Mỹ đẩy mạnh trang bị hệ thống thông minh chống tên lửa cho xe tăng
Lực lượng lính thuỷ đánh bộ của Mỹ ( USMC) hiện đang có kế hoạch nâng cấp hàng loạt xe tăng của mình với các công nghệ mới cho phép làm lệch hướng tên lửa bay tới. Hiện tại, những hoạt động thử nghiệm đầu tiên giữa USMC và quân đội Mỹ đã được tiến hành.
Cơ chế vận hành của hệ thống phòng thủ thông minh mới.
Mang tên gọi Trophy Active Protection System (Trophy APS), đây là sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng Israel với hàng loạt cảm biến cho phép phát hiện tên lửa chống tăng đang tới gần. Nếu nhận diện được, hệ thống sẽ bắn ra các loạt đạn để gây chệch hướng. Ngoài ra, nó cũng có thể sử dụng hệ thống gây nhiễu để khiến kẻ thủ mất định hướng.
Theo Trung tướng Robert Walsh, quân đội Mỹ đang ngày càng đối mặt nhiều nguy cơ phức tạp hơn rình rập trên mặt đất” và việc bổ sung thêm giáp xe tăng sẽ khiến phương tiện chiến đầu này trở nên chậm chạp. Chính vì vậy, việc tìm đến các giải pháp công nghệ cao để bảo vệ cả xe lẫn binh lính bên trong là điều tất yếu – tương tự như những gì Hải quân Mỹ đã và đang triển khai. Thực tế, trước đó, quân đội Mỹ cũng đã thử nghiệm Tropy APS trên các xe tăng hạng nhẹ Stryker của mình và kí hợp đồng với Raytheon để phát triển một số giải pháp tương tự (Quick Kill).
Tropy APS cũng đã được triển khai trên các xe tăng Merkava Mk 4m chủ lực của quân đội Israel từ năm 2012.
Hiện tại, một số xe tăng hạng nặng M1 Abrams của USMC đã được triển khai thử nghiệm hệ thống phòng thủ mới. Dĩ nhiên, họ cũng không dừng lại ở đó. Hiện tại dự án mới cho phép triển khai các thiết bị bay không người lái “drone” để phát hiện sớm quân địch trước khi chúng kịp bắn tên lửa chống tăng cũng đang được đầu tư phát triển. Nguyễn Thúc Hoàng Linh
Video đang HOT
Theo_Hà Nội Mới
Lắp động cơ Ukraine cho cặp tàu Gepard mới của Việt Nam
Hai tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 Nga đóng cho Việt Nam sử dụng động cơ turbin khí do Ukraine giao thay vì của Đức như dự kiến trước đó
Báo cáo tài chính năm 2015 do Nhà máy đóng tàu Maxim Gorky tại Zelenodolsk (cộng hoà Tatarstan, Nga) công bố ngày 15/4/2016 cho biết vào ngày 15/2/2013, Nhà máy đóng tàu Gorky cùng tập đoàn xuất khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport ký hợp đồng cấp chính phủ đóng 2 tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9 cho hải quân Việt Nam, sau khi đã bàn giao cặp tàu đầu tiên trước đó là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.
Hai tàu này được cho có chức năng săn ngầm, cùng hệ thống tên lửa mới.
Cặp tàu hộ tống lớp Gepard 3.9 thứ 3 và 4 của Việt Nam. Ảnh: Nhà máy Gorky
Ngày 14/5/2013, hợp đồng chính thức có hiệu lực sau khi phía Việt Nam thanh toán tài chính bước đầu.
Ngày 10/11/2015, Bộ Quốc phòng Việt Nam ký bản xác nhận tiến hành giai đoạn 3 "lắp đặt máy móc, thiết bị" cho tàu số hiệu 956, và đến ngày 8/12/2015 ký xác nhận tương tự cho tàu số hiệu 957.
Vấn đề quan trọng trong tiến trình đóng cặp tàu Gepard 3.9 thứ 3 và 4 cho Việt Nam là động cơ turbin khí của tàu. Trước đây hầu hết tàu chiến của Hải quân Nga và tàu chiến Nga xuất khẩu gần như sử dụng động cơ turbin khí của hãng Zorya - Mashproekt ở Nikolaev, Ukraine.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào Nga năm 2014, các giao dịch cung ứng động cơ từ Ukraine chấm dứt, gây ảnh hưởng lớn đến ngành đóng tàu chiến của Nga và ảnh hưởng đến khách hàng nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Theo hợp đồng, động cơ của 2 tàu Gepard của Việt Nam trang bị loại turbin khí M44E của Zorya - Mashproekt. Sau khi Ukraine không giao hàng cho Nga, phía Việt Nam đã đàm phán với Ukraine về vấn đề động cơ này. Cuối cùng Ukraine và Việt Nam ký kết thoả thuận để Ukraine giao động cơ cho Việt Nam rồi Việt Nam chuyển cho Nhà máy Gorky.
Các thủ tục hoàn tất vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015, và đến ngày 17/10/2015 động cơ M44E đã được giao cho Nhà máy Gorky để lắp ráp cho 2 tàu Gepard của Việt Nam.
Tính ra việc giao động cơ M44E này chậm đến 15,5 tháng so với dự kiến đối với tàu số 956 và 10,5 tháng với tàu số 957. Việc chậm trễ này đã kéo theo tiến độ hoàn thành và giao hàng cho Việt Nam không đúng với hợp đồng. Cụ thể với tàu số 956, thời gian từ khi đóng đến lúc bàn giao đã từ 42 tháng (theo hợp đồng) nay tăng lên 51 tháng, và với tàu 957 từ 46 tháng lên 54 tháng.
Trước đó nhiều thông tin nói rằng hai tàu Gepard Nga đóng cho Việt Nam sẽ dùng động cơ của Đức thay thế Ukraine.
Cụ thể, theo cơ quan báo chí của Nhà máy đóng tàu Gorky hồi tháng 11/2015, hai chiếc tàu Gepard được trang bị loại động cơ từ một nguồn khác ngoài Ukraine do Việt Nam đàm phán và tự mua. Tổng giám đốc Nhà máy, ông Renat Mistahov tiết lộ trên tờ VPK (Nga) hồi tháng 5/2015 cho thấy đây là những động cơ do Đức sản xuất.
Ông Mistahov nhấn mạnh: "Không có bất kỳ vấn đề nào với châu Âu. Các công ty MAN và RENK của Đức sẽ cung cấp động cơ và thiết bị truyền động cho 2 tàu Gepard. Họ đã được cho phép xuất khẩu các sản phẩm này sang Nga thông qua một đối tác khác (Việt Nam)".
Dù thông tin trước đây là như vậy nhưng với báo cáo tài chính năm 2015 của Nhà máy đóng tàu Gorky, rõ ràng, việc hai tàu Gepard của Việt Nam lắp động cơ Đức đã không xảy ra.
Theo truyền thông Nga, sức chiến đấu của cặp tàu Gepard mới được tăng lên rất nhiều do được trang bị thêm hệ thống vũ khí chống ngầm cực hiện đại.
Theo đó, hệ thống vũ khí sẽ bao gồm: Pháo hạm AK-176M, hai pháo bắn nhanh AK-630M, một hệ thống CIWS Palma, 2x4 tên lửa chống hạm Uran-E/UE.
Trang bị radar gồm: Một đài radar cảnh giới Pozitiv-ME, 1 radar dẫn bắn Minera-ME, 1 radar điều khiển hỏa lực pháo 5P-10-03E Laska, 1 radar hàng hải MR-231. Thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu.
Trong khi đó theo website chính thức của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, các tàu Gepard 3.9 có lượng giãn nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài tổng thể 102,4m; chiều rộng 14,4m; chiều cao 7,25m; mớn nước khoảng 5,6m; tốc độ di chuyển tối đa khoảng 29 hải lý/h.
Tàu có tầm hoạt động 4.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ; khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển và được vận hành bởi kíp thủy thủ 84 người.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga bàn giao lô máy bay cường kích Su-25 mới cho Iraq Ngày 18-4, phát ngôn viên Bộ Quôc phòng Iraq Nasir Nouri Mohammed al-Tamimi cho biêt, một lô máy bay tiêm, cường kích Sukhoi Su-25 mới của Nga đã được bàn giao cho không quân Iraq. Theo ông Mohammed al-Tamimi, lô máy bay Su-25 gồm 3 chiếc này đã được bàn giao cho Iraq theo hợp đồng đã ký trước đó với phía Nga....