Mỹ điều 600 binh sĩ đến Ba Lan và các nước Baltic
Mỹ đang triển khai khoảng 600 binh sĩ đến Ba Lan và các nước Baltic nhằm thể hiện cam kết bảo vệ đồng minh NATO, giữa lúc Nga – Mỹ căng thẳng liên quan đến tình hình khủng hoảng Ukraine.
Các binh sĩ Mỹ trên một máy bay quân sự – Ảnh: Reuters
Ông John Kirby, người phát ngôn Lầu Năm Góc, cho biết 150 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Ý sẽ đến Ba Lan vào hôm nay 23.4 và 450 binh sĩ Mỹ đã được điều động đến Estonia, Lithuania và Latvia (các nước Baltic) trong những ngày sắp tới, theo AFP.
Số binh sĩ Mỹ được điều động đến các nước này nhằm tham gia các cuộc tập trận từ này cho đến cuối năm 2014, ông Kirby nói trong một cuộc họp báo.
Ông Kirby cho biết thêm việc Mỹ đưa quân đến những nước này nhằm thể hiện Washington tuân thủ nghiêm túc các quy định bảo vệ, hỗ trợ các nước đồng minh NATO.
Kể từ khi khủng hoảng Ukraine bùng nổ, Lầu Năm Góc đã điều động 12 chiến đấu cơ F-16 đến Ba Lan.
Video đang HOT
Mỹ và phương Tây tố cáo Nga đứng sau những vụ người biểu tình chiếm đóng trụ sở chính quyền các thành phố ở miền đông Ukraine, nhằm có cớ đưa quân vào khu vực này sau khi Crimea ly khai Ukraine, sáp nhập Nga, đồng thời áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Nga thì luôn bác bỏ những cáo buộc này.
Theo TNO
Mỹ loay hoay giữa xoay trục sang châu Á và "tái xoay trục" về châu Âu
Ngày 19-4, báo chí Mỹ dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cho biết, lực lượng tác chiến mặt đất của Mỹ sẽ được triển khai tới Ba Lan để mở rộng sự hiện diện của NATO tại quốc gia này trong bối cảnh các diễn biến mới tiếp tục nảy sinh tại nước láng giềng Ukraine.
Trong chuyến thăm trụ sở báo "Bưu điện Washington" hôm 18-4, sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Lầu Năm Góc, ông Siemoniak thông báo với tờ báo này rằng, kế hoạch triển khai lực lượng mặt đất Mỹ tới Ba Lan sẽ được công bố vào tuần tới.
Theo một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc, Mỹ đang cân nhắc triển khai một lực lượng nhỏ khoảng 130 binh lính tới nước này. Các đơn vị này sẽ được triển khai trên cơ sở luân phiên.
Bộ trưởng Siemoniak cho biết, quyết định trên đã được đưa ra ở cấp chính phủ và các nhà hoạch định chính sách quân sự đang làm việc về nội dung chi tiết của kế hoạch này, và Ba Lan sẽ đóng vai trò lãnh đạo "dưới sự bảo trợ của Mỹ".
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cho biết thêm rằng, lính mặt đất Mỹ cũng có thể sẽ được triển khai tới các quốc gia vùng Baltic nhằm tăng cường sự hiện diện của NATO tại Trung và Đông Âu.
Biên đội tàu chiến Hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải
Ông còn cho rằng trong thời gian qua, không có mối đe dọa nào ở châu Âu và không cần thiết Mỹ phải hiện diện tại đây, nhưng giờ đã thay đổi, Mỹ, đã công bố "xoay trục" sang châu Á, cần phải "tái xoay trục" sang châu Âu, và các quốc gia châu Âu đã cắt giảm chi phí quốc phòng cần phải thay đổi xu hướng này.
Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Chuck Hagel cũng đã trấn an các nước thành viên NATO như Ba Lan và các nước Baltic rằng Washington cam kết đảm bảo chắc chắn rằng lãnh thổ của họ được tôn trọng.
Kể từ khi bắt đầu diễn ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Lầu Năm Góc đã triển khai 12 chiếc máy bay chiến đấu cùng các đơn vị đảm bảo tới Ba Lan. Ông Hagel cho rằng số máy bay chiến đấu này sẽ ở lại đây cho đến cuối năm nay, đồng thời kêu gọi các nước thành viên NATO ở châu Âu đóng góp thêm lực lượng tại khu vực Đông Âu.
Tại cuộc hội đàm này, ông Hagel còn cho biết ông đã gọi điện thông báo với giới lãnh đạo Ukraine rằng, Mỹ sẽ cung cấp các gói viện trợ phi sát thương vừa được Tổng thống Obama phê chuẩn cho Ukraine trong thời gian tới.
Hai bộ trưởng tại cuộc họp báo
Gói viện trợ phi sát thương này bao gồm thiết bị y tế, mũ sắt, chiếu ngủ và máy lọc nước cho quân đội Ukraine, cùng với lều bạt, máy phát điện nhỏ và bơm nhiên liệu bằng tay cho lực lượng biên phòng Ukraine.
Giữa tuần qua, Tổng Thư ký NATO Anders Rasmussen cũng đã tuyên bố: NATO sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở phía đông châu Âu cùng các vùng biển Baltic và Địa Trung Hải, bằng việc triển khai thêm nhiều máy bay, tàu chiến, và lực lượng mặt đất, do cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang ngày càng trở nên căng thẳng.
Trong khi đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói rằng, hàng loạt các biện pháp đang được cân nhắc nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu trên không, trên biển và mặt đất tại châu Âu.
"Một số những hoạt động này sẽ được thực hiện song phương với từng quốc gia NATO. Một số sẽ được thực hiện thông qua khuôn khổ của chính liên minh này", ông Kirby cho biết.
Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, NATO đã không chú tâm đến việc thiết lập các căn cứ quân sự tại các quốc gia thành viên từng thuộc khối Xô Viết, trong một lỗ lực nhằm tránh làm Nga tức giận.
Theo ANTD
Tổng thống Nga đăng đàn trả lời trực tuyến về Ukraine Chiều nay (17/4), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đăng đàn trả lời trực tuyến trong cuộc đối thoại thường niên lần thứ 12 với người dân. Ông khẳng định Nga không đứng sau bất ổn tại Ukraine và cũng không sợ việc NATO tăng cường lực lượng sang phía Đông. Tổng thống Nga Putin đối thoại trực tiếp với người dân Đây...