Mỹ đau đầu để duy trì thế dẫn đầu về quân sự
Với ba nguyên tắc chiến tranh trong tương lai mà Lầu Năm Góc đề ra, Mỹ sẽ phải rất khó khăn trong việc thực hiện chính kế hoạch của mình
Ba nguyên tắc chiến tranh
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Bob Walker đã mô tả tỉ mỉ về chiến tranh trong tương lai ở Học viện quân sự lục quân Mỹ ngày 8/4/2015. Theo đó, Bob Walker đã khái quát hình ảnh của chiến tranh tương lai, đó là tác chiến “thông tin hóa” đa chiều, binh sĩ và vũ khí kề vai chiến đấu, các trận địa tuyến đầu từ vũ trụ đến hệ thống mạng, sử dụng phương tiện tiên tiến tấn công kẻ thù.
Bob Walker nói: “Trong tương lai, Lục quân Mỹ và Thủy quân lục chiến Mỹ cùng với đồng minh của chúng ta kề vai chiến đấu sẽ không thể không tác chiến trên trên một chiến trường như vậy – không chỉ là vũ khí dẫn đường chính xác trải rộng, mà còn tràn ngập các cuộc tấn công mạng và tác chiến điện tử kéo dài và có hiệu quả”.
Bob Walker cho rằng, loại chiến tranh này sẽ bao gồm chiến tranh thông thường, chiến tranh hỗn hợp, chiến tranh phi tuyến tính, chiến tranh hỗn hợp do người đại diện được chính phủ ủng hộ tiến hành và tác chiến liên hợp nhiều binh chủng.
Đồ họa Bom đường kính nhỏ bắn từ mặt đất (GLSDB) của Quân đội Mỹ
Để ứng phó loại mối đe dọa này, vị Thứ trưởng Quốc phòng này đã đưa ra 3 nguyên tắc của chiến tranh tương lai.
Nguyên tắc thứ nhất là, trong chiến tranh mặt đất tương lai, bất kể nó thuộc về loại hình nào đều sẽ xuất hiện tình hình lan rộng của vũ khí dẫn đường và vũ khí tiên tiến.
Walker nói: “Chúng ta nên giả thiết tình hình chính là như thế. Nếu như chúng ta đã sai, điều đó đã không thể tốt hơn. Nếu như chúng ta là đúng, chúng ta tốt nhất làm tốt chuẩn bị ứng phó. Sự lan rộng của vũ khí dẫn đường chính xác sẽ còn tiếp tục, bởi vì sự lan rộng này hiện nay vẫn đang tiến hành”.
Theo Bob Walker, lực lượng mặt đất sẽ đối mặt với rocket, pháo, pháo cối, và tên lửa có khả năng định vị GPS và dẫn đường laser; vũ khí chống bọc thép tự dẫn đường và vũ khí chống bức xạ tìm kiếm hồng ngoại.
Video đang HOT
Nguyên tắc thứ hai triển khai tác chiến mặt đất ở tuyến đầu trong tương lai là, Quân đội Mỹ sẽ buộc phải ứng phó với chiến tranh “thông tin hóa” mà người Trung Quốc nói tới.
Walker định nghĩa chiến tranh thông tin hóa là chiến tranh đã tích hợp tác chiến mạng, tác chiến điện tử, tác chiến tình báo cùng các hành động ngăn chặn và đánh lừa, nhằm gây nhiễu hoạt động chỉ huy và điều khiển của đối phương, đồng thời giúp cho “quân ta” chiến ưu thế trong quá trình quyết sách.
Nguyên tắc thứ ba là, tình hình sử dụng vũ khí dẫn đường đồng thời triển khai chiến tranh thông tin hóa phải bao trùm lên các loại tác chiến mặt đất, điều này có nghĩa là khả năng tác chiến liên hợp nhiều binh chủng sẽ trở thành nền tảng cho biểu hiện xuất sắc của lực lượng mặt đất.
Vị Thứ trưởng Quốc phòng này nói: “Đây cũng là nguyên nhân chúng ta bày tỏ khen ngợi đối với cách làm của Lục quân Mỹ. Sau khi các đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn hoàn thành 2 đợt huấn luyện luân phiên hành động mang tính quyết định ở Trung tâm huấn luyện quốc gia, Lục quân thường mới tuyên bố họ đã hoàn toàn làm tốt chuẩn bị chiến đấu”.
Những át chủ bài lỗi thời
Dù Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh về các yếu tố chiến tranh trong tương lai, đó là chiến tranh thông tin hóa đa chiều, vũ khí dẫn đường chính xác… Tuy nhiên, Mỹ đang đối diện với những nguy cơ thiếu thốn các mặt hàng này khi những gì họ sở hữu lại không đáp ứng được chính nhu cầu của họ.
Ngay như với chiến đấu cơ F-22 Raptor, niềm tự hào của không lực Mỹ, John Stillion, một nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách (CSBA) của Mỹ đã cho rằng loại máy bay này đã ngày càng trở nên lỗi thời.
Theo nhà phân tích của CSBA, trong vài thập kỷ qua, sự tiến bộ của công nghệ chế tạo cảm biến điện tử, công nghệ thông tin liên lạc, vũ khí dẫn đường về cơ bản đã làm thay đổi bản chất của các cuộc không chiến.
Đạn dẫn đường GPS của Mỹ
Những tiến bộ này đã giúp phi công tìm kiếm mục tiêu hiệu quả hơn và có thể tấn công chúng ở khoảng cách ngày càng xa hơn. Kết quả là những tính năng vốn được xem là cần thiết để thành công trong một cuộc không chiến như tốc độ, khả năng tăng tốc và khả năng cơ động giờ đã trở nên không còn hữu ích khi mà nó có thể bị phát hiện và tiêu diệt ở khoảng cách hàng chục cây số.
Thay vào đó, các thuộc tính như radar tối thiểu, IR signature, không gian, tải trọng, công suất làm mát, năng lượng cho khẩu độ cảm tiến tầm xa lớn, vũ khí tầm xa sẽ là chìa khóa để giành được sự thống trị không khí trong tương lai.
Máy bay F-22 của Mỹ
Điều này có thể đặt dấu chấm hết cho các máy bay chiến đấu truyền thống như F-22 bởi vì, theo giải thích của Stillion, việc trang bị cho máy bay với các thuộc tính như tốc độ siêu thanh và khả năng cơ động cao đi kèm là một vài trong số các các thuộc tính phi truyền thống.
“Vì vậy, chỉ có những chiếc máy bay giống như máy bay ném bom tàng hình của Mỹ là có thể chiếm được ưu thế trong một cuộc chiến tranh trong tương lai, chứ không phải là F-22, nhà nghiên cứu kết luận.
F-22 “Raptor” là máy bay chiến đấu đa năng được phát triển bởi Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics để thay thế cho F-15 Eagle. F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất. Đây cũng là máy bay chiến đấu đắt nhất trên thế giới.
F-22 đã không thể đáp ứng được các yếu tố trong học thuyết chiến tranh tương lai của Mỹ. Trong khi đó, bản thân Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đầu tháng 4/2015 đã phải lập một bộ phận chuyên trách về tác chiến điện tử với lý do: Mỹ đang tụt hậu về lĩnh vực quan trọng này.
Tuy nhiên, thực tế thì F-22 vẫn là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới. Và Mỹ vẫn đang đi đầu trong một loạt công nghệ vũ khí dẫn đường, vũ khí laser, tác chiến điện tử… Để các quốc gia khác, những nền quốc phòng khác có thể vượt qua họ còn là một tương lai rất xa.
Và người Mỹ chỉ gặp vấn đề khó khăn duy nhất, đó là vượt qua chính những tham vọng mà họ tự đặt ra cho bản thân.
Theo Đất Việt
"Kẻ thổi còi" đưa ra cảnh báo mới về hoạt động do thám của Mỹ
Theo cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden, chính phủ Mỹ rất có thể vẫn đang tiếp tục theo dõi thư điện tử cá nhân của người dân nước này, thậm chí xem được những bức ảnh "nhạy cảm" nhất.
Snowden trong buổi trò chuyện với John Oliver ngày 5/4 (Ảnh: Guardian)
Edward Snowden, người được mệnh danh là "kẻ thổi còi" của nước Mỹ, đã đưa ra nhận định trên trong lần xuất hiện gần đây nhất với công chúng.
Trong chương trình trò chuyện với danh hài người Anh John Oliver trên sóng truyền hình Mỹ ngày 5/4, Snowden cho rằng giới chức tình báo Washington vẫn duy trì hoạt động thu thập thông tin của công dân Mỹ, trong đó có cả các bức ảnh "không mấy trong sạch".
Snowden còn miêu tả những thủ thuật và cách thức mà giới tình báo Mỹ đang áp dụng để thu thập thông tin.
Giới phân tích nhận định nhiều khả năng cảnh báo mới của Snowden có thể sẽ khiến dư luận Mỹ dậy sóng trong bối cảnh Quốc hội nước này, hiện do phe Cộng hòa chiếm quyền kiểm soát, chuẩn bị bỏ phiếu xem có thay đổi một số điều khoản trong Đạo luật Yêu nước hay không.
Đạo luật Yêu nước được ra đời sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm tăng quyền hạn cho các cơ quan an ninh của Mỹ.
Trước đó, Washington cũng đã nhiều lần phải đối mặt với búa rừu dư luận và quốc tế sau khi "kẻ đốt đền" Snowden đưa ra các tiết lộ động trời về hoạt động theo dõi của Mỹ, trong đó có việc do thám cả nguyên thủ các quốc gia trên thể giới, bao gồm cả các nước đồng minh thân cận như Đức.
Mặc dù Nhà Trắng luôn khẳng định mục đích do thám chỉ nhằm ngăn chặn các mối đe dọa khủng bố, song vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử tình báo Mỹ đã gây không ít sóng gió cho quan hệ của Mỹ với nhiều nước, đồng thời đẩy lực lượng tình báo và quân sự Mỹ đang triển khai khắp thế giới vào tình thế nguy hiểm.
Theo giới chức Mỹ, Snowden đã đánh cắp khoảng 1,7 triệu tài liệu mật, trong đó có nhiều dữ liệu quân sự mật chưa được tiết lộ. Snowden hiện đang tạm trú tại Nga sau khi bị chính phủ Mỹ phát lệnh truy nã toàn cầu và yêu cầu dẫn độ về Mỹ xét xử.
Vũ Anh
Theo Dantri/Guardian
Vũ khí Quân đội Mỹ dùng nhiều linh kiện giả Trung Quốc Vũ khí trang bị Mỹ ngày càng lệ thuộc vào nguồn linh kiện của nước ngoài, có nguy cơ nhập hàng giả cao và dễ gây tai nạn chết người. Năm 2014, Quân đội Mỹ từng cho biết, máy bay chiến đấu tàng hình F-35B đã sử dụng bộ linh kiện từ tính do Trung Quốc chế tạo Tờ "Tin tức Tham khảo"...