Mỹ: Đề nghị xem xét 1.000 phụ gia thực phẩm có thể gây hại cho trẻ
Các chuyên gia thuộc Đại học Washington đề nghị Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ xem xét lại danh sách trên 1.000 phụ gia thực phẩm “được xem là an toàn”, nhưng có nguy cơ đe dọa sức khỏe trẻ em.
Phụ gia thực phẩm được dùng nhiều trong sản phẩm đóng gói
Hiệp hội Các bác sĩ Nhi khoa Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của các chuyên gia Đại học Washington (UW), đồng thời đề nghị Quốc hội phải gây áp lực buộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) đẩy nhanh tiến độ cải tổ hệ thống đánh giá an toàn đối với các loại phụ gia thực phẩm, theo trang tin KomoNews.
“Quy định hiện hành để đánh giá phụ gia thực phẩm không bao gồm những biện pháp phù hợp để bảo vệ trẻ em trước những hóa chất tưởng như vô hại, nhưng thật sự có hại nếu tiếp xúc thời gian dài”, tiến sĩ – bác sĩ nhi khoa Sheela Sathyanarayana thuộc UW, cho biết.
Video đang HOT
FDA cho phép các cơ sở chế biến dùng trên 10.000 chất phụ gia để tăng mùi vị hoặc “ làm đẹp” thực phẩm. “Tuy nhiên, trong số này có khoảng 1.000 hóa chất được nhiều nghiên cứu xác định là gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em”, tiến sĩ Sathyanarayana lưu ý.
Trước khi FDA có động thái cụ thể, tiến sĩ Sathyanarayana khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng trước một chất phụ gia như: Phẩm màu hóa học trong thực phẩm cho trẻ em có nguy cơ gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD); Perchlorate có nguy cơ đe dọa sự phát triển não bộ của trẻ em và Nitrate/nitrite có nguy cơ gây suy giảm hoóc môn tuyến giáp, giảm lượng ô xy lưu thông trong máu và nguy hiểm nhất là gây ung thư…
“FDA cần phải cứng rắn vì họ có quyền tiếp tục thu thập số liệu với về những phụ gia thực phẩm hiện được phê chuẩn là an toàn nhằm tái đánh giá độ an toàn của chúng”, tiến sĩ Sathyanarayana cho biết.
Theo Thanhnien
Trung Quốc bắt 15 người liên quan tới bê bối vắc-xin giả
Giới chức Trung Quốc đã bắt giữ 15 cá nhân, bao gồm lãnh đạo công ty dược phẩm, với cáo buộc có liên quan tới bê bối cung cấp ra thị trường hàng trăm nghìn liều vắc-xin giả cho trẻ sơ sinh.
Các quan chức kiểm tra một lọ vắc-xin. (Ảnh minh họa: AFP)
Theo hãng tin AFP, cơ quan chức năng thành phố Trường Xuân tối ngày 14/7 đã bắt 15 người, bao gồm chủ tịch Công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh ở Cát Lâm, Trung Quốc. Những cá nhân này bị cáo buộc có liên quan tới đường dây cung cấp cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Sơn Đông khoảng 252.600 liều vắc-xin DTP "3 trong 1" kém chất lượng (vắc-xin dùng cho trẻ sơ sinh để tránh khỏi 3 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván).
Thông báo của chính quyền Thường Xuân không nêu rõ tên của chủ tịch công ty Trường Sinh. Tuy nhiên, theo AFP, người này là một phụ nữ có tên là Gao Junfang.
Thông tin về vụ bê bối vắc-xin đã gây phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc về vấn đề chất lượng dược phẩm, nhất là sau hàng loạt các vụ việc liên quan tới thuốc giả, thuốc kém chất lượng bị phanh phui những năm gần đây. Theo AFP, người tiêu dùng Trung Quốc dường như đã hết kiên nhẫn và nảy sinh lo ngại với dược phẩm sản xuất trong nước sau nhiều bê bối. Một số bậc phụ huynh đã lên mạng internet tìm hiểu cách mua vắc-xin nhập khẩu từ nước ngoài cho con cái.
Trước đó 1 tuần, cơ quan quản lý dược phẩm địa phương cũng phát hiện công ty Trường Sinh làm giả số liệu về việc sản xuất vắc-xin phòng bệnh dại. Do vậy, cơ quan quản lý đã thu hồi giấy phép sản xuất loại vắc-xin này của Trường Sinh.
Chính quyền địa phương đã tiến hành điều tra vụ việc kỹ càng hơn và cam kết sẽ trừng trị nghiêm khắc hoạt động kinh doanh sai trái này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ thị cấp tốc điều tra toàn diện vụ bê bối dù ông đang trong thời gian công du ở châu Phi.
"Sai phạm của Công ty Kỹ thuật Sinh học Trường Sinh rất nghiêm trọng và đáng sợ", CCTV dẫn bình luận của ông Tập Cận Bình, đưa tin.
Đức Hoàng
Theo Dantri
2 cách ăn uống tưởng giúp tăng chiều cao cho trẻ nhưng lại khiến con bị lùn Có rất nhiều thông tin trái chiều về các nguyên tắc ăn uống giúp tăng chiều cao cho trẻ khiến cha mẹ hoang mang, không biết nên tin vào điều gì và dưới đây là 2 điều như vậy. Đợi trẻ tròn 1 tuổi mới cho ăn trứng Nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc ăn uống:...