Mỹ đề cao việc duy trì liên lạc với Trung Quốc
Ngày 25/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nhấn mạnh việc duy trì quan hệ cấp cao với Trung Quốc là rất quan trọng.
Cờ Mỹ và Trung Quốc bên ngoài một tòa nhà ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters
Ông Patel khẳng định rằng chính sách cơ bản của Washington sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về vị trí Bộ trưởng Ngoại giao tại Trung Quốc. Phát biểu họp báo, ông Patel nêu rõ Washington tin rằng việc giữ các đường dây liên lạc mở là vô cùng quan trọng.
Trước đó, ngày 25/7, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân Đại, tức Quốc hội) Trung Quốc, đã họp phê chuẩn bổ nhiệm ông Vương Nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Tần Cương. Ông Vương Nghị từng giữ cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc từ năm 2013-2022.
Video đang HOT
Những động thái trên được đưa ra trong bối cảnh các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc đã nối lại các cuộc gặp trong những tháng gần đây nhằm xoa dịu căng thẳng.
Hồi tháng 6 vừa qua, trong cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Bắc Kinh, ông Vương Nghị nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước không thể quay ngược bánh xe lịch sử, càng không thể bỏ đi làm lại từ đầu.
500 người giàu nhất thế giới mất 1.400 tỷ USD vì lạm phát, lãi suất cao
Giới siêu giàu từng chứng kiến khối tài sản tăng vọt trong thời kỳ đại dịch hiện bắt đầu nếm mùi mất mát do mối lo chung về lạm phát và lãi suất tăng cao.
Tỷ phú Zhao Changpeng - người sáng lập sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới Binance - bị mất đến 85,6 tỷ USD trong năm nay khiến tổng tài sản chỉ còn 10,2 tỷ USD. Ảnh: AFP
Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 1.400 tỷ USD trong năm nay, với khoảng 206 tỷ USD bị bốc hơi chỉ riêng trong ngày 13/4, khi thị trường tài chính toàn cầu chịu sức ép của lãi suất cao và lạm phát.
Tình trạng này hoàn toàn trái ngược với năm ngoái, khi thị trường tăng vọt và thúc đẩy tài sản ròng của các tỷ phú giàu nhất hành tinh lên khoảng 8%.
Báo cáo của Capgemini World Wealth cho thấy sau một thập kỷ thống trị về sự gia tăng các tỷ phú mới, năm 2022, thứ hạng của các tỷ phú ở châu Á - Thái Bình Dương chỉ tăng 4,2%, xếp sau châu Âu và thụt lùi xa so với Bắc Mỹ.
Sự kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ cũng như việc thị trường bất động sản nguội lạnh là một phần nguyên nhân đứng đằng sau hiện tượng trên. Nó cũng đồng thời phản ánh mức tăng mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Mỹ đã giúp thổi phồng giá trị của mọi thứ, từ tiền kỹ thuật số đến giá đất. Điều đó đang nhanh chóng bị đảo ngược trước tình hình lạm phát gia tăng, gây ra những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất mạnh như thế nào trong thời gian sắp tới.
Theo dữ liệu của Capgemini, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Đức vẫn là những quốc gia có nhiều người giàu nhất thế giới, tập trung gần 64% các cá nhân có tài sản ròng cao trên toàn cầu.
Khối tài sản khổng lồ được tạo ra từ việc các công ty công nghệ và công ty khởi nghiệp được niêm yết cao ngất ngưởng trên thị trường chứng khoán cũng giúp sản sinh ra nhiều tỷ phú trẻ tuổi hơn. Tất nhiên, sự đi lên nhanh chóng đó đang chịu ảnh hưởng từ việc các đồng tiền kỹ thuật số lớn như Bitcoin, Ether bị rớt giá thảm hại.
Theo Bloomberg, 5 tỷ phú bị thiệt hại nhiều nhất trong năm 2022 chính là Zhao Changpeng (85,6 tỷ USD), Elon Musk (73,2 tỷ USD), Jeff Bezos (65,3 tỷ USD), Mark Zuckerberg (64,4 tỷ USD) và Bernard Arnault (56,8 tỷ USD).
Tên lửa vác vai Trung Quốc rơi vào tay 17 nhóm vũ trang Việc buôn bán bất hợp pháp tên lửa đất đối không vác vai tiên tiến do Trung Quốc thiết kế đang gia tăng trên khắp thế giới, theo báo cáo của tổ chức giám sát độc lập 'Khảo sát vũ khí nhỏ' của Thụy Sĩ. Hệ thống tên lửa đất đối không vác vai - Ảnh: ARMAMENT RESEARCH SERVICES Tên lửa đất đối...