Mỹ điều động binh lực lớn nhất tới châu Á
Để thực hiện chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á -Thái Bình Dương, Mỹ đã quyết định điều động lực lượng lớn chưa từng có, kể từ sau chiến tranh Việt Nam sang khu vực này, đồng thời sẽ ưu tiên những loại vũ khí hải, lục, không quân thuộc loại tiên tiến nhất.
Theo ý tưởng của Chính phủ Mỹ và Lầu năm góc, cho đến năm 2020, 60% tổng binh lực của hải quân Hoa Kỳ (bao gồm cả nhân viên và tàu thuyền) sẽ tràn ngập châu Á – Thái Bình Dương. Điều đặc biệt quan trọng là Washington sẽ điều chỉnh bố trí binh lực ở trong nước, để tăng cường ưu tiên cho khu vực này.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố, 60% tổng binh lực không quân đang đóng ở nước ngoài cũng sẽ được điều động đến khu vực hiện là trọng tâm chiến lược của Mỹ. Đồng thời 60% lực lượng tác chiến không gian và tác chiến mạng cũng dịch chuyển theo để hỗ trợ nâng cao tốc độ phản ứng, phạm vi tác chiến và tính linh hoạt cho không quân Mỹ.
Đặc biệt là, lực lượng không quân chiến lược và không quân chiến thuật trong nước của Hoa Kỳ cũng sẽ được điều động đến khu vực này. Cụ thể là các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22, F-35, máy bay trinh sát không người lái (UAV) chiến lược RQ-4 Global Hawk và máy bay tấn công không người lái (UCAV) mới hoàn tất thử nghiệm trên tàu sân bay X-47B, cũng được triển khai ở Nhật Bản.
Mỹ sẽ điều động tới châu Á – Thái Bình Dương 6 biên đội tàu sân bay
Sự điều động lực lượng hải quân Mỹ đến khu vực nóng bỏng này cũng thật sự kinh người. Năm 2012, Lầu năm góc đã tuyên bố, trong 10 năm tới hải quân Mỹ sẽ biến châu Á – Thái Bình Dương thành lãnh địa riêng của mình. Mỹ sẽ điều động đến đây 6 biên đội hàng không mẫu hạm và đại bộ phận các tuần dương hạm, khu trục hạm và khinh hạm và tàu tác chiến ven bờ trong biên chế của mình.
Sự điều động này phá vỡ tỷ lệ cân bằng 5/5 trong bố trí binh lực Mỹ ở 2 đại dương lớn nhất trên thế giới, chứng tỏ vị thế quan trọng của chiến trường Thái Bình Dương trong chiến lược của Mỹ với tỷ lệ trội hơn là 6/4 so với chiến trường Đại Tây Dương. Hiện quá trình chuẩn bị cho sự dịch chuyển này đang được gấp rút tiến hành.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố, kế hoạch này đang triển khai rất thuận lợi. Hiện chiếc thứ 4 thuộc lớp tàu tấn công hạt nhân Virginia đã được điều động đến Guam, tàu tác chiến ven bờ LSC-1 Freedom cũng đã trực chiến ở Singapore, bắt đầu triển khai kế hoạch thay phiên trực chiến ở biển Đông của 4 tàu tác chiến lớp này.
Các máy bay chiến đấu hiện đại nhất như F-22 và F-35 sẽ được điều đến Nhật Bản
Video đang HOT
Ngoài ra, sau nhiều năm tham chiến ở Afghanistan và Iraq, lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ cũng sẽ quay trở lại chiến trường Thái Bình Dương, đóng quân ở Nhật Bản và đảo Hawaii, đặc biệt là 2 Cụm hải quân đánh bộ cực thiện chiến số 1 và số 3.
Từ 4 năm trước, Cụm Hải quân đánh bộ Mỹ thường trú vĩnh viễn ở Australia cũng bắt đầu thay phiên hoạt động. Dự kiến, đến năm 2016 Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ hoàn tất kế hoạch mỗi năm sẽ duy trì khoảng 2500 lính hải quân đánh bộ duy trì hoạt động thường trú ở căn cứ Darwin – Australia.
Về quân chủng lục quân, kết thúc chiến tranh Iraq và Afghanistan, sư đoàn 25 Bộ binh cơ giới đã trở lại đóng quân ở Hawaii. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trên bộ ở châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai, sư đoàn này sẽ phối hợp với quân đoàn 1 lục quân Mỹ đang đảm nhiệm “chuyên trách tác chiến khu vực châu Á – Thái Bình Dương” đang đóng quân ở Nhật Bản.
2 lữ hải quân đánh bộ mạnh nhất của Mỹ sẽ trở về châu Á – Thái Bình Dương
Ngoài sự điều chỉnh lực lượng trên quy mô lớn, Lầu năm góc còn dự định sẽ tăng cường chất lượng binh lính đang đóng quân ở khu vực này. Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã tuyên bố, mỗi năm sẽ tăng thêm 100 triệu USD để tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.
Mục đích của kế hoạch này là nhằm tăng cường chất lượng tác chiến cho binh lính Mỹ, đồng thời đẩy mạnh giáo dục quốc phòng về một “châu Á – Thái Bình Dương mới” cho binh lính và nâng cao chất lượng công tác đào tạo học viên của Trung tâm nghiên cứu quan hệ an ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Hawaii.
Theo Dantri
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm "quái vật đa năng" tại Singapore
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm qua đã lên thăm một chiến hạm của hải quân nước này hiện đang đóng tại Singapore, một biểu tượng cho chính sách "xoay trục" chiến lược sang châu Á của Washington.
Ông Hagel lên thăm chiến hạm USS Freedom hôm 2/6.
Ông Hagel đã lên thăm USS Freedom, một chiến hạm thuộc lớp tàu tác chiến tuần duyên (LCS), được thiết kế làm tàu đa năng hiện đại của hải quân Mỹ. Chuyến thăm diễn ra sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tham dự Đối thoại Shangri-la lần tứ 12 tại Singapore.
USS Freedom, chiếc đầu tiên trong số 52 tàu LCS mà hải quân Mỹ dự kiến chế tạo với tổng chi phí lên tới 37 tỷ USD, đến Singapore hồi giữa tháng 4 trong đợt triển khai đầu tiên.
Theo kế hoạch, 4 tàu LCS, vốn được thiết kế để hoạt động gần bờ, sẽ được triển khai tại căn cứ quân sự Changi tại Singapore trong khuôn khổ chính sách "tái cân bằng" quân sự của Washington đối với châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Hagel nói chuyện với các thủy thủ trên tàu.
Mục đích của việc triển khai là tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực và tránh những chuyến vượt biển kéo dài 2 tuần từ bờ tây nước Mỹ trước mỗi cuộc triển khai.
Ông Hagel đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc triển khai các tàu LCS trong bài phát biểu trước các thủy thủ trên USS Freedom.
"Các bạn đang làm nên lịch sử tại đây. Điều các bạn đang chứng tỏ đối với các quan hệ đối tác của chúng ta trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là không thể bàn cãi", ông Hagel nói.
Ông Hagel thăm khu vực điều khiển trên tàu.
Tàu USS Freedom dài 120m là một loại tàu chiến hoàn toàn mới. Con tàu có thể thích nghi với các sứ mệnh riêng biệt thông qua một hệ thống các khoang và thủ thủ đoàn có thể hoán đổi.
"Chúng tôi xem nó giống như mộc chiếc xe tải. Bạn có đặt nhiều thứ khác nhau vào bên trong", thuyền trưởng, Thiếu tá Clayton Doss, nói.
Con tàu hiện có một khoang "tác chiến trên biển", bao gồm một trực thăng, 2 súng cỡ nòng 30mm, 2 xuồng máy Zodiac công suất lớn.
Việc trển khai USS Freedom diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc công khai phô diễn sức mạnh hải quân ở Biển Đông, nơi nước này có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các quốc gia Đông Nam Á khác. Ngoài ra, cũng có các vụ cướp biển xảy ra tại eo biển Malacca.
Trong số thủy thủ đoàn 100 người, có 38 thủy thủ chuyên về khoang tác chiến trên biển. Họ sẽ được thay thế bởi những thủy thủ khác nếu con tàu được bố trí cho sứ mệnh chống tàu ngầm hoặc quét mìn, Thuyền trưởng Doss cho hay. Thay thế một khoang bằng một khoang khác chỉ mất chưa tới 96 giờ.
Mục đích của việc thiết kế đó là để tàu nhẹ và đạt tốc độ cao - LCS có thể chạy với vận tốc trên 40 hải lý/giờ - và tránh phải mang thiết bị và thủy thủ đoàn để thực hiện các sứ mệnh khác nhau.
Bộ quốc phòng Mỹ rất tin tưởng rằng các tàu LCS, với 2 lớp khác nhau, sẽ chiếm 20% trong toàn bộ hạm đội tàu chiến của hải quân.
Ngoài 4 tàu sẽ đóng tại Singapore, 8 tàu khác dự kiến sẽ được triển khai ở Bahrain.
Theo Dantri
Obama cảm ơn Singapore vì trợ giúp quân sự Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã cảm ơn Singapore vì sự trợ giúp quân sự, trong lúc chiếc đầu tiên trong thế hệ tàu chiến cận bờ của Mỹ đang trên đường tới quốc gia Đông Nam Á để trợ giúp chính sách của ông nhằm "xoay trục" sang châu Á. Tổng thống Obama và Thủ tướng Lý bắt tay tại...