Mỹ đề xuất ‘Đông kết’, không phá nguyên trạng trên biển Đông
Trao đổi về nội dung làm việc trong chuyến thăm Mỹ hồi đầu tháng 10.2014, Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có nói xuất &’Đông kết’ của Mỹ quán triệt nguyên tắc không được mở rộng sự căng thẳng trên biển Đông, không phá nguyên trạng, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc leo thang hoạt động vi phạm trên biển.
Bộ trưởng Ngoại giao VIệt Nam Phạm Bình Minh trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Chuyến đi Mỹ của Phó Thủ tướng được chú ý với tin vui đưa về từ việc Mỹ chính thức gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc này có ý nghĩa với quá trình phát triển quan hệ Việt – Mỹ?
Việc gỡ bỏ lệnh cấm này thể hiện quan hệ bình thường giữa hai nước. Điều này cũng mang ý nghĩa quan hệ về mặt chiến lược. Động thái từ phía Mỹ khi gỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam thể hiện một bước tiến trong quan hệ bình thường giữa hai nước nhưng việc đó cũng phản ánh mối liên hệ giữa 2 nước vẫn còn những trở ngại. Vì thế, dư địa để hai nước tiếp tục đưa mối quan hệ phát triển sâu sắc, thực chất hơn nữa vẫn còn.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh, nhu cầu mua sắm vũ khí của Việt Nam nói chung đều chỉ nhằm mục đích phòng vệ và Việt Nam có quyền mua vũ khí của bất cứ nước nào để phục vụ cho mục đích này, không có nghĩa Việt Nam chỉ dựa vào nguồn của Mỹ.
Liên quan đến dấu mốc trong quan hệ Việt – Mỹ khi sắp tới dịp kỷ niệm 20 bình thường hóa quan hệ, Thượng nghị sĩ Mỹ đã từng ngỏ ý kỳ vọng 2 nước sớm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Ông suy nghĩ gì về kỳ vọng này, liệu dư địa này có thể sớm đạt được khi hai nước vừa xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện?
Trong chuyến thăm chính thức nước Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, hai nước đã xác lập mối quan hệ đối tác toàn diện. Duy trì một mối quan hệ phải thực chất, không phải chỉ bề ngoài, cái tên. Quan hệ Việt Nam và Mỹ đi vào khuôn khổ như đã thiết lập thể hiện mức độ quan hệ song phương toàn diện trên các lĩnh vực.
Video đang HOT
Hai nước hiện tập trung hướng phát triển hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo… và nhiều lĩnh vực còn có tiềm năng phát triển. Những lĩnh vực hợp tác trong quan hệ với Mỹ cũng góp phần giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu xây dựng một đất nước công nghiệp hóa. Tôi nghĩ mối quan hệ đối tác toàn diện phải đi vào triển khai cụ thể đã.
Quan hệ giữa Việt Nam và các nước nói chung luôn có rất nhiều dư địa. Với Nga, Trung Quốc, chúng ta là đối tác chiến lược toàn diện nhưng vẫn còn nhiều dư địa hợp tác. Quan hệ của ta với Mỹ mới là quan hệ đối tác toàn diện. Hai bên luôn mong muốn tăng cường mối quan hệ đi vào thực chất, chiều sâu. Việc Việt Nam xác lập khuôn khổ quan hệ với các nước, nhất là các nước quan trọng, điều đó khẳng định vai trò vị thế Việt Nam. Không nước lớn nào đi xây dựng khuôn khổ quan hệ với các nước mà không có vai trò chính trị, không có vai trò về kinh tế.
Trở lại chuyện Mỹ gỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương, việc này mở ra hướng mở trong hoạt động thúc đẩy hợp tác mạnh hơn về an ninh chính trị, an ninh quốc phòng giữa hai nước?
Quan hệ Việt – Mỹ theo khuôn khổ đối tác toàn diện có nghĩa quan hệ toàn diện trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả quốc phòng an ninh. Điều này thể hiện qua các chuyến thăm như vừa qua có chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng của Mỹ đến Việt Nam. Trước đó, Tổng tham mưu trưởng Việt Nam cũng thăm Mỹ. Sắp tới đây hai bên sẽ tiếp tục trao đổi các chuyến thăm quốc phòng.
Trong các trao đổi gần đây giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, trong đó có Mỹ liên quan đế vấn đề biển Đông, các bên đều nỗ lực đưa ra những sáng kiến duy trì giữ nguyên hiện trạng, duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông. Ông đánh giá thế nào về các sáng kiến, đề xuất của Mỹ gần đây trong nỗ lực tìm sự cộng hưởng với các nước trong khu vực về duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông?
Một trong những điều quan trọng mà các bên liên quan, các nước quan tâm đến duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông luôn nhấn mạnh đó là làm sao thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển đông (DOC), nhất là trong bối cảnh vừa qua Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa Việt Nam và một loạt các hành động khác.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cụ thể hóa, thực hiện Tuyên bố DOC, trong đó quan trọng nhất là thực hiện nghiêm chỉnh điều 5. Việt Nam đã nêu rất mạnh điều này tại các hội nghị của ASEAN vừa qua.
Đề xuất “Đông kết” của Mỹ cũng nhằm việc không được mở rộng các căng thẳng, không phá nguyên trạng, như điều 5 của DOC. Kể cả sáng kiến 3 bước của Philippines cũng có nội hàm tinh thần tương tự như vậy…
Rõ ràng, các sáng kiến, vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện điều 5 chúng ta đều hoan nghênh. Đó là không được mở rộng các chiếm đóng, không được xây dựng thêm các căn cứ, các đảo không người trở thành có người. Nội hàm thực hiện điều 5 của DOC là không làm phức tạp hóa tình hình, giữ nguyên trạng. Bây giờ phải thực hiện nghiêm túc điều đó mới đảm bảo không gây căng thẳng trong khu vực.
Theo Dân Trí
Hội thảo quốc tế về tác động đa chiều của tranh chấp ở Biển Đông
Ngày 9/10, tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Konrad Adenauer (Đức) phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế "Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác."
Ngư dân huyện Lý Sơn đánh bắt hải sản trên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.
Tham dự hội thảo có các chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Mỹ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines và đông đảo chuyên gia Việt Nam đến từ nhiều trường đại học, học viện và viện nghiên cứu.
Hội thảo là diễn đàn khoa học để các học giả quốc tế và Việt Nam gặp gỡ, trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất, đặc biệt tập trung đánh giá tác động đa chiều của tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Từ đó đề xuất các giải pháp theo hướng hòa bình, hợp tác phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, Luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, phó giáo sư-tiến sỹ Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, nhấn mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bên cạnh những điểm nóng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là điểm nóng đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây. Tình hình càng nguy hiểm hơn khi những tranh chấp lãnh thổ ở đây không đơn giản chỉ là vấn đề giữa các nước trực tiếp có đòi hỏi về lãnh thổ.
Do vị trí và tầm quan trọng về chính trị, kinh tế của Biển Đông, đồng thời do sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các quốc gia, tranh chấp Biển Đông đã trở thành vấn đề của cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.
Những hành động gây hấn đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây đã, đang và sẽ làm ảnh hưởng đến cả khu vực, thế giới trên nhiều phương diện khác nhau như an ninh, hợp tác, phát triển, tự do hàng hải và trật tự thế giới mới.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phùng Xuân Nhạ chia sẻ thời gian qua, các học giả, nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, thể hiện tiếng nói và hành động mạnh mẽ, góp phần vào việc giữ gìn hòa bình, an ninh trong khu vực. Các nhà khoa học đã cung cấp luận cứ khoa học, đưa ra các lý lẽ xác thực nhằm đấu tranh hòa bình để bảo vệ chân lý, lẽ phải, đồng thời cũng tránh cho các khu vực rơi vào xung đột tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Với tư cách là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội cam kết ủng hộ những đề tài, dự án nghiên cứu có tác động tích cực tới hòa bình và an ninh trong khu vực nói riêng, thế giới nói chung.
Trong hai ngày diễn ra hội thảo (9-10/10), các đại biểu trao đổi, thảo luận về năm chủ đề chính gồm Biển Đông trong bức tranh lớn của các cường quốc Trung Quốc và Mỹ; tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trong bối cảnh luật pháp quốc tế; cơ sở pháp lý và các phương thức giải quyết một cách hòa bình tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển đảo; hệ lụy từ xung đột giữa Nhật Bản-Trung Quốc nhằm giải quyết xung đột ở Biển Đông; vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột đang leo thang ở biển Đông...
Với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam trước sau như một khẳng định mong muốn giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN trong vấn đề Biển Đông bởi từ khi ra đời đến nay, ASEAN luôn đóng vai trò trung tâm trong các sáng kiến an ninh khu vực như thành lập "Diễn đàn khu vực ASEAN" (1994), ký với Trung Quốc "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC 2002); đồng thời, đang nỗ lực xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) và hoàn thành xây dựng ba cộng đồng chính trị-an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa-xã hội vào năm 2015.
Theo Vietnam
Lời đáp giản dị của Việt Nam với chiêu "ngụy" khoa học Trung Quốc "Cuộc khai quật khảo cổ học tại quần đảo Trường Sa đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền của VN". Đó là khẳng định của TS Bùi Văn Liêm - Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, tại Hội nghị "Thông báo Khảo cổ học lần...