Mỹ đề nghị Ấn Độ cùng hợp tác phát triển “lá chắn tên lửa”
Bộ Quốc phòng Mỹ đang đề nghị phía Ấn Độ hợp tác cùng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, đó là thông tin được tuần báo Aviation Week đăng tải, nhưng thông tin cụ thể về dự án này vẫn chưa được hé lộ .
Các chuyên gia nhận định, động thái trên của Mỹ là để củng cố ảnh hưởng của nước này tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Đây là lĩnh vực quan trọng được cả hai nước cùng quan tâm trong tương lai. Hệ thống tên lửa đánh chặn có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước (Mỹ và Ấn Độ).
Đầu tiên, hai nước cần thảo luận về khả năng hợp tác cùng phát triển dự án và tiếp đó là các hạng mục kỹ thuật chung”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết, trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ. Tuy nhiên, không rõ phía Mỹ đã chuyển đề nghị bằng văn bản cho Ấn Độ hay chưa.
Video đang HOT
Đạn tên lửa đánh chặn AAD.
Cùng với Ấn Độ, Mỹ hiện hợp tác với Nhật Bản phát triển đạn tên lửa đánh chặn SM-3 IIA (cùng nằm trong cơ cấu hệ thống Aegis).
Hiện tại, Ấn Độ đang phát triển giai đoạn hai của hệ thống tên lửa đánh chặn quốc gia là hệ thống AAD để đánh chặn các mục tiêu trên tầng khí quyển ngoại vi. AAD được thiết kế lại từ tên lửa đạn đạo Prithvi và có khả năng tiêu diệt các đạn tên lửa có tầm bắn tới 2.000km của đối phương.
Tới năm 2016, khả năng đánh chặn sẽ được nâng lên đối với các dòng tên lửa đạn đạo có tầm bắn tới 6.000km. Chịu trách nhiệm phát triển hệ thống này là Cơ quan phát triển và thực nghiệm quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Cùng tham gia vào quá trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ là Israel. Quốc gia Cận Đông này hỗ trợ Ấn Độ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tên lửa.
Theo GDVN
Israel củng cố "Lá chắn tên lửa"
Chính quyền Israel quyết định nâng cấp khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa đánh chặn Arrow-2 để phòng ngừa khả năng bị tập kích bằng tên lửa từ Iran và Syria, đó là thông tin được AP đăng tải dẫn theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Israel.
Theo đó, tổ hợp Arow-2 sẽ được nâng cấp ra-đa và hệ thống cảm biến mới. Ngoài ra, hệ thống quản lý mục tiêu và dẫn bắn của tổ hợp này cũng được tăng cường.
Theo tờ báo Haaretz (Israel), sau khi nâng cấp, Arrow-2 sẽ đảm bảo khả năng đánh chặn các dòng tên lửa đạn đạo có tầm bắn đạt tới 300km, trong đó có tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắm M600 (phiên bản nội địa của tên lửa Fateh-110 do Syria tự chế tạo) hiện trong biên chế quân đội Syria và nằm trong tay phong trào Hezbollah.
Tổ hợp Arrow-2/ Ảnh minh họa.
Thiết kế ban đầu của Arrow-2 là để đánh chặn các dòng tên lửa đạn đạo tầm xa của Iran và Syria, còn nhiệm vụ đánh chặn các dòng tên lửa tầm ngắn là tổ hợp tên lửa đánh chặn Iron Dome.Quân đội Israel đang lên kế hoạch triển khai từ 10-15 tiểu đoàn Iron Dome để bảo vệ vùng trời.
Ngoài các tổ hợp tên lửa đánh chặn trên, Israel còn đang nhận được sự hỗ trợ của hãng Boeing (Mỹ) phát triển tổ hợp tên lửa đánh chặn Arrow-3.
Thiết kế của thế hệ tên lửa đánh chặn mới đảm bảo khả năng ngăn chặn các dòng tên lửa đạn đạo Shihab của Iran, Scud của Syria hay Fatah-110 của Lebanon với tầm bắn dao động từ 400 tới 2.000km và quỹ đạo bay có thế lên tới 100km.
Theo GDVN
Đài Loan bố trí hệ thống PAC-3 sẵn sàng bắn chặn tên lửa Triều Tiên Bộ tư lệnh tên lửa Đài Loan đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 và tên lửa Tian Kung-3 sẵn sàng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên. Mạng Đông Nam của Đài Loan mới đây cho hay, giới chức Đài Loan đã xác nhận rằng, Triều Tiên sẽ tiến hành phóng tên lửa mang theo vệ tinh vào...