Mỹ dạy phiến quân Syria cách kết liễu thương binh?
Phiến quân Syria được cho là đã được Mỹ huấn luyện tại một căn cứ ở Qatar.
Ngày 27/5, một bộ phim tài liệu của hãng Frontline tiết lộ rằng quân đội Mỹ đang huấn luyện cho các chiến binh nổi dậy Syria tại một căn cứ bí mật ở Qatar về cách phục kích binh sĩ quân đội chính phủ cũng như cách “xử đẹp” những thương binh vẫn còn sống sau trận phục kích.
Bộ phim tài liệu dự kiến được phát sóng trên đài PBS này cung cấp cái nhìn hiếm hoi về cách thức Mỹ hỗ trợ lực lượng nổi dậy ở Syria chống lại Tổng thống Bashar Assad.
Trong những cuộc phỏng vấn của nhà báo Muhammad Ali với các chiến binh nổi dậy Syria thuộc một “nhóm ôn hòa” cho biết họ đã từng gặp các “chuyên gia Mỹ” ở Thổ Nhĩ Kỳ để nhận vũ khí, đạn dược, và sau đó di chuyển tới Qatar để huấn luyện.
Các chiến binh phe nổi dậy chiến đấu ở Syria
Tại một căn cứ bí mật ở Qatar được cho là nằm trên biên giới với Arập Xê-út, các chiến binh nổi dậy trải qua 3 tuần huấn luyện cách sử dụng những vũ khí phức tạp và các kỹ thuật chiến đấu, đồng thời được cấp đồng phục mới.
Một chiến binh có tên là Hussein cho biết: “Họ huấn luyện chúng tôi cách phục kích quân chính phủ và phong tỏa các con lộ. Họ cũng dạy cho chúng tôi cách tấn công một phương tiện, lục soát để lấy đi các thông tin, vũ khí, đạn dược, và cách kết liễu những binh sĩ vẫn còn sống sau trận phục kích.”
Nhà báo Ali cho biết chiến binh 21 tuổi này chưa từng được huấn luyện về quân sự, giống như rất nhiều người khác cùng nhóm. Chỉ huy của Hussein cho biết anh này và khoảng 90 người nữa được đưa tới Thổ Nhĩ Kỳ theo yêu cầu của “các đầu mối người Mỹ”.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, sau vài ngày thẩm vấn về “nhận thức chính trị và kinh nghiệm chiến đấu”, một số người được cho là nhân viên CIA thông báo với các chiến binh rằng họ sẽ được đưa tới trại huấn luyện ở Qatar.
Video đang HOT
Một chiến binh nổi dậy tham gia phỏng vấn
Mặc dù được trải qua huấn luyện như vậy, song một chiến binh vẫn tiết lộ rằng họ cần phải được trang bị các loại tên lửa phòng không tiên tiến của Mỹ để đối phó lại với lực lượng không quân của chính phủ. Một chiến binh nói với Ali: “Khi biết không có chương trình huấn luyện tên lửa phòng không, nhuệ khí của tôi biến đi đâu mất.”
Hồi đầu tháng, có thông tin cho biết quân đội Mỹ đã cung cấp vũ khí chống tăng cho các lực lượng đối lập “ôn hòa” ở Syria nhằm tăng cường khả năng chiến đấu của họ. Các quan chức Mỹ cho biết chương trình viện trợ vũ khí “chọn lọc” này nhằm kiểm tra khả năng cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria nhưng không để chúng rơi vào tay các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Cuộc nội chiến ở Syria kéo dài từ năm 2011 đến nay vẫn chưa có hồi kết. Ít nhất 150.000 người đã thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa hoặc phải chạy tị nạn trong cuộc nội chiến đẫm máu này. Tiến bộ đáng kể nhất mà cộng đồng quốc tế đạt được tại Syria là thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học sau vụ tấn công hồi tháng 8/213.
Tổ chức Cấm Phổ biến Vũ khí Hóa học của Liên Hợp Quốc cho biết đến nay 92% kho vũ khí hóa học đã được chuyển ra khỏi Syria.
Theo Khampha
Bị Putin thách thức, Mỹ đưa quân áp sát Nga?
Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa quân đến đóng luân phiên và tập trận quân sự ở các quốc gia Baltic nằm sát biên giới với Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin khiến Mỹ và phương Tây nổi điên bởi một loạt bước đi đầy thách thức ở Crimea.
Phó Tổng thống Mỹ Biden (bên trái)
Có mặt tại thủ đô của Ba Lan trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du đến khu vực kéo dài 2 ngày, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuôn ra không ít những lời chỉ trích gay gắt nhằm vào Nga, miêu tả những bước đi của Nga ở Crimea là hành động "cướp đất". Ông này còn khẳng định, cam kết của NATO trong việc bảo vệ bất kỳ thành viên nào trước các cuộc tấn công là không bao giờ thay đổi. "Phó tướng" của Tổng thống Barack Obama cũng cứng giọng tuyên bố, Mỹ sẽ nỗ lực để giảm sự lệ thuộc của các quốc gia Đông Âu vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga, cáo buộc Moscow dùng nó như một công cụ để gây ảnh hưởng chính trị.
Trong một lời cảnh báo rõ ràng về việc Moscow đừng thử thách các nước ở dọc biên giới với họ, Phó Tổng thống Biden cho biết, sẽ có thêm nhiều lệnh trừng phạt được đưa ra cùng với các cuộc tập trận và huấn luyện quân sự mới của NATO ở Ba Lan.
Ông Biden tiết lộ, Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa quân đến đóng luân phiên tại khu vực Baltic như một bước để đảm bảo khả năng phòng thủ tập thể của các nước thành viên NATO. Lực lượng Mỹ đóng tại đây có thể tiến hành các cuộc tập trận lục quân và hải quân cũng như tham gia vào công tác đào tạo, huyến luyện.
Lời gợi ý đưa quân Mỹ vào tập trận ở Baltic nếu được thực hiện sẽ là bằng chứng cụ thể nhất và rõ ràng nhất về quyết tâm của Mỹ trong việc ủng hộ cho các đồng minh NATO ở ngay cửa ngõ của Nga. ""Chúng tôi đang xem xét một loạt bước đi để tăng tốc độ và phạm vi hợp tác quân sự giữa chúng ta, trong đó có việc đưa quân đến đóng luân phiên tại khu vực Baltic để tiến hành các cuộc tập trận lục quân, hải quân và tham gia công tác huấn luyện quân sự", ông Biden đã nói như vậy với cánh phóng viên sau cuộc hội đàm với Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves - người cũng đang có mặt ở Warsaw.
Trước đó, tại một cuộc với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, ông Biden đã miêu tả hành động của Nga là một cuộc tấn công vào chủ quyền Ukraine và là một sự vi phạm luật pháp quốc tế. ""Nga đã đưa ra rất nhiều lập luận để biện minh cho một hành động không khác gì cướp đất. Tuy nhiên, thế giới đã nhìn rõ hành động của Nga và bác bỏ tính logic đầy khiếm khuyết đằng sau đó".
Nga đã nhiều lần khẳng định việc họ đưa quân vào Crimea là để bảo vệ người dân Nga đang cầu cứu vì bị đe dọa bởi chính quyền được lập lên sau một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych nhưng phương Tây không chấp nhận điều đó.
Phó Tổng thống Mỹ cho rằng, những sự kiện ở Crimea nhắc các thành viên NATO nhớ rằng, họ cần phải đứng cùng nhau. Ông Biden tuyên bố, Washington sẽ áp dụng thêm các biện pháp để củng cố sức mạnh cho NATO. Cụ thể, ông này khẳng định, Mỹ sẽ thực hiện cam kết về việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan vào năm 2018. Giới chức Ba Lan tin rằng, hệ thống đó là một phong vũ biểu cho sự sẵn sàng của Washington trong việc đảm bảo an ninh cho họ.
Phương Tây cũng nhảy dựng trước hành động của Nga
Cùng với Mỹ, các cường quốc phương Tây cũng đang tìm cách để thể hiện cho Nga thấy rằng, nước này sẽ phải trả giá thực sự nếu không thay đổi tiến trình ở Crimea.
Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Barack Obama đang mời lãnh đạo của nhóm nước G7 đến tham gia một cuộc họp ở Châu Âu vào tuần tới để thảo luận về các hành động thêm nữa. Nhóm nước này thông thường gặp nhau trong khuôn khổ G8, bao gồm Nga, nhưng một số thành viên đang nhăm nhe ý định loại Nga ra khỏi nhóm các nước phát triển này.
Ở thủ đô London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết, Anh đã tuyên bố tạm ngừng các mối quan hệ hợp tác quân sự với Nga vì vấn đề Crimea, trong đó có việc hoãn một cuộc tập trận hải quân chung đã được lên kế hoạch từ trước với cả Mỹ và Pháp khi tàu Hải quân Anh có chuyến thăm đến St. Petersburg.
"Rất tiếc khi nghe tin Tổng thống Putin ngày hôm nay đã chọn con đường bị cô lập", ông Hague đã nói như vậy.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng, quyết định sáp nhập Crimea sẽ khiến Nga phải đối mặt với "những hậu quả nghiêm trọng" vì "vi phạm luật quốc tế".
Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng lên án quyết định sáp nhập Crimea của Nga, nói rằng: "Pháp không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea cũng như việc sáp nhập khu vực của Ukraine này vào Nga".
Chia sẻ quan điểm với các đối tác Châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế khi "đón nhận Crimea vào Liên bang Nga". Bà Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Obama về vấn đề Crimea. Hai nhà lãnh đạo "đã nỗ lực tìm cách phối hợp hành động trong vấn đề Ukraine", ông Ben Rhodes - phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng cho hay.
Tổng thống Hollande cho biết, ông này hy vọng "Châu Âu sẽ phối hợp để có một hành động đáp trả mạnh mẽ" nhằm vào Nga trong cuộc họp sắp tới của Liên minh Châu Âu dự kiến diễn ra từ ngày 20-21/3.
Về phần mình, Tổng thống Putin dường như chẳng quan tâm đến những lời chỉ trích, lên án, cảnh báo và đe dọa tuôn ra không ngừng từ giới lãnh đạo Mỹ và phương Tây. Ông này khẳng định chắc nịch rằng, việc sáp nhập Crimea vào Nga là nhằm sửa chữa một sự bất công trong quá khứ.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ bắt đầu diễn tập quân sự sát Nga Trong ngày 11/3, Mỹ sẽ phát tín hiệu thể hiện sự quyết tâm bảo vệ các đồng minh NATO của mình gần đường biên giới của Nga bằng việc tiến hành các cuộc diễn tập huấn luyện quân sự chung đầu tiên trong khu vực này kể từ khi nổ ra chính biến ở Ukraine. Tại Biển Đen, ở phía bên kia vùng...