Mỹ điều 500 quân tới Manbij, Thổ nuốt trái đắng
Một đoàn xe thiết giáp cùng 500 lính đặc nhiệm quân đội Mỹ đã triển khai đến thành phố Manbij phía bắc Syria.
Thổ nhận trái đắng
Mới đây, một đoàn xe thiết giáp cùng 500 lính đặc nhiệm quân đội Mỹ đã triển khai đến thành phố Manbij phía bắc Syria để tham chiến chống phiến quân IS. Đoàn thiết giáp của Mỹ bao gồm nhiều xe bọc thép Humvee và các xe thiết giáp chở quân Stryke.
Hiện tại, đang có một lực lượng lính Thổ Nhĩ Kỳ đóng ở phía tây nam cách Manbij khoảng 40 km, rất có thể lực lượng này đang chờ lực lượng Mỹ vào vị trí rồi sẽ tấn công vào Manbij từ 2 hướng.
Đoàn xe thiết giáp cùng 500 lính đặc nhiệm quân đội Mỹ đã triển khai đến thành phố Manbij
Có lẽ chỉ trong vài ngày tới, người ta sẽ được chứng kiến sức mạnh của Quân đội Mỹ trên mặt trận chống phiến quân một cách “trực tiếp” thay vì các cuộc không kích “lạ lùng” như trước đây. Đây được cho là hành động của Tổng thống Trump nhằm tăng cường chống lại chủ nghĩa khủng bố ở Trung Đông.
Chính quyền thời Tổng thống Barack Obama chưa bao giờ chấp nhận ý tưởng triển khai lực lượng chiến đấu mặt đất đến Syria, bởi vì những rủi ro khó lường.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ, Đại tướng Josehp Votel tuyên bố rằng, Mỹ hoàn toàn có thể tăng cường hiện diện của một nhóm lính tinh nhuệ tại Iraq và Syria do lực lượng địa phương không đủ cơ động và hỏa lực để chống lại khủng bố.
Như vậy, Mỹ đã chính thức từ chối đáp ứng yêu cầu từ phía Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara bày tỏ mong muốn phối hợp với Mỹ để chiếm Manbij.
Ngày 6/3, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tuyên bố lực lượng vũ trang nước này sẽ không đơn phương tiến hành hoạt động quân sự ở thị trấn Manbij ( Aleppo, miền Bắc Syria) mà sẽ phối hợp với lực lượng Nga- Mỹ ở đây.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng đặt mục tiêu tấn công ở Manbij sau khi lực lượng vũ trang Ankara hoàn thành các hoạt động ở al-Bab. Việc chiếm lại Manbij hiện do lực lượng người Kurd kiểm soát với sự cho phép của Nga và Mỹ sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ hợp lý hóa các cuộc tiến quân của mình.
Tuy nhiên, dường như Thổ đã quá ảo tưởng về kế hoạch mở rộng lá chắn Lá chắn Euphrates tại Manbij khi mà cả Nga và Mỹ đều nhận được rất nhiều quyền lợi từ phía người Kurd, trong khi Thổ vẫn ở trên đất Syria trên tâm thế “khách không mời mà đến”.
Toan tính của các ông lớn
Mới đây, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), chủ lực là các Đơn vị bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), đã giao lại thành phố phía bắc Syria Manbij cho quân đội Syria.
Video đang HOT
Trung tướng Sergey Rudskoy, Giám đốc Trung tâm chỉ huy, điều hành quốc phòng quốc gia Bộ Tổng tham mưu Nga khẳng định, quân đội Syria sẽ tiến vào tiếp nhận bàn giao thành phố Manbij. Nhiều nguồn tin cho rằng các đơn vị quân cảnh Nga người Chechnya cũng có thể được triển khai trong khu vực.
Thỏa thuận bàn giao địa bàn các khu vực dân cư phía Tây thành phố Manbij cho quân đội Syria nhằm ngăn chặn các lực lượng chiến binh thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ tấn công sâu vào vùng lãnh thổ của lực lượng SDF.
Chính quyền Syria có thể tạm thời ngăn chặn nguy cơ chiến tranh ly khai của lực lượng người Kurd, phối hợp với SDF tiến công về hướng Raqqa và Deir Ezzor, đồng thời chấm dứt các hoạt động quân sự thù địch của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng Dân chủ Syria ra tuyên bố về bàn giao địa bàn cho quân đội Syria
Về phía Mỹ, lực lượng người Kurd là sự hiện diện rõ nhất của họ tại Syria, lực lượng này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kế hoạch “chia bánh Syria” của Washington. Do đó, Mỹ cũng sẽ làm đủ mọi cách để bảo vệ lực lượng này trước Thổ Nhĩ Kỳ.
Mới đây, đại diện cấp cao giấu tên của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tuyên bố với giới truyền thông rằng, Hoa Kỳ sẽ quyết tâm tiến hành các biện pháp bảo vệ Manbij khỏi các cuộc tấn công từ phía các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh của họ là Quân đội Syria Tự do (FSA).
Cụ thể, quân đội Mỹ đã quyết định lập căn cứ quân sự ở thị trấn Manbij, để bảo vệ người Kurd khỏi sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Manbij nằm cách al-Bab khoảng 40 km về phía Đông Bắc – thị trấn mà Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vừa hậu thuẫn cho FSA đánh chiếm từ tay IS, sau đó giao lại cho FSA quản lý.
“Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng FSA được hỗ trợ bởi Ankara đang tăng cường chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Manbij (nằm dưới sự kiểm soát của SDF), chúng tôi đang chuẩn bị phòng thủ thành phố và đàm phán với các đồng minh Mỹ để tìm biện pháp giải quyết” – đại diện người Kurd nói.
Vị quan chức lực lượng vũ trang người Kurd (nòng cốt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd-YPG) nhấn mạnh, trong tuần trước họ đã có cuộc gặp với Tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến trường Trung tâm của Mỹ (CENTCOM) là Tướng Joseph Votel, để thảo luận về mối đe dọa an ninh Manbij đến từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Kurd đã tuyên bố với ông Votel rằng, trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ và FSA phát động một cuộc tấn công vào thị trấn, họ sẽ buộc phải ngừng hoạt động tại Raqqa và điều động lực lượng từ Raqqa đến tăng viện cho Manbij. Điều này sẽ phá vỡ kế hoạch giải phóng Raqqa.
Về phần mình, ông Votel đảm bảo với người Kurd rằng, Hoa Kỳ sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trấn này.
Giới chuyên gia nhận định, tình hình chiến sự ở phía Bắc Syria trong thời gian tới sẽ vô cùng phức tạp. Việc các nước trực tiếp đưa quân vào Syria để bảo hộ phiến quân đối lập sẽ làm gia tăng căng thẳng ở khu vực này, biến Syria trở thành chiến trường ủy nhiệm giữa các ông lớn trong và ngoài khu vực.
Theo Hoàng Giang
Đất Việt
Bằng chứng bộ binh Mỹ đã có mặt ở Syria
Loạt ảnh xe thiết giáp treo cờ Mỹ xuất hiện tại địa điểm được cho là chiến trường Tây Nam Syria.
Trang mạng Sina của Trung Quốc mới đăng tải loạt ảnh chụp các xe thiết giáp Stryker và xe bọc thép Humvee có treo cờ Mỹ hiện diện ở khu vực được cho là vùng lãnh thổ Syria.
Các xe thiết giáp Stryker còn nguyên màu sơn ngụy trang Quân đội Mỹ hoạt động ở châu Âu đang được đưa tới khu vực khác.
Dư luận đặt nhiều dấu hỏi cho địa hình các bức ảnh được chụp có hình ảnh gần tương tự khu vực nằm phía tây nam nước này.
Cờ Mỹ phấp phới trên xe thiết giáp ở khu vực được cho là ở Syria. Ảnh: Sina
Trong bức hình chụp một chiếc thiết giáp Stryker có thể nhận thấy một khu vực có vẻ như một bán đảo song song với con đường nơi chiếc thiết giáp đang di chuyển. Sử dụng ứng dụng bản đồ Google Maps, có thể dễ dàng nhận thấy khu vực bán đảo trong bức hình trên nằm ngay phía trái con đường với bối cảnh khá giống nhau.
Hai khu vực khá giống nhau giữa 2 bức ảnh.
Nếu sự so sánh là thật, rõ ràng, quân đội Mỹ đã điều bộ binh tới chiến trường ở Tây Nam Syria. Dẫu vậy, tất cả các thông tin trên chỉ là suy đoán. Hiện phía Mỹ vẫn chưa lên tiếng xác nhận hoặc bác bỏ bất cứ thông tin nào về các bức ảnh này.
Khu vực được phát hiện xe thiết giáp Mỹ.
Thực tế, quân đội Mỹ đã đưa lực lượng đặc nhiệm tới chiến trường Syria từ lâu nay nhưng chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện cho các nhóm phiến quân gọi là "ôn hòa".
Chỉ có khoảng 500 binh sỹ Mỹ đang ở Syria, chủ yếu là lực lượng hoạt động đặc biệt làm việc ở sau phòng tuyến để đào tạo các chiến binh người Kurd địa phương.
Xe bọc thép Humvee vận tải cũng xuất hiện ở Syria.
Việc điều bộ binh tới Syria là khả năng được cho là khó có thể xảy ra thời ông Obama, nhưng thời Donald Trump điều hành nước Mỹ là chuyện dễ hiểu.
Các hình ảnh này xuất hiện chỉ ít tuần sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố thông tin triển khai lính bộ binh đến Syria nhằm đẩy nhanh tiến trình tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Có thể Mỹ đã quyết định điều bộ binh tới Syria? Ảnh: Sina
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng chỉ trích người tiền nhiệm không có sự can thiệp mạnh tay ở Syria và gián tiếp tạo ra khủng bố ở Trung Đông. Ngay trong những ngày đầu giữ chức Tổng thống Mỹ, ông đã yêu cầu Bộ Quốc phòng lập kế hoạch tiêu diệt khủng bố tại Trung Đông trong vòng 30 ngày.
Một quan chức Mỹ tiết lộ về khả năng Mỹ sẽ đưa bộ binh tới chiến trường.
"Có khả năng mọi người sẽ được nhìn thấy lính bộ binh Mỹ xuất hiện tại Syria trong thời gian tới" - vị này nói với CNN song cũng không quên tái khẳng định: mọi quyết định cuối cùng phụ thuộc vào Tổng thống Trump.
Sứ mệnh chính xác của việc triển khai này vẫn chưa rõ ràng, nhưng một trong những mục tiêu đó chính là đảm bảo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd không gây chiến với nhau. Binh lính Mỹ có thể sẽ đến căn cứ quân sự tại Kuwait trước, sau đó mới được triển khai sang Syria.
Theo các quan chức Mỹ, gửi quân đội đến Syria chỉ là một trong nhiều ý tưởng được trình lên để tổng thống xem xét. Một phương án khác có thể là việc loại bỏ giới hạn số lượng lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Tổng thống Donald Trump quyết tâm muốn tiêu diệt IS. Ảnh: Sina
Chính quyền tiền nhiệm đã quy định không quá 5.262 lính Mỹ được phép có mặt ở quốc gia Trung Đông này.
Nếu quyết định điều bộ binh Mỹ tới Syria được phê duyệt, Tổng thống Mỹ sẽ cho dư luận thế giới thấy một quyết tâm lớn, sẵn sàng đánh đổi rủi ro của lính Mỹ để tiêu diệt tổ chức khủng bố IS ở cả Trung Đông.
Theo Ngọc Dương
Đất Việt
Quân đội Mỹ diễu hành rầm rập gần thành phố Manbij Binh lính và các phương tiện bọc thép Mỹ vừa được nhìn thấy diễu hành gần thành phố Manbij của Syria vào hôm 4-3. Phát ngôn viên của quân đội Mỹ giải thích rằng, đây là hành động có chủ đích nhằm đảm bảo Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sẽ bị tiêu diệt. Đoạn video được hãng thông tấn...