Mỹ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam chống đánh bắt cá trái phép
Mỹ tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam, cùng một số nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, nhằm chống nạn đánh bắt cá trái phép trên biển.
Phơi cá trên quần đảo Bành Hồ (Đài Loan, Trung Quốc). Ảnh: AFP
Theo hãng tin AFP, khi Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 2 khai mạc tại thành phố Lisbon (Bồ Đào Nha) ngày 27/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một bản ghi nhớ nhằm tăng cường hoạt động phối hợp và thực thi pháp luật của Chính phủ Mỹ đối phó với vấn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp.
Nhà Trắng cho hay Mỹ có kế hoạch hợp tác với Việt Nam, Ecuador, Panama, Senegal và Đài Loan (Trung Quốc) nhằm ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp hay các trường hợp đánh bắt không báo cáo và không theo quy định, thuật ngữ về môi trường gọi tắt là IUU.
Một nữ quan chức chính phủ giấu tên tiết lộ với hãng tin Reuters rằng Washington lý giải quyết định lựa chọn 5 quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên là vì “các bên sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong việc ngăn chặn các hành vi IUU”.
Trong tuyên bố cùng ngày, Mỹ khẳng định cũng sẽ thành lập một liên minh với Canada và Vương quốc Anh để “hành động khẩn cấp” nhằm cải thiện việc giám sát và kiểm soát trong cuộc chiến chống đánh bắt cá bất hợp pháp IUU.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ cam kết sẽ đưa ra các chính sách đối phó với nạn đánh bắt bất hợp pháp, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, như một phần nỗ lực tăng cường can thiệp vào khu vực này của Washington.
Trước đó, một số quốc gia trong khu vực nhiều lần lên tiếng phản đối đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc, cho rằng các tàu này thường xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của những nước này và gây ra thiệt hại về môi trường cũng như tổn thất về kinh tế.
Giới chức Mỹ cho hay bản ghi nhớ còn hướng tới việc “chấm dứt nạn buôn người, bao gồm cả lao động cưỡng bức… đồng thời thúc đẩy việc khai thác đại dương một cách an toàn và bền vững”.
Bản ghi nhớ do Tổng thống Biden ký ngày 27/6 nêu rõ Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sẽ phối hợp với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm khuyến khích xây dựng chương trình hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức trong hoạt động đánh bắt cá, đồng thời sẽ gắn các nỗ lực này với Kế hoạch Hành động Mỹ – ASEAN.
Chính quyền Tổng thống Biden cho biết mặc dù bản ghi nhớ không nhắm tới cụ thể một quốc gia nào song quan chức nước này vẫn chỉ ra Trung Quốc là một trong những quốc gia vi phạm nhiều nhất. “Trung Quốc là một trong các quốc gia vi phạm việc đánh bắt cá nhiều nhất trên thế giới, cũng như cản trở việc thực thi các biện pháp chống đánh bắt IUU và đánh bắt quá mức của các tổ chức quốc tế”, nữ quan chức trên nhấn mạnh.
Về phần mình, Trung Quốc khẳng định nước này tuân thủ quy định đánh bắt cá, đánh bắt trong các đặc khu kinh tế có liên quan theo các thỏa thuận song phương và đang hợp tác quốc tế để ngăn chặn tình trạng đánh bắt bất hợp pháp.
Nhật Bản hoãn phóng vệ tinh "made in Vietnam"
Theo dự kiến, sáng nay 1.10, vệ tinh NanoDragon "made in Vietnam" được phóng lên quỹ đạo bởi tên lửa Epsilon 5 tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (Nhật Bản). Tuy nhiên, trước giờ phóng phía Nhật bất ngờ thông báo hoãn.
Vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học Việt Nam chế tạo. Ảnh VNSC
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), vệ tinh NanoDragon dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm), được thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC.
Quá trình chuẩn bị đều đã sàng, theo dự kiến vệ tinh sẽ được phóng vào quỹ đạo lúc 7 giờ 51 phút bởi tên lửa đẩy Epsilon của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) từ bãi phóng Uchinoura. Tham gia phóng cùng vệ tinh của Việt Nam trên tên lửa Epsilon số 5 có 9 vệ tinh, bao gồm 1 vệ tinh chính nặng khoảng 100 kg, 4 vệ tinh lớp micro và 4 vệ tinh lớp cubesat.
"Khoảng 16 giây trước khi phóng, JAXA quyết định tạm dừng để kiểm tra hệ thống. Sau khi kiểm tra, phía Nhật Bản đã quyết định tạm dừng phóng trong ngày 1.10. Nguyên nhân của việc tạm dừng và lịch phóng tiếp theo sẽ được phía bạn thông báo sau", ông Tuấn thông tin.
Vệ tinh NanoDragon là một sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ "made in Vietnam" của VNSC, nhằm thực hiện "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030", được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
NanoDragon được phát triển với các mục đích làm chủ công nghệ phát triển hệ thống vệ tinh nhỏ của Việt Nam; thử nghiệm hệ thống, công nghệ chùm vệ tinh siêu nhỏ có thể thu tín hiệu, nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển; hoàn thiện hiệu chỉnh, chất lượng hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh.
Sau khi hoàn thành quá trình chế tạo, tích hợp và thử nghiệm chức năng tại Việt Nam, từ ngày 9.3 - 9.4.2021, vệ tinh đã hoàn thành thử nghiệm môi trường trước phóng tại Trung tâm Thử nghiệm vệ tinh nhỏ, Học viện Công nghệ Kyushu (Nhật Bản). Sau khi thử nghiệm tại Nhật Bản, vệ tinh lại quay trở lại Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện.
Ngày 11.8, vệ tinh NanoDragon đã được đưa sang bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, để bàn giao cho JAXA.
Vệ tinh NanoDragon dự kiến hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.
Song song với quá trình phát triển vệ tinh, một trạm mặt đất để vận hành vệ tinh sau khi phóng đã được phát triển và hoàn thành việc lắp đặt tại VNSC, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Hiện tại, trạm mặt đất đã sẵn sàng hoạt động.
VNSC dự kiến cuối năm 2023, vệ tinh LOTUSat-1 sẽ được đưa lên quỹ đạo. Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của chúng ta.
Trước NanoDragon, VNSC cũng đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon (1 kg), phóng lên quỹ đạo và thu được tín hiệu vào năm 2013 và vệ tinh MicroDragon (50 kg) dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản, được phóng thành công lên quỹ đạo vào tháng 1.2019 và đã thu nhận được ảnh chụp từ vệ tinh.
Việt Nam kêu gọi Somalia tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động chính trị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 28/9 đã họp về tình hình Somalia, tập trung vào vai trò của phụ nữ trong tiến trình chính trị tại nước này. Bà Amina Mohammed - Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phát biểu trong một phiên thảo luận. Ảnh: Hữu Thanh - P/v TTXVN tại New York Phó Tổng Thư...