốc gia vùng Baltic.
F-22 Raptor là một trong những loại máy bay tiêm kích hiện đại nhất hiện nay của Mỹ, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu. Là chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng từ năm 2005, F-22 giữ ngôi độc tôn trong làng chiến đấu cơ thế giới suốt một thời gian dài khi không có đối thủ xứng tầm cạnh tranh.
Để giữ kín bí mật về công nghệ tàng hình trên chiếc F-22, Mỹ đã quyết định không bán loại chiến đấu cơ siêu đắt này cho bất cứ nước nào khác, kể cả những đồng minh thân cận nhất, và cũng rất hạn chế trong việc điều F-22 thực hiện các sứ mệnh chiến đấu. Mãi tới gần đây, F-22 Raptor mới thực hiện sứ mệnh chiến đấu đầu tiên khi không kích vào các mục tiêu của phiến quân IS ở Iraq và Syria.
Trí Dũng
Theo VNE
Mỹ lần đầu triển khai UAV Predator tại Latvia Mỹ lần đầu triển khai các máy bay không người lái (UAV) MQ-1 Predator đến Latvia trong nỗ lực đảm bảo an ninh cho các đồng minh NATO trước các động thái của Nga tại Ukraine. Mỹ lần đầu triển khai UAV Predator tại Latvia - Ảnh: Reuters Lầu Năm Góc ngày 31.8 thông báo đã triển khai 2 chiếc Predator và 70...