Mỹ điều chiến hạm vào vùng 12 hải lý các đảo ở Hoàng Sa
Ngày 27.5, Mỹ cho 2 chiến hạm hải quân thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, đi vào vùng 12 hải lý các đảo ở Hoàng Sa của VN.
Khu trục hạm USS Higgins. Ảnh: US Navy
Reuters dẫn lời 2 quan chức Mỹ giấu tên cho biết, khu trục hạm tên lửa dẫn đường Higgins và tuần dương hạm tên lửa dẫn đường Antietam đã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải qua vùng biển trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo Cây, Linh Côn, Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chuyến thực thi tự do hàng hải diễn ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ rút lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).
RIMPAC là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới, được tổ chức 2 năm 1 lần ở Hawaii vào tháng 6 và tháng 7.
Trung Quốc trước đây từng tham dự RIMPAC. Tuy nhiên, năm nay Lầu Năm Góc rút lại lời mời với Trung Quốc để phản ứng lại những hành vi quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Tuần trước, Trung Quốc cho máy bay ném bom diễn tập trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 21.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc”.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nêu trên, không được tiến hành quân sự hóa, nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), tạo bầu không khí thuận lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực” – người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã cảnh báo những hành vi gây mất ổn định trong khu vực, sau khi Trung Quốc cho máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa. Reuters dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Christopher Logan cho rằng Trung Quốc đang tiếp tục “quân sự hóa Biển Đông”, và các hành động đó “chỉ làm căng thẳng gia tăng và gây bất ổn định trong khu vực”.
VÂN ANH
Theo Laodong
Australia phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông sau khi Bắc Kinh đưa máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối hành động quân sự hóa Biển Đông trong cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đang căng thẳng, Ngoại trưởng Australia đã có cuộc gặp kéo dài với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Argentina hôm 21.5.
Bà Bishop mô tả cuộc thảo luận diễn ra "nồng ấm, thẳng thắn và xây dựng", cho biết bà sẽ sớm thăm Trung Quốc.
Bà Bishop nói với ABC rằng bà có mối quan hệ lâu dài với người đồng cấp Vương Nghị, và Australia "sẽ tiếp tục tiếp cận mối quan hệ song phương với Trung Quốc một cách thiện chí, thực tế, thực dụng và giao tiếp cởi mở".
Mặc dù cuộc gặp ở Argentina rõ ràng nhằm mục đích phá băng quan hệ, song Ngoại trưởng Bishop xác nhận bà đã phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuối tuần trước, Trung Quốc cho máy bay ném bom H-6K tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm.
"Lập trường của Australia rất rõ ràng và nhất quán, Trung Quốc cũng biết rõ điều đó. Mối quan ngại của chúng tôi về việc quân sự hóa một số thực thể ở Biển Đông đã là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận, và hôm nay cũng vậy" - Ngoại trưởng Bishop nói hôm 22.5.
Bà Bishop cho biết, Australia liên tục nêu lên những quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông như một phần của "cuộc đối thoại lâu dài, sâu rộng với Trung Quốc, và tôi không tin rằng Trung Quốc ngạc nhiên vì hôm nay tôi nêu vấn đề này một lần nữa".
Ngoại trưởng Australia Bishop cũng thảo luận về Biển Đông với Mỹ tại hội nghị ngoại trưởng G20. Bà nói Australia sẽ tiếp tục thực hiện các quyền tự do hàng hải và hàng không, đồng thời "ủng hộ quyền làm như vậy của các nước khác", và đã chuyển tải lập trường này tới Trung Quốc.
Ngày 21.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phản đối Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này và không được tiến hành quân sự hóa Biển Đông.
"Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông" - bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
VÂN ANH
Theo Laodong
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Mỹ bàn loạt vấn đề nóng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Washington vào ngày mai (23.5). Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP. Chuyến thăm Mỹ của ông Vương Nghị diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được tạm nới lỏng nhưng có những căng thẳng phát sinh quanh vấn đề Triều Tiên và động thái của Trung Quốc ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Peru: Phát hiện hài cốt phụ nữ có niên đại 5.000 năm

Liên hợp quốc kêu gọi Ấn Độ, Pakistan kiềm chế sau vụ tấn công ở Kashmir

Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine

Ukraine đang chuẩn bị cho 'kịch bản tồi tệ nhất': Mỹ rút toàn bộ viện trợ

Tunisia đốt trại của những người di cư bất hợp pháp

Chuyên gia nói chính sách thuế của Mỹ tạo cơ hội để Trung Quốc tăng ảnh hưởng

Nga nỗ lực ngăn chặn tình hình Iran leo thang

Thuế quan 172% tấn công ngành xuất khẩu thịt lợn Mỹ

Tổng thống Trump bác tuyên bố của Trung Quốc về đàm phán thương mại song phương

Xuất hiện loại vũ khí 'làm mù' chiến tranh điện tử, tái định hình chiến trường Ukraine

Pháp: Tấn công bằng dao tại trường học gây thương vong
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 30: Quân nhận ra cha trong tình huống éo le
Phim việt
15:28:04 25/04/2025
Vụ thi thể "sao nhí" một thời bên bờ sông: Tử vong khi đang mang thai, nghi sử dụng chất kích thích
Sao âu mỹ
15:21:56 25/04/2025
Khi kẻ lừa đảo trong bóng đêm nhìn thấu 'con mồi' lộ thông tin cá nhân
Pháp luật
15:18:20 25/04/2025
Lý do Dương Tử 'mất điểm' trong dự án mới?
Hậu trường phim
15:10:32 25/04/2025
Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4
Tin nổi bật
15:06:27 25/04/2025
Top phim y khoa Hàn Quốc đáng xem: 'Hospital Playlist' gây sốt suốt bao năm
Phim châu á
15:05:05 25/04/2025
Đạo diễn siêu phẩm kinh dị 'Barbarian' trở lại với tác phẩm mới về loạt vụ mất tích bí ẩn
Phim âu mỹ
14:54:15 25/04/2025
Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất
Sức khỏe
14:49:41 25/04/2025
Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025
Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!
Netizen
14:12:03 25/04/2025