Mỹ điều 2 máy bay ném bom B-52 qua biển Nhật Bản đáp trả Triều Tiên?
Trang web Aircraft Spots cho hay hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã cất cánh từ căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam để “tiến hành một nhiệm vụ” ở biển Nhật Bản.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. (Nguồn: japantimes.co.jp)
Theo Yonhap, trang web Aircraft Spots theo dõi hàng không ngày 27/10 cho biết, hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay qua biển Nhật Bản hồi tuần trước trong một sứ mệnh có khả năng là nhằm gửi tín hiệu cảnh báo để đáp trả hàng loạt vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên.
Trên mạng xã hội Twitter, trang web Aircraft Spots đã đăng dòng trạng thái cho hay, các máy bay ném bom này đã cất cánh từ căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam, “tiến hành một nhiệm vụ” ở biển Nhật Bản và “có khả năng ở Biển Đông” hôm 25/10.
Ba máy bay tiếp dầu trên không KC-135R đã thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho chuyến bay của hai máy bay B-52 này.
Máy bay B-52 được coi là tài sản đại diện chiến lược của Mỹ, cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBMs) và tên lửa đạn đạo (phóng từ) tàu ngầm.
Những chiếc máy bay này không thường xuyên xuất hiện trên Bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng bắt đầu thúc đẩy quan hệ ngoại giao hoàn toàn với Seoul và Washington hồi đầu năm 2019.
Chuyến bay mới nhất của B-52 là sau khi Triều Tiên tiến hành một loạt các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn trong mấy tháng qua và vụ bắn thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm trước đó trong tháng 10./.
Video đang HOT
Theo (Vietnam )
Máy bay Nga bị cáo buộc xâm phạm không phận: Hồi chuông báo động cho Hàn Quốc và Nhật Bản
Vụ máy bay Nga bị cáo buộc xâm phạm không phận Hàn Quốc là hồi chuông cảnh tỉnh cho Soeoul và Tokyo trước tham vọng ẩn sau cái bắt tay của Matxcơva và Bắc Kinh.
Sáng 23/7, bầu trời trên không phận biển Nhật Bản bị xé rách bởi hơn 300 phát súng cảnh cáo được chiến cơ Hàn Quốc bắn ra để xua đuổi máy bay Nga bị cáo buộc xâm phạm không phận.
Theo Seoul, máy bay ném bom Beriev A-50 của Nga 2 lần xâm phạm không phận nước này trên biển Nhật Bản trong khu vực quần đảo Dokdo. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) khẳng định máy bay Nga bay vào không phận Hàn Quốc 2 lần, mỗi lần kéo dài 3 phút. JCS nói thêm, vài giờ trước đó, 2 máy bay Trung Quốc bay vào khu vực nhận dạng phòng không của Hàn Quốc (KADIZ), sau đó rời khỏi rồi trở lại cùng 2 chiếc TU-95 của Nga. Nhóm máy bay ở trong khu vực cảnh báo phòng không trong khoảng 25 phút.
Cùng thời điểm đó, Nhật Bản cũng điều máy bay để cảnh cáo máy bay Nga, Trung khi chúng liệng cánh gần các đảo mà cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Matxcơva kịch liệt phản đối tuyên bố này, khẳng định máy bay tham gia tuần tra trên không tầm xa với Trung Quốc trên vùng biển quốc tế.
(Đồ họa: CNN)
Các cuộc "viếng thăm" đơn phương vào các khu vực tranh chấp ở Đông Bắc Á đang trở nên phổ biến hơn nhưng máy bay Nga chưa bao giờ leo thang căng thẳng tới độ bị bắn cảnh cáo như trong sự vụ 23/7. Hơn thế nữa, một cuộc đấu khẩu liên quan tới cả Trung Quốc và Nga cùng Nhật Bản và Hàn Quốc là chưa từng có.
Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui Yong cho biết Seoul đã gửi công hàm phản đối "mạnh mẽ" tới nhà chức trách Nga về vụ việc hôm 23/7. Đáp trả, Nga triệu tập tùy viên quân sự Hàn Quốc để phản đối các hành động "nguy hiểm và phi pháp" của tiêm kích Hàn Quốc. Nhật Bản gửi công hàm phản đối tới cả Nga và Hàn Quốc vì xâm phạm và nổ súng trong không phận nước này. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Seoul nên cẩn thận khi sử dụng từ 'xâm phạm'.
"Vụ việc nêu bật căng thẳng ở châu Á-Thái Bình Dương. Các phát súng cảnh cáo của Hàn Quốc là rất, rất nghiêm trọng và chưa từng xảy ra", Carl Schuster, cựu Giám đốc trung tâm Tình báo Liên hợp thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nhận định.
Nhà phân tích quân sự Peter Layton thuộc Viện Nghiên cứu châu Á cảnh báo rằng các cáo buộc và hiểu lầm có thể là ngòi nổ làm bùng phát một cuộc xung đột với hệ quả không thể lường trước ở Đông Bắc Á.
Theo ông John Lee, chuyên gia về tình hình chiến lược châu Á - Thái Bình Dương, không nên nhìn nhận sự cố mới nhất trên biển Nhật Bản như một sự kiện biệt lập. Vụ việc mới đây một lần nữa khẳng định liên minh quân sự Nga-Trung đang nổi lên khi mà cả 2 nước này bắt tay nhau để đối phó với Mỹ và các đồng minh của Washington như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Ryo Hinata-Yamaguchi, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Pusan ở Hàn Quốc cho rằng đây có thể là phép thử của Nga-Trung với Hàn Quốc và Nhật Bản trong khi nhà phân tích chính trị Ni Lexiong nhận định Bắc Kinh muốn bắn thông điệp cảnh cáo 2 đồng minh của Mỹ đừng quá thân cận với Washington khi Mỹ-Trung đang đấu đá quyết liệt trong cuộc chiến thương mại.
(Đồ họa: CNN)
Mặc dù vụ việc diễn ra trên vùng biển tranh chấp, ông Lee kêu gọi Tokyo và Seoul nên xích lại gần nhau để đối phó với cú bắt tay đáng lưu tâm của Bắc Kinh và Matxcơva. Nga đang trỗi dậy mạnh mẽ sau khi Liên Xô sụp đổ còn Trung Quốc đang tìm cách soán ngôi Mỹ để giành lấy ngôi vương toàn cầu. Cả 2 nước đều chia sẻ niềm tin rằng Mỹ đang kiềm tỏa sự trỗi dậy của họ và cách đối phó tốt nhất với Washington là chia rẽ quan hệ của Mỹ với các đồng minh để Washington gặp khó trong việc duy trì hiện diện trên toàn thế giới.
Châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương vì khu vực này thiếu một thỏa thuận an ninh tập thể như NATO. Lịch sử đầy rắc rối với những tranh cãi chưa dứt giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang khoét sâu vào căng thẳng giữa 2 đồng minh của Mỹ.
Tuy nhiên, khác với Hàn Quốc chưa thể hiện được nhiều, Nhật Bản đang cố vươn mình ra biển lớn và muốn chứng tỏ mình là một "tay chơi" cần được tôn trọng trong khu vực. Tháng 9/2018, Nhật Bản lần đầu tiên điều tàu ngầm tuần tra Biển Đông. 2 tháng sau đó, Tokyo xác nhận cùng Mỹ phát triển kế hoạch hành động chung giữa lực lượng vũ trang hai nước nhằm đối phó với những đe dọa từ Trung Quốc trên quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Xứ phù tang cũng đang phát triển liên minh quân sự bền chặt với Australia, quốc gia từng nhiều lần chỉ trích dã tâm của Trung Quốc trong khu vực.
Dưới biểu ngữ "đóng góp chủ động cho hòa bình", Tokyo cùng Washington và Canberra bảo vệ cái mà họ gọi là "tự do và cởi mở ở Ấn Độ-Thái Bình Dương" để chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc và Nga.
Trong khi đó, Hàn Quốc có vẻ như không mấy mặn mà với nỗ lực kiềm tỏa Trung Quốc. Năm 2016, sau khi Bắc Kinh tẩy chay thương mại với Hàn Quốc đáp trả động thái triển khai hệ thống tên lửa THADD tại thị trấn Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsan của Seoul, Tổng thống Moon Jae-in đưa ra cam kết 3 không với Trung Quốc. Không triển khai thêm tên lửa đạn đạo khác của Mỹ, không hợp nhất vào hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ và không tham gia vào liên minh quân sự 3 bên với Mỹ, Nhật Bản. Đây được coi là các nhượng bộ của Hàn Quốc sau khi nền kinh tế thứ 2 thế giới gây thiệt hại kinh tế lên tới 10 tỷ USD cho xứ kim chi sau hàng loạt các động thái tẩy chay.
Ông Lee cho rằng đây là một thời điểm hết sức khó khăn để Hàn Quốc và Nhật Bản cùng ngồi xuống bàn luận sách lược đối phó với các hành động dòm ngó của Nga-Trung bởi 2 nước đang bị đẩy tới bờ vực của chiến tranh thương mại và những bất đồng liên quan tới cách giải quyết mối đe dọa tới từ Triều Tiên. Tuy nhiên, để ngăn chặn liên minh quân sự Bắc Kinh và Matxcơva, Nhật và Hàn cần phải vượt lên những tranh chấp này.
"Phải để cho Nga và Trung thấy rằng hành động nhử mồi với các đồng minh của Mỹ sẽ phản tác dụng với lợi ích của Bắc Kinh và Matxcơva", ông Lee nhận định.
Ông kêu gọi Hàn Quốc cân nhắc tham gia vào liên minh 3 bên với Mỹ và Nhật Bản vì "liên minh này nếu được thiết lập sẽ phá hỏng sâu sắc các kế hoạch của Trung Quốc và Nga".
(Nguồn: NAR)
SONG HY
Theo VTC
Mỹ khẩn trương dừng máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer Tờ Rossiyskaya Gazeta của Nga đưa tin, Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ đã quyết định tạm thời ngừng sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer. Nguyên nhân được đưa ra là do máy bay này đang sụt giá nghiêm trọng và thường xuyên xuất hiện các sự cố. Tướng Timothy Ray - người đứng đầu Bộ chỉ huy hàng...