Mỹ điều tàu sân bay tới tây Thái Bình dương
Hai nhóm hàng không mẫu hạm và một đội đặc nhiệm của lính thủy đánh bộ Mỹ vừa bắt đầu hoạt động tại phía tây của Thái Bình dương, trong bối cảnh khu vực này có nhiều diễn biến căng thẳng.
Tàu sân bay USS George Washington. Ảnh minh họa: Navsource
Theo tạp chí TIME của Mỹ, hai nhóm tàu sân bay đã hoàn tất một cuộc tập trận phòng thủ đảo chung với Nhật gần đảo Guam. Nhóm tàu chiến đấu, trong đó có tàu USS George Washington, đang có mặt trên biển Hoa Đông, trong khi nhóm tàu chiến đấu còn lại, gồm có tàu USS John C. Stennis, đang hoạt động ở Biển Đông.
Mỗi tàu sân bay nói trên có 80 chiến đấu cơ. Mỗi nhóm tàu chiến đấu mà hai tàu này tham gia có nhiều tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu hậu cần.
Trong một diễn biến khác tại vùng biển gần Philippines, khoảng 2.200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã lên tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard và hai tàu khu trục nhỏ. Số lính thủy đánh bộ này được trang bị các xe tấn công đổ bộ, xe bọc thép hạng nhẹ, pháo, trực thăng và chiến đấu cơ phản lực lên thẳng Harrier.
Đài truyền hình NHK của Nhật hôm qua dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho hay Mỹ đang lên kế hoạch triển khai các chiến đấu cơ tàng hình F-35 ở châu Á – Thái Bình dương. F-35 là loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ hiện nay. Theo ông Carter, Mỹ cũng đã triển khai các máy bay F-22 tại căn cứ Kadena tại Okinawa, Nhật.
Những động thái quân sự của Mỹ tại tây Thái Bình dương diễn ra khi khu vực này đang có căng thẳng trong thời gian qua. Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo trên biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Tokyo gọi là Senkaku. Tại Biển Đông, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines mới chỉ lắng dịu sau những tranh chấp liên quan tới bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.
Video đang HOT
Theo VNE
Hồ Cẩm Đào dự lễ ra mắt tàu sân bay Liêu Ninh
Chủ tịch Trung Quốc cùng nhiều quan chức cấp cao của chính phủ và quân đội nước này hôm qua tham dự lễ ra mắt chính thức của chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (đứng giữa, hàng trước) cùng Thủ tướng Ôn Gia Bảo (thứ ba từ phải qua) và nhiều quan chức, tướng lĩnh cấp cao trong nghi thức chào cờ tại buổi lễ. Ảnh: Xinhua
Ông Hồ, người nắm giữ vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương, duyệt đội danh dự tại căn cứ hải quân ở thành phố Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc của Trung Quốc. Tàu sân bay đầu tiên của nước này được đặt tên là Liêu Ninh, nơi nó được làm mới. Ảnh: Xinhua
Chủ tịch Trung Quốc trao lá cờ của quân đội nước này cho đơn vị hải quân tiếp nhận tàu sân bay Liêu Ninh. Trước khi chính thức được mang tên Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm được mua lại từ Ukraina vào năm 1998 từng được dự đoán có thể mang các tên như Thi Lang, Mao Trạch Đông, Bắc Kinh hay Hồ Bắc. Ảnh: Xinhua
Hàng không mẫu hạm từng mang tên Varyag hiện có số hiệu 16. Kể từ tháng 8/2011, chiến hạm này đã trải qua khoảng 10 lần chạy thử trên biển. Ảnh: CNR
Các binh sĩ hải quân Trung Quốc đứng gác trên boong tàu Liêu Ninh. Theo một chuyên gia thuộc Học viện Hải quân Trung Quốc, dù tàu sân bay này đã được phiên chế vào hải quân nước này nhưng có thể nó sẽ chỉ thực sự sẵn sàng chiến đấu từ năm 2017. Ảnh: CNR
Trung Quốc mua lại vỏ tàu bọc thép mà không có động cơ, hệ thống điện hay chân vịt từ Ukraina. lúc đầu định làm khách sạn nổi, rồi bắt đầu làm mới chiến hạm này tại Đại Liên từ năm 2002. Ảnh:CNR
Bắc Kinh hồi năm ngoái xác nhận việc làm mới chiến hạm cũ thời Xô viết, đồng thời liên tục nhấn mạnh rằng hàng không mẫu hạm này không phải là mối đe dọa đối với các nước láng giềng, bởi nó sẽ được sử dụng chủ yếu cho các mục đích nghiên cứu và huấn luyện. Tuy nhiên, hàng loạt cuộc chạy thử trên biển của tàu sân bay này đã thu hút sự quan tâm từ các cường quốc như Nhật và Mỹ. Hai nước này từng yêu cầu Bắc Kinh giải thích vì sao lại cần có một tàu sân bay. Ảnh: CNR
Tàu Liêu Ninh được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Tàu có thể mang được 26 chiến đấu cơ J-15, 18 trực thăng ASW/SAR Helo (Ka-27) và 4 trực thăng AEW Helo (Z-8, Ka-31). Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát, sức mạnh của hàng không mẫu hạm này chưa thể so sánh được với khả năng của các tàu sân bay Mỹ hay một số nước khác. Ảnh: CNR
Cận cảnh tháp chỉ huy trên tàu Liêu Ninh với những binh sĩ hải quân đứng dọc các lan can. Ảnh:Xinhua
Một căn phòng trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: CNR
Theo VNE
Tàu sân bay Mỹ đến Senkaku/Điếu Ngư nhằm mục đích gì? Việc Mỹ cử 2 tàu sân bay cùng đội đặc nhiệm lính thủy đánh bộ đến gần quần đảo tranh chấp Trung - Nhật vào thời điểm này mang mục đích gì? Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay tín hiệu đáng lo ngại về nguy cơ có thể bùng nổ chiến tranh? Tàu sân bay USS George Washington cùng tàu...