Mỹ đề xuất nghị quyết liên quan tới các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập các vùng lãnh thổ Ukraine vào Nga
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield có kế hoạch đưa ra dự thảo nghị quyết lên án các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập 4 khu vực của Ukraine vào Nga lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong những ngày tới.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, nghị quyết do Mỹ và Albania cùng đưa ra – được dự đoán chỉ mang tính biểu tượng vì Nga gần như chắc chắn sẽ phủ quyết. Tuy nhiên, bà Thomas-Greenfield cho biết Mỹ sẽ cân nhắc đưa vấn đề này lên Đại hội đồng Liên hợp quốc nếu Nga “chọn cách né tránh trách nhiệm giải trình”.
“Kế hoạch của chúng tôi là bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập 4 khu vực của Ukraine vào Nga, nếu không phải cuối tuần này, thì là đầu tuần sau”, bà Thomas-Greenfield nói với các phóng viên hôm 27/9.
Quan chức này cũng cho biết các nhà ngoại giao Mỹ sẽ vận động tất cả các quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an – bao gồm cả đại diện của Trung Quốc và Ấn Độ – để thuyết phục họ bỏ phiếu thuận.
Video đang HOT
Theo bà Thomas-Greenfield, Nga đang có ý định sáp nhập các nước cộng hòa nhân dân tự dưng Donetsk và Lugansk (DPR và LPR), cũng như khu vực Kherson và Zaporozhye, trong nỗ lực kiểm soát các vùng lãnh thổ của một thành viên Liên hợp quốc bằng vũ lực, điều mà hiến chương Liên hợp quốc ngăn cấm.
“Thay vì dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo lệnh tuyển quân mới tại Nga và yêu cầu các khu vực mà họ kiểm soát ở Ukraine chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp. Cuộc trưng cầu giả tạo của Nga, nếu được chấp nhận, sẽ mở ra chiếc hộp pandora mà chúng ta không thể đóng lại”, bà Thomas-Greenfield nói.
Đại sứ Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia cùng tái khẳng định cam kết với Hiến chương Liên hợp quốc và đối mặt trực tiếp với thách thức này. Bà nhấn mạnh đây là việc bảo vệ các quyền an ninh tập thể, cũng như vấn đề hòa bình và an ninh cho tất cả các nước thành viên.
Trước đó, giới chức Mỹ cũng đã tuyên bố họ sẽ không chấp nhận kết quả của các cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập sáp nhập 4 tỉnh Ukraine vào Nga.
Nga chưa bình luận về thông tin này.
Trong diễn biến liên quan, hôm 27/9, Giới chức 4 khu vực của Ukraine đã công bố kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga.
Theo cơ quan bầu cử địa phương ở vùng Zaporizhzhia, miền nam Ukraine, sau khi kiểm đếm toàn bộ số phiếu, kết quả cho thấy 93,11% cử tri đã lựa chọn sáp nhập vào Nga. Giới chức Kherson thông báo 87,05% cử tri cũng đã lựa chọn sáp nhập vào Nga, sau khi hoàn tất kiểm đếm toàn bộ phiếu bầu.
Trong khi đó, các hãng thông tấn của Nga dẫn thông tin từ nhà chức trách khu vực Lugansk, miền đông Ukraine, khẳng định 98,42% cử tri đã ủng hộ chủ trương sáp nhập vào Nga. Giới chức vùng Donetsk, miền đông Ukraine, cũng tuyên bố kết quả trưng cầu ý dân cho thấy 99,23% cử tri đã ủng hộ ý định sáp nhâp vào Nga.
Lãnh đạo Crimea bình luận về tương lai chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga
Lãnh đạo Cộng hòa Crimea thuộc Nga Sergey Aksyonov cho biết Nga sẽ sớm chuyển từ triển khai "chiến dịch quân sự đặc biệt" sang trạng thái hoạt động chống khủng bố để bảo vệ các vùng lãnh thổ của nước này.
Lãnh đạo Cộng hòa Crimea Sergey Aksyonov (giữa). Ảnh: RT
Theo đài RT (Nga), dự đoán kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ở nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng, cùng các tỉnh Kherson và Zaporozhye, ông Aksyonov cho rằng điều này sẽ dẫn đến sự rõ ràng và quyết tâm hơn.
"Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ vượt qua cột mốc nhất định không thể quay trở lại. Qui chế mới đối với các vùng lãnh thổ 'được giải phóng' sẽ chấm dứt thời kỳ bất ổn. Các vùng lãnh thổ đó sẽ trở thành chủ thể chính thức của Liên bang Nga. Trên thực tế, chúng ta sẽ ngừng triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt và bắt đầu chiến dịch chống khủng bố trên lãnh thổ của chúng ta", Thống đốc Crimea cho biết.
Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk tự xưng, cũng như hai khu vực Kherson và Zaporozhye, phần lớn đã nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga và đồng minh. Các vùng lãnh thổ này đã tiến hành bỏ phiếu về việc sáp nhập Nga từ ngày 23/9 - giống như cách thức mà Crimea đã tiến hành hồi tháng 3/2014, sau cuộc chính biến Maidan do Mỹ hậu thuẫn ở Kiev.
Ông Aksyonov nhấn mạnh cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea "tuân thủ mọi luật pháp quốc tế mà không xảy ra sai sót nào, nhưng thực tế vẫn không ai công nhận nó". Song nhà lãnh đạo Crimea cho rằng đây không phải thời điểm để bị phân tâm bởi các câu hỏi về sự trong sạch của pháp luật.
Về phần mình, Chính phủ Ukraine cho biết cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra sẽ không thay đổi được điều gì. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã tuyên bố sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành lại tất cả các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát - bao gồm cả Crimea - với sự giúp đỡ của phương Tây.
Hôm 23/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chỉ trích cuộc bỏ phiếu này là cuộc trưng cầu dân ý "giả tạo", đồng thời cảnh cáo Washington và các đồng minh sẽ áp đặt trừng phạt kinh tế nặng nề đối với Nga để trả đũa.
Ông Aksyonov được bầu làm Thủ tướng của Cộng hòa tự trị Crimea vào cuối tháng 2/2014. Ông là người đã giám sát cuộc trưng cầu dân ý, trong đó đại đa số người dân Crimea bỏ phiếu sáp nhập Nga.
Nga mở đợt tấn công mới vào các thành phố Ukraine Các lực lượng Nga đã tiến hành những cuộc tấn công mới vào các thành phố Ukraine ngày 24/9 trong lúc cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý tiếp tục diễn ra ở các khu vực của Ukraine do Nga kiểm soát. Binh sĩ Ukraine khai hỏa tại thành phố Kupiansk, vùng Kharkiv, ngày 23/9/2022. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, ngày 24/9...