Mỹ đề nghị ngừng kê đơn thuốc kháng sinh cho các bệnh hô hấp
Mới đây nhất, trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ ( CDC) khuyến cáo các bác sĩ nên hạn chế kê đơn thuốc kháng sinh cho các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp như cảm lạnh và cúm.
Cúm, cảm lạnh là những bệnh đường hô hấp phổ biến mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều mắc phải. Đặc biệt, trong tiết trời mùa đông như hiện nay thì nguy cơ mắc bệnh sẽ ngày một tăng cao. Và khi mắc các bệnh đường hô hấp đó, đa số mọi người thường có xu hướng tìm đến thuốc kháng sinh để kiềm chế bệnh.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại CDC thì việc bổ sung thuốc kháng sinh trong những trường hợp này là không tốt bởi lẽ các bệnh đường hô hấp chủ yếu do virus gây ra, trong khi đó thuốc kháng sinh không hoàn toàn có tác dụng chống tại virus đó.
Mới đây nhất trên tạp chí Annals of Internal Medicine, CDC và Trường Đại học Y Hoa Kỳ ACP đã công bố một bản hướng dẫn cụ thể đối với việc sử dụng các loại kháng sinh ở những bệnh nhân trưởng thành bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (ARTIs).
Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng quá liều và không cần thiết thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn (Ảnh minh họa)
Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng quá liều và không cần thiết thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, tiêu chảy và dẫn đến hiện tượng kháng thuốc kháng sinh – một mối đe dọa lớn cho sức khỏe cũng như tính mạng của mọi người. Theo ứớc tính của CDC thì có ít nhất một nửa các đơn thuốc kháng sinh tại Mỹ hiện nay là “không cần thiết”, khiến các bệnh nhân phải tiêu tốn khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho việc điều trị bệnh.
Video đang HOT
Chủ tịch Đại học ACP, tiến sĩ Wayne J. Riley khẳng định: “Kháng sinh là một thứ rất tuyệt vời, nó là giải pháp tốt giúp chúng ta trong những trường hợp xấu nhất. Thế nhưng cái gì cũng có hai mặt lợi hại của nó, nên chúng ta cần hết sức cẩn thận khi sử dụng kháng sinh”.
Để giảm tải liều lượng sử dụng thuốc kháng sinh, ACP và CDC cũng công bố một số cách điều trị cơ bản đối với một số bệnh nhân mắc những triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (ARTIs) như:
Đối với bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường: CDC và ACP khuyến cáo các bác sĩ không được kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường. Hãy giải thích với họ biết rằng các triệu chứng cảm cúm có thể kéo dài đến 2 tuần nên việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Nếu triệu chứng kéo dài quá lâu thì lúc đó bệnh nhân cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
CDC và ACP khuyến cáo các bác sĩ không được kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân mắc cảm cúm thông thường (Ảnh minh họa)
Đối với bệnh nhân viêm phế quản: Viêm phế quản cấp tính là viêm đường hô hấp, khiến bạn bị ho, đôi khi tình trạng này có thể kéo dài lên đến 6 tuần. Trong trường hợp này, CDC và ACP khuyến cáo không nên sử dụng thuốc kháng sinh trừ khi có nghi vấn liên quan đến bệnh viêm phổi đi kèm với nhịp tim nhanh, sốt và nhịp thở bất thường. Thay vào đó, các bác sỹ có thể sử dụng những dược phẩm như thuốc chữa ho, thuốc thông mũi, thuốc chống dị ứng mũi.
Đối với bệnh nhân được nghi ngờ mắc liên cầu khuẩn nhóm A: Nếu bệnh nhân có các triệu chứng như sốt kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm, amidan sưng, có đờm trong họng thì thường sẽ được chuẩn đoám mặc liên cầu khuẩn nhóm A. Khi ấy, các bệnh nhân này được phép sử dụng thuốc kháng sinh
Đối với những người bị viêm họng: CDC và ACP khuyến cáo các bác sỹ nên cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen…
Đối với bệnh nhân bị viêm mũi xoang: Trong trường hợp này, nếu các bác sĩ thấy bệnh nhân không có dấu hiệu cải thiện sau 10 ngày, kèm theo sốt cao trên 39 độ C, xuất hiện nhiều mủ từ mũi hoặc có những biểu hiện tồi tệ hơn thì cần phải cho sử dụng thuốc kháng sinh.
Theo_Eva
Mỹ áp đặt lệnh mới trừng phạt chương trình tên lửa đạn đạo đối với Iran
Ngày 17/1, Mỹ vừa thông báo áp đặt lệnh trừng phạt tên lửa đầu đạn đối với Iran sau khi Tehran trả tự do cho 5 tù nhân Mỹ. Lệnh trừng phạt mới này của Mỹ nhằm vào 11 cá nhân và thực thể có liên quan đến chương trình thử nghiệm tên lửa của Iran năm 2015.
Động thái này diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Mỹ và Liên minh Châu Âu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế lên Iran theo thỏa thuận đạt được giữa quốc gia này và nhóm các cường quốc vào năm 2015.
Ông Adam J. Szubin, quan chức Bộ Tài chính Mỹ phụ trách những vấn đề liên quan tình báo tài chính và khủng bố, cho biết: "Chương trình tên lửa đạn đạo của Iran gây đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực và toàn cầu, những chương trình tên lửa như này tiếp tục là đối tượng của các lệnh trừng phạt quốc tế.
Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ sẽ phong tỏa tài sản của công ty Mabrooka Trading, có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, vì cung cấp các thiết bị được sử dụng trong chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.
Iran phóng tên lửa ngầm đạn đạo - Nguồn: RT.
Hãng tin Reuters cho biết chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trì hoãn áp dụng lệnh trừng phạt đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran thêm 2 tuần, khi các cuộc đàm phán thả hai tù nhân nhân Mỹ bị giam giữ tại Iran đang diễn ra.
Mỹ đưa ra sắc lệnh này sau khi một vụ thử tên lửa của Iran thực hiện vào tháng 10 phá vỡ một nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hạn chế sự phát triển của tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Ngày 31/12, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Tehran cần mở rộng chương trình tên lửa để đáp lại những đe dọa từ Mỹ.
Trong một bức thư Tổng thống Rouhani đã viết gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Hossein Dehghan viết rằng Iran cần phải đẩy mạnh khả năng tên lửa đạn đạo của mình nhằm đáp trả với hành động hiếu chiến của Mỹ - áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với vụ thử nghiệm tên lửa tháng 10. Tổng thống Rouhani cũng nói rằng Iran có quyền tiếp tục phát triển tên lửa của mình vì những tên lửa này không có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
KHẮC HỒNG (Theo RT)
Theo Dantri
EU thúc đẩy hợp tác với Iran sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ Liên minh châu Âu, LHQ và Mỹ đã dỡ bỏ trừng phạt đối với Iran vào ngày 16/1. Ủy ban châu Âu sẽ triển khai một "phái bộ đánh giá kỹ thuật" đầu tiên của Liên minh châu Âu vào tháng 2 tới nhằm khai thác các mối quan hệ trong lĩnh vực năng lượng với Iran sau khi Mỹ và Liên minh...