Mỹ điều tàu khu trục bảo vệ Arab Saudi, Iran nổi đóa
Chiến hạm USS Nitze được triển khai đến vùng biển đông bắc Arab Saudi hôm 21/9 nhằm “lấp chỗ trống” trong mạng lưới phòng không của Riyadh.
Quyết định điều động tàu USS Nitze được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt kế hoạch triển khai thêm quân đến Arab Saudi để giúp nước này củng cố năng lực phòng thủ sau vụ tấn công hai nhà máy dầu của Aramco tại Abqaiq và Khurais, đông bắc nước này.
Việc hải quân Mỹ đưa tàu khu trục USS Nitze tới gần Arab Saudi được đánh giá là phù hợp với thông báo triển khai quân ở mức vừa phải nhằm mục đích “răn đe và bảo vệ” do Mỹ đưa ra.
USS Nitze hoạt động ngoài khơi Ai Cập hồi tháng 7. Ảnh: US Navy.
USS Nitze nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln được triển khai tới Trung Đông từ tháng 5 năm nay, nhằm đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ Iran trong bối cảnh căng thẳng giữa Tehran và Washington gia tăng.
Chiến hạm này được lắp hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk 41 với 96 ống phóng, mỗi ống có thể chứa một tên lửa phòng không tầm xa SM-2, SM-3 và SM-6 hoặc 4 quả đạn tầm trung RIM-162 ESSM. “Hệ thống chiến đấu Aegis trên USS Nitze là một trong những lưới phòng không mạnh nhất thế giới hiện nay”, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Bệ phóng Mk 41 cũng có thể sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn tới 2.500 km, cho phép USS Nitze sẵn sàng thực hiện đòn tấn công vào nhiều mục tiêu tại Trung Đông.
USS Nitze từng phóng nhiều quả Tomahawk vào ba trận địa radar của phiến quân Houthi tại Yemen cuối năm 2016, sau khi lực lượng này bắn tên lửa chống hạm về phía các tàu chiến Mỹ.
Video đang HOT
Về phần mình, Tổng thống Iran Rouhani cho rằng sự hiện diện của lực lượng nước ngoài tại Vùng Vịnh có thể gây ra vấn đề và bất ổn cho khu vực cùng người dân.
“Nếu họ chân thành, họ không nên biến khu vực của chúng ta thành nơi chạy đua vũ trang”, Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại cuộc duyệt binh tưởng nhớ các binh sĩ đã tử trận trong cuộc chiến Iran – Iraq (1980 – 1988) tại Tehran hôm 22/9, kêu gọi các cường quốc nước ngoài “tránh xa” Vùng Vịnh.
Tuyên bố của Tổng thống Iran được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington muốn tránh chiến tranh với Tehran và việc điều thêm quân tới Vùng Vịnh là nhằm “răn đe và bảo vệ”. Tổng thống Trump hôm 20/9 thông qua quyết định điều quân tới Arab Saudi nhằm giúp Riyadh củng cố hệ thống phòng không sau vụ tấn công nhà hai nhà máy lọc dầu hôm 14/9.
“Sự hiện diện của các ông luôn mang đến nỗi đau và sự khốn khổ … Các ông tránh xa đất nước và khu vực của chúng tôi bao nhiêu thì an ninh càng được đảm bảo bấy nhiêu. Lập luận của chúng tôi chính là lập luận của Vịnh Ba Tư, khu vực được đảm bảo an ninh đến từ bên trong”, ông Rouhani nói.
Tổng thống Iran cũng cho biết sẽ trình lên Liên Hợp Quốc kế hoạch hòa bình trong vài ngày tới. “Trong thời điểm lịch sử nhạy cảm và quan trọng này, chúng tôi tuyên bố với các nước láng giềng rằng chúng tôi thắt chặt tình hữu nghị và tình anh em với họ”, Rouhani nói thêm.
Căng thẳng Washington – Tehran tiếp tục leo thang sau cuộc tấn công nhà máy dầu của Aramco 14/9. Phiến quân Houthi ở Yeman đứng ra nhận trách nhiệm, nhưng Mỹ và Arab Saudi cáo buộc Iran đứng sau sự việc. Tehran sau đó bác bỏ mọi liên hệ tới vụ tấn công.
Theo Vũ Anh (VNE)
Vì sao Mỹ khó có thể phát động tấn công quân sự Iran vào lúc này?
Không ít quan chức Mỹ kêu gọi tấn công Tehran nhưng hành động này có thể xảy ra hay không?
Theo tạp chí của Mỹ, tấn công Iran sẽ là lựa chọn sai lầm của chính quyền Tổng thống Donald Trump (Ảnh minh họa: Tên lửa đạn đạo của Iran)
Vụ tấn công nhằm vào mỏ dầu Khurais và cơ sở al-Abqaiq, nhà máy lọc dầu lớn nhất Arab Saudi - đồng minh thân cận, quan trọng số 2 của Mỹ tại Trung Đông vừa qua, khiến thị trường dầu mỏ chao đảo và làm tăng thêm mối lo ngại trong khu vực vốn đã đầy rẫy những căng thẳng. Nhiều thông tin tình báo từ phía Mỹ cho rằng, Iran có liên quan tới vụ việc này và không ít quan chức Mỹ kêu gọi tấn công Tehran để trả đũa. Nhưng hành động này có thể xảy ra hay không?
Arab Saudi Tấn công chứ không phải Mỹ
Theo một số bằng chứng do giới chức tình báo Mỹ cung cấp cho chính phủ Riyadh, một phần vụ tấn công này được thực hiện bằng tên lửa hành trình, có thể đã được phóng từ Iran.
Mặc dù Arab Saudi chưa quy trách nhiệm trực diện, hoàn toàn cho Iran nhưng nhiều quan chức tại vương quốc giàu có này đánh giá vụ tấn công được thực hiện bằng vũ khí do Iran cung cấp.
Do đó, căng thẳng Trung Đông, đặc biệt là mối quan hệ giữa Iran với Mỹ cùng các nước thân Mỹ lại càng căng thẳng. Hiện tại, Lầu Năm Góc được cho là đang chuẩn bị hành động quân sự trả đũa Tehran và đang trình lên Tổng thống một số lựa chọn tấn công bao gồm hành động nhắm vào khu lọc dầu lớn nhất Iran.
Gần như toàn bộ chính phủ Mỹ đều hối thúc thực hiện hành động quân sự nhanh, trong đó Thượng Nghị sĩ Chris Coons cho rằng, lúc này, hành động quân sự là lựa chọn phù hợp.
Song, theo Tạp chí National Interest, suy nghĩ của vị Thượng Nghị sĩ đến từ Delaware có lẽ chưa đúng hoàn cảnh bởi phần còn lại của Washington lại không muốn đối đầu với quốc gia Hồi giáo Iran. Thay vì làm tình hình thêm sôi sục, Tổng thống Mỹ cần phải hạ nhiệt trước khi đưa ra quyết định liệu có nên lãng phí mạng sống của người dân Mỹ hay không cho một cuộc chiến chưa biết kết cục tiềm tàng.
Theo National Interest, còn có một số lý do khác mà Mỹ không nên và không thể tấn công Iran. Thứ nhất, cuộc tấn công nhằm vào Abqaiq - một cơ sở do Arab Saudi sở hữu đang vận hành trên lãnh thổ của vương quốc này và hành động đó nhắm trực tiếp tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Arab Saudi chứ không phải nhắm vào Mỹ hay người dân Mỹ.
Nếu có hành động trả đũa, thì Riyadh mới là chính phủ nên lên kế hoạch và thực hiện, có thể kết hợp với những đối tác cùng chí hướng tại Vịnh Ba Tư - tất cả cùng có lợi ích đảm bảo họ có thể tiếp tục xuất khẩu dầu trong môi trường ổn định và dễ đoán. Washington có lẽ sẽ không tham gia vào một vấn đề rắc rối mà bản thân họ không có mấy lợi ích.
Iran không phải "đối thủ dễ chơi"
Thứ hai, cuộc chiến với Iran sẽ rất đắt đỏ. Một cuộc xung đột với Iran sẽ không chỉ gây bất ổn mà còn vi phạm Chiến lược quốc phòng và Chiến lược an ninh Quốc gia của chính chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cả hai tài liệu này đều dự đoán đúng về một thế giới ở đó sự đối địch và cạnh tranh giữa các cường quốc lớn ngày càng thống trị bức tranh an ninh toàn cầu. Lao vào Trung Đông, tiêu tốn nhiều nguồn lực của Mỹ vào một khu vực đang ít trở nên quan trọng về địa chính trị sẽ chỉ càng làm sâu sắc hơn xung đột, làm suy yếu những nỗ lực để xoay chiều, đưa Mỹ ra khỏi cuộc chiến không có hồi kết - lời hứa mà ông Trump đã cam kết khi còn là ứng viên Tổng thống.
Một phần dẫn đến thành công của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông còn là ứng viên tranh cử chính là cam kết ngăn Washington rơi vào những cuộc chiến mới đồng thời, chấm dứt tất cả các cuộc chiến đang chưa có hồi kết.
Hơn nữa, hành động tấn công vào các khu vực lọc dầu sẽ khiến tình hình dầu mỏ hỗn loạn. Hiện tại, giá dầu trong ngắn hạn đang rất khó đoán nhưng nguồn cung dầu mỏ quốc tế về lâu dài sẽ không bị gián đoạn nhiều.
Điều có thể gây ra gián đoạn dài hạn đó chính là một cuộc leo thang quân sự. Hành động đó có thể đẩy các nước liên quan vào một cuộc chiến không hồi kết khác.
Arab Saudi đang giải quyết vấn đề giá dầu tăng rất nhanh chóng bằng cách tăng năng lực dự trữ. Việc phát động cuộc tấn công trả đũa nhằm vào Iran, cụ thể là các cơ sở xử lý dầu như một số Nghị sĩ vận động sẽ chỉ làm giảm nguồn cung dầu mỏ trên thị trường này, kéo dài thời gian gián đoạn và có thể dẫn đến một cuộc suy thoái khác.
Và hơn hết, chắc chắn Iran sẽ trả đũa. Theo National Interest, nhiều người vận động hành lang để tấn công Tehran cho rằng, có thể dùng việc đe dọa phát động chiến tranh để làm đòn tâm lý khiến Tehran lo lắng và các lãnh đạo của Tehran sẽ không dám đáp trả vì sợ những hậu quả mà họ có thể phải gánh chịu.
Nhưng thực tế không phải vậy, Tehran khá cứng rắn và nguy cơ xảy ra cuộc chiến vùng vịnh là rất lớn. Iran đang nắm trong tay nhiều tài sản mà họ có thể sử dụng để trả đũa, làm đau đầu toàn khu vực vùng vịnh.
Trang Trần
Theo baogiaothong
Căng thẳng Iran-Saudi Arabia, Mỹ tăng bán hàng vũ khí Mỹ đổ lỗi Iran tấn công cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia, tăng cường bán hàng vũ khí cho đồng minh Trung Đông. Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây công bố ký kết hợp đồng bổ sung với Tập đoàn Boeing để hoàn thiện một phần dự án khôi phục dây chuyền sản xuất tên lửa tấn công phóng từ trên không...