Mỹ đặt ra 4 tưởng định Trung Quốc tấn công Đài Loan
Gần đây, quan hệ giữa hai bờ eo biển đang rất yên ả. Bên cạnh sự ồn ào của Đại lục trong phát triển lực lượng tàu chiến hiện đại và máy bay thế hệ thứ 5, Đài Loan cũng âm thầm, lặng lẽ tự phát triển và mua sắm thêm nhiều vũ khí, trang bị. Họ đang chờ đợi điều gì sẽ đến?
Tiếp tục hiện đại hóa quân đội một cách toàn diện đã tăng cường phạm vi tác chiến và đem đến nhiều lựa chọn phương án quân sự cho Trung Quốc trong giải quyết xung đột eo biển Đài Loan. Nếu Bắc Kinh quyết định ra tay với Đài Bắc thì họ sẽ sử dụng phương thức tiến công rất khó lường trước khi đối thủ kịp có phản ứng.
Họ sẽ sử dụng các ngón đòn tâm lý làm nổi bật sự quan ngại của công chúng và giới lãnh đạo Mỹ về cái giá phải trả khi can thiệp vào Đài Loan, tìm mọi cách trì hoãn sự can thiệp của Mỹ, thông qua tiến công chớp nhoáng có giới hạn để giành thắng lợi hoặc leo thang chiến tranh đến mức độ nhất định, giành được một số mục tiêu hữu hạn để dân chúng Đại lục cảm thấy đã giành được thắng lợi thì dừng lại, sau đó lại tìm kiếm giải pháp chính trị.
Tàu đổ bộ đệm khí lớp 724 và 716 cùng với xe thiết giáp lưỡng thê ZTS-63A
của Hải quân đánh bộ Trung Quốc đổ bộ lên bờ
Trong bản báo cáo điều tra về quân đội Trung Quốc công bố vào tháng 5 năm nay, BQP Mỹ đã đưa ra 4 tưởng định về phương án quân sự mà Trung Quốc có thể sẽ sử dụng đối với Đài Loan.
Bao vây và phong tỏa trên biển
Mặc dù cô lập và phong tỏa trên biển có thể gây được sức ép ngắn hạn lên Đài Loan nhưng cũng gây ra áp lực không nhỏ đối với hải quân Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng đã tính đến một số biện pháp như: phong tỏa không phận, tiến công tên lửa và rải thủy lôi để phong tỏa các cảng và ngăn chặn bên thứ ba tiếp cận. Trung Quốc cũng có thể ra lệnh bắt buộc các tàu thuyền ra vào Đài Loan phải cập cảng Đại lục để kiểm tra hoặc có thể thông qua tuyên bố diễn tập quân sự hoặc bắn tên lửa ở khu vực phụ cận các cảng của Đài Loan, nhưng thực chất là để phong tỏa Đài Bắc, ngăn chặn tàu bè ra vào các cảng của Đài Loan.
Video đang HOT
Tàu rải lôi lớp 918 của hải quân Trung Quốc sẽ là chủ lực trong chiến lược bao vây, phong tỏa
Thế nhưng, Trung Quốc có thể đã đánh giá thấp áp lực quốc tế gây ra sau khi vùng biển xung quanh Đài Loan bị ngăn chặn giao thông, khi đó khả năng leo thang xung đột là rất lớn.
Hiện nay Trung Quốc khó có thể tiến hành phong tỏa quân sự theo đúng ý nghĩa của nó, đặc biệt là khi phải đối mặt với sự can thiệp của bên thứ 3. Tuy nhiên từ nay cho đến năm 2020, khả năng tiến hành phong tỏa của họ sẽ ngày một nâng cao.
Tác chiến có giới hạn gây áp lực lớn hoặc tác chiến từ trên không và tiến công tên lửa
Bắc Kinh có thể công khai hoặc bí mật tiến hành các hoạt động chính trị và kinh tế mang tính phá hoại, trừng phạt hoặc là tiến hành tác chiến giới hạn có tính chất chí mạng đối với Đài Loan.
Khả năng tác chiến bao gồm: chiến tranh mạng hoặc đòn tiến công tích cực vào cơ sở kinh tế, chính trị và quân sự của Đài Loan. Đại lục muốn thông qua các đòn đánh này gây ra sự hoảng loạn trong dân chúng Đài Loan, hạ thấp lòng tin của công chúng vào các cấp lãnh đạo. Trong tình hình đó, bộ đội tác chiến đặc chủng của Trung Quốc sẽ xâm nhập vào nội bộ Đài Loan để tấn công cơ sở hạ tầng và nhân sự lãnh đạo của Đài Bắc.
Biên đội máy bay J-10 sẽ là chủ lực trong chiến thuật tấn công từ trên không
Sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn có giới hạn tiến công chính xác vào hệ thống phòng không (căn cứ không quân, trạm radar, tên lửa, thiết bị hàng không và hệ thống thông tin) có thể làm tê liệt khả năng phòng ngự của Đài Loan khiến cho giới chức lãnh đạo Đài Loan phải xuống thang và phá hoại ý chí chiến đấu của dân chúng.
Tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo quy mô lớn
Hải quân Trung Quốc đã đưa ra một số lí luận khác nhau về tác chiến (vượt biển đổ bộ) lưỡng thê trong đó có sức ảnh hưởng lớn nhất là tác chiến liên hợp đổ bộ đánh chiếm đảo. Lí luận này nhấn mạnh tới khả năng hỗ trợ và tác chiến điện tử liên hợp giữa lực lượng hậu cần, không quân và hải quân để đổ bộ lên đảo trong tình hình phức tạp.
Mục tiêu của lí luận này là đột phá xuyên qua tuyến phòng ngự ven biển của đối thủ thiết lập bàn đạp trên bãi đổ bộ nhanh chóng vận chuyển binh lính và vũ khí, trang bị tập kết tại khu vực đổ bộ đã định ở khu vực phía bắc và phía nam bờ biển phía tây Đài Loan sau khi phát động tiến công, nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu then chốt làm cơ sở để đánh chiếm toàn đảo.
Hải quân đánh bộ Trung Quốc sử dụng tàu xung phong đổ bộ lên bờ
Trung Quốc có đủ khả năng đánh chiếm các đảo hiện thuộc Đài Loan kiểm soát.
Hành động này vừa có thể chứng minh ý chí quyết tâm thống nhất lãnh thổ và khả năng quân sự của Trung Quốc, vừa giành lại được một phần lãnh thổ, lại biểu thị được khả năng khắc chế đối thủ. Tuy nhiên, những hành động như vậy lại liên quan đến những nguy hiểm trong tác chiến và chiến lược lâu dài, có thể kích động sự giận dữ của nhân dân Đài Loan và phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế.
Phương thức đổ bộ lập thể trong tác chiến vượt biển đánh chiếm đảo
của hải quân đánh bộ Trung Quốc
Xem xét dưới góc độ lí luận quân sự, tác chiến vượt biển đổ bộ quy mô lớn là một trong những hoạt động quân sự phức tạp nhất. Tiến hành tiến công Đài Loan sẽ gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng tác chiến của Trung Quốc chưa qua kiểm nghiệm thực chiến, hơn nữa còn vấp phải sự lên án của cộng đồng quốc tế.
Với những áp lực này cùng với sự thiệt hại lực lượng tác chiến cộng thêm các vấn đề phức tạp khác như: khả năng tác chiến trong thành phố, sự tiến công của lực lượng phiến loạn… sẽ làm cho tác chiến đổ bộ tiến công Đài Loan đứng trước những rủi ro rất lớn về chính trị và quân sự. Đài Loan gia cố công trình hạ tầng vững chắc và tăng cường năng lực phòng ngự cũng sẽ làm giảm khả năng thực hiện các mục tiêu đã định của Trung Quốc.
Theo ANTD
Iran ra tuyên bố khiến phương Tây "giật mình"
Chỉ huy Hải quân Iran - Chuẩn Đô đốc Habibollah Sayyari hôm qua (6/8) tuyên bố, nước này đang kiểm soát hoàn toàn Eo biển Hormuz, thách thức phương Tây. Đây là tuyến đường biển chiến lược quan trọng hàng đầu thế giới.
Trong tuyên bố của mình, ông Sayyari khẳng định: "Iran đang kiểm soát toàn bộ Eo biển Hormuz. Iran là người duy trì và bảo vệ an ninh vĩ đại nhất của Vịnh Ba Tư".
Bên cạnh đó, Chuẩn Đô đốc Iran cũng lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Mỹ trước đó cho rằng cuộc tập trận sắp tới của nước này ở Vịnh Ba Tư sẽ làm Iran "lay động".
Chỉ huy Iran khẳng định: "Những quyết định, động thái và các cuộc tập trận của Washington sẽ không thể tác động gì đến nước Cộng hoà Hồi giáo Iran."
Giới truyền thông quốc tế trước đó đưa tin, Mỹ cùng với 20 quốc gia khác sẽ tổ chức tập trận trên vùng lãnh hải gần Eo biển Hormuz vào tháng 9 tới.
Ông Sayyari đồng thời cũng lên tiếng cảnh báo các quốc gia Ả-Rập ở vành đai phía nam của Vịnh Ba Tư đừng lệ thuộc và hãy tránh xa Mỹ mà hãy dựa vào sức mạnh của chính mình. Ông nhấn mạnh, an ninh khu vực chỉ có thể thiết lập thông qua sự hợp tác chung của các quốc gia trong khu vực.
Kể từ sau khi phương Tây đưa ra sức ép và áp đặt các gói trừng phạt mới đối với ngành xuất khẩu dầu mỏ của Iran, trong một nỗ lực nhằm buộc nước này phải từ bỏ chương trình hạt nhân đầy tranh cãi của mình, Iran đã thường xuyên lên tiếng đe doạ sẽ phong toả toàn bộ Eo biển Hormuz. Đây là một tuyến trung chuyển dầu mỏ trên biển quan trọng nhất khu vực và là một trong những tuyến giao thương dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Eo biển Hormuz được cho là "lá bài" để Tehran đưa ra thách thức các cường quốc phương Tây. Trước đó, hồi đầu tháng 7 vừa qua, Uỷ ban Chính sách Đối ngoại và An ninh Quốc gia của Quốc hội Iran đã đưa ra một dự luật, trong đó kêu gọi chính phủ Iran phong toả không cho các tàu chở dầu của các quốc gia tham gia lệnh cấm vận vận dầu mỏ đối với Iran đi qua Eo biển Hormuz.
Hồi tháng 1 vừa qua, ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu đã thông qua một lệnh trừng phạt mới đối với Tehran, trong đó cấm các nước thành viên nhập khẩu dầu thô từ Iran. Lệnh cấm vận này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 vừa qua. Bên cạnh đó, Washington cũng áp đặt một gói trừng phạt mới nhằm vào các thể chế tài chính của bất cứ quốc gia nào nhập khẩu dầu mỏ từ Iran. Gói trừng phạt này được thông qua hôm 28/6.
Chính khách Đài Loan muốn Đại lục cùng chiếm giữ Ba Bình Một cựu chính khách quốc dân đảng Đài Loan kêu gọi Bắc Kinh cùng chiếm giữ đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khai thác dầu và khí đốt ở đó. Đảo Ba Bình nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Maps. Ông Chiu Yi, từng là nhà lập pháp của đảo Đài Loan, và vừa được bầu làm thành...