Mỹ đề cao vấn đề phòng thủ mạng
Mỹ ra sức tăng cường trách nhiệm của Bộ Quốc phòng đối với an ninh mạng sau cáo buộc với Huwaei và ZTE.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế Quốc phòng vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta đã nhắc lại nhiều lần về một ‘Trân Châu Cảng trên mạng’.
Ông ví mức độ thiệt hại cuộc tấn công mạng từ những nước ‘thù địch với Mỹ’ và các tổ chức cực đoan trên thế giới tương đương như vụ khủng bố 11/9, có thể làm tê liệt quốc gia.
Ông Panetta viện dẫn việc hệ thống máy tính của Tập đoàn Dầu mỏ hàng đầu thế giới ARAMCO của Arập Xêút bị nhiễm một loại virus phức tạp có tên là ‘Shamoon’.
Shamoon được lập trình sẵn với ‘công việc’ hàng ngày gọi là ‘khăn lau’.
Virus này ‘thế chỗ’ các file hệ thống quan trọng với hình ảnh 1 lá cờ Mỹ đang cháy.
Video đang HOT
Nó có thể tự động chèn các file ‘rác’ lên trên các file gốc. Kết quả là 30.000 máy tính bị nhiễm virut và phải thay thế.
Ông cũng cho biết kẻ thù luôn tìm mọi cách chế tạo ra những công cụ tiên tiến để tấn công vào các hệ thống máy tính trong các lĩnh vực quan trọng kể cả an ninh quốc gia.
‘Vì vậy Bộ Quốc phòng đóng vai trò hỗ trợ trong phòng thủ mạng. Chúng ta ngăn chặn bất cứ âm mưu nào làm phương hại đất nước.
Trong quá khứ, chúng ta chỉ hoạt động trên đất liền, biển, trời và không gian. Nhưng trong thời kỳ mới, chúng ta còn phải bảo vệ đất nước trong mặt trận an ninh mạng’, ông Panetta nói.
Sự việc trên diễn ra sau khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ ra thông báo hai công ty viễn thông Huawei và ZTE của Trung Quốc là mối đe dọa cho an ninh Mỹ ngày 8/10 vừa qua.
Theo Tinngan
Chủ tịch Quốc hội: 'Sai với dân thì phải bồi thường'
Trước thực trạng số lượng văn bản hành chính ở lĩnh vực đất đai ban hành sai quá nhiều (gần 48%), Chủ tịch Quốc hội yêu cầu xử lý trách nhiệm cụ thể đồng thời bồi thường cho người dân chịu ảnh hưởng.
Sáng 18/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với các quyết định hành chính về đất đai. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu (Trưởng đoàn giám sát) cho biết, đối với các vụ việc thuộc cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết, tỷ lệ khiếu nại, tố cáo đúng và khiếu nại, tố cáo có đúng, có sai chiếm gần 48%, có địa phương tỷ lệ này rất cao. Tỷ lệ khởi kiện đúng và đúng một phần tại TAND các cấp chiếm 19,5% các vụ được đưa ra xét xử.
"Qua đó có thể thấy việc khiếu nại, tố cáo của công dân là có cơ sở, việc ra quyết định hành chính về đất đai của các cấp chính quyền còn nhiều thiếu sót", ông Giàu nói và cho rằng, nguyên nhân đầu tiên của thực trạng này là sự bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai ở nhiều mặt như văn bản luật thay đổi nhiều, không sát thực tế. Tiếp đó là chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giá đất có sự chênh lệch lớn giữa giá nhà nước bồi thường và giá do nhà đầu tư thỏa thuận với dân... Các quyết định hành chính được ban hành còn nhiều hạn chế, sai sót.
"Ngoài ra, còn có sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức", Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhìn nhận.
Ông Nguyễn Văn Giàu: "Có sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý đất đai". Ảnh:N.Hưng.
Nhận xét về báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng "mọi thứ đều chung chung", không thấy bóng dáng của Chủ tịch UBND huyện, tỉnh đứng ra giải quyết khiếu nại hành chính. Từ ngày thành lập tòa hành chính không thấy vị Chủ tịch tỉnh, huyện nào ra tòa mà chỉ ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường.
"Cách thức tổ chức như thế này làm sao thực hiện được quy định của pháp luật? Quy chế không rõ, theo dõi giám sát lỏng lẻo. Người ta thích thì giải quyết, không thì thôi, dân cứ kêu, vác đơn từ tỉnh lên trung ương", ông Hiện nêu thực trạng, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn tới khiếu kiện nhiều không được nêu trong báo cáo vì quản lý đất đai là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. Dẫn lại những con số trong báo cáo, ông Hiện cho rằng, ít có lĩnh vực quản lý hành chính nào mà nhà nước sai nhiều như quản lý về đất đai.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, chỉ riêng số liệu gần 48% khiếu nại tố cáo có đúng cho thấy việc giải quyết khiếu nại tố cao của chính quyền các cấp "có vấn đề", nếu không giải quyết thì số đoàn khiếu nại không giảm mà càng tăng.
Còn Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận định, báo cáo chưa chỉ ra cấp nào, phạm vi nào (thu hồi hay đền bù hỗ trợ, cưỡng chế) sai nhiều. "Từ cái sai như thế, cần chỉ ra bao nhiêu trường hợp sửa sai, bao nhiêu trường hợp xử lý người ra quyết định sai", ông Sơn nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cũng cho rằng, vấn đề trách nhiệm chưa được làm rõ. "Báo cáo đánh giá việc giải quyết khiếu nại tố cáo có cố gắng tiến bộ, năm nào cũng đánh giá cao mà số lượng vẫn nhiều, chiếm tới 70-80% tổng số. Tình hình bức xúc mà báo cáo cứ bình bình như vậy thì không giải quyết được gì", ông Lý nói.
Phân tích thêm về thực tế đằng sau thực trạng khiếu kiện, tố cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa nêu quan điểm, trong số những đơn thư được xác định là sai của người dân thì không hoàn toàn người dân sai. Lý do là quyết định hành chính của chính quyền đúng pháp luật nhưng có những chính sách sai nên đừng coi người dân hoàn toàn sai. Đó là chưa kể việc ban hành văn bản pháp luật tùy tiện kiểu "một ngày ban hành 2 quyết định thay thế nhau".
"Tôi biết không ít quyết định hành chính của cơ quan thẩm quyền liên quan tới tham nhũng, tiêu cực đất đai. Cấp trên bao che cho cấp dưới rồi nể nang, đùn đẩy, bao che, không muốn xử lý dẫn đến khiếu kiện kéo dài", ông Khoa nói.
Ông Nguyễn Kim Khoa: "Có những chính sách sai nên người dân không hoàn toàn khiếu kiện sai". Ảnh: N.Hưng.
Dẫn lại vụ nhà ông Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) bị xe ủi, máy xúc ủn phá hồi đầu năm, ông Khoa cho rằng, ở đây có sự bao che khi mà sự việc rất rõ ràng, diễn ra hàng tuần nhưng không điều tra ra. Trong khi đó, cướp tiệm vàng thì chỉ trong một ngày đã tìm thấy thủ phạm. Vì vậy, cần đặt vấn đề kiểm điểm trách nhiệm cho rõ.
Lắng nghe các ý kiến đánh giá cả về bản báo cáo lẫn thực trang khiếu kiện đất đai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, những kết quả giám sát nếu được sử dụng để góp ý sửa Luật đất đai thì rất tốt. Đồng thời, cần xem lại chính sách pháp luật khi mà ở các vụ việc người dân bị kết luận sai nhưng vẫn tiếp tục khiếu kiện.
Để có được nghị quyết sau giám sát, ông Hùng đề nghị nêu rõ tình hình khiếu nại của công dân hiện "rất nghiêm trọng". Việc các quyết định hành chính của nhà nước sai đến một nửa là quá nhiều. Báo cáo giám sát cho rằng luật sai thì phải chỉ rõ sai cái gì, cần phải sửa và sửa chỗ nào, Nghị định của Chính phủ có gì chưa ổn, phải đưa ra đề nghị cụ thể.
"Yêu cầu Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường... ai ra quyết định sai phải xử lý, sai với dân thì phải bồi thường", ông Hùng nói.
Báo cáo giám sát được hình thành trên cơ sở báo cáo của 8 bộ, ngành, 62 UBND cấp tỉnh, 46 đoàn đại biểu Quốc hội. Đoàn giám sát cũng trực tiếp làm việc với đại diện của 8 Bộ, ngành, 21 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 21 quận, huyện.Theo số liệu tổng hợp của Thanh tra Chính phủ, năm 2003 - 2010, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo trong đó số liên quan đến đất đai chiếm gần 70%. Số vụ khiếu nại đúng chiếm xấp xỉ 20%, có đúng có sai chiếm 28%, số vụ tố cáo đúng chiếm 16,2%, có đúng có sai chiếm 29,6%.Trong quản lý đất đai, nội dung khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính chủ yếu tập trung ở 3 nội dung, gồm khiếu nại các quyết định hành chính về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm 70% khiếu nại các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chiếm 20% khiếu nại các quyết định hành chính về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 10%. Năm 2005 - tháng 6/2009, cả nước có hơn 3.800 đoàn khiếu nại, tố cáo đông người. Năm 2010 có trên 3.200 đoàn, năm 2011 có gần 4.200 đoàn. Trên 70% số vụ là khiếu nại, còn lại là tố cáo hoặc vừa khiếu nại, vừa tố cáo.Báo cáo khẳng định, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có xảy ra các vụ khiếu nại, tố cáo đông người, trong đó có một số vụ đông người nhiều lần kéo đến Trụ sở tiếp công dân, các cơ quan ở Trung ương với thái độ rất gay gắt. Các đoàn khiếu nại, tố cáo đông người ngày càng tăng về số lượng. Đây là vấn đề phức tạp nếu không được giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.Theo VNE
Giảm thuế, phí, bớt chi tiêu công Dư luận đang đặc biệt quan tâm các số liệu từ báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Thuế và phí ở nước ta cao nhất khu vực, hơn 3 lần Ấn Độ, hơn 2 lần Philippines, cao gấp rưỡi Trung Quốc. Trong khi đó, chi tiêu công trong ngân sách nhà nước (NSNN) cũng tăng lên từng...