Mỹ dập tắt hi vọng kết thúc chiến tranh thương mại vừa được Trung Quốc nhen nhóm
Một quan chức trong chính quyền Tổng thống Trump tiết lộ Nhà Trắng nghi ngờ động thái trả lời bằng văn bản của Trung Quốc, vì Bắc Kinh trước đây từng ra những cam kết về cải cách kinh tế và thương mại nhưng không bao giờ hoàn thành.
Hôm 14/11, Reuters dẫn nguồn tin trong chính phủ Mỹ cho biết Bắc Kinh đã cung cấp cho chính quyền Tổng thống Trump các tài liệu Washington yêu cầu cách đây vài tháng tháng để bắt đầu đàm phán thương mại.
Nguồn tin khẳng định đây là dấu hiệu tốt cho thấy Bắc Kinh đã chịu “viết một cái gì đó bằng văn bản” sau nhiều tháng từ chối, coi đây là bước đột phá có thể giúp chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng qua giữa hai cường quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, một quan chức trong chính quyền Trump cho rằng động thái này không tạo ra bất cứ đột phá nào, đồng thời tỏ ra nghi ngờ vì Trung Quốc trước đây từng ra những cam kết về cải cách kinh tế và thương mại nhưng không bao giờ hoàn thành.
Cũng theo ông này, các quan chức Mỹ vẫn đang nghiên cứu danh sách được gửi tới vào tối 12/11 bao gồm 142 mục chia thánh 3 nhóm: các vấn đề mà người Trung Quốc sẵn sàng đàm phán để tiếp tục hành động, các vấn đề mà Trung Quốc đang làm và các vấn đề Bắc Kinh đang xem xét ngoài giới hạn.
Video đang HOT
Do cần nhiều thời gian để phân tích danh sách này cũng như Hội nghị thượng đỉnh G-20 chỉ còn 2 tuần nữa là bắt đầu, vị quan chức Nhà Trắng cho rằng không nên kỳ vọng rằng, sẽ có một bước đột phá lớn trong các cuộc đám phán giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập ở Argentina.
“Kịch bản tốt nhất có thể xảy ra là 2 nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục nói chuyện và tuyên bố vấn đề đang đi theo hướng tích cực hơn”, ông này cho hay, nói thêm rằng còn quá sớm để kết luận động thái mới của Trung Quốc có đủ để ngăn Mỹ ngừng tăng thuế vào các mặt hàng Trung Quốc vào đầu năm 2019 hay không.
Tính tới nay, Mỹ đã áp thuế bổ sung lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ trước các yêu cầu thay đổi điều khoản thương mại giữa 2 nước của Mỹ. Bắc Kinh thay vì nhượng bộ đã áp mức thuế đáp trả đối với hàng hóa Mỹ.
Trước những diễn biến giằng co này, Tổng thống Trump đe dọa sẽ áp mức thuế bổ sung lên nốt 267 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh không đáp ứng được yêu cầu của Washington.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Phó Tổng thống Mỹ: Căng thẳng Mỹ-Trung có thể vượt ra ngoài các tranh chấp thương mại
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ trích các chính sách của Trung Quốc trên toàn cầu và cảnh báo leo thang căng thẳng Mỹ-Trung đứng trước nguy cơ vượt ra ngoài các tranh chấp thương mại.
Phát biểu tại Viện Nghiên cứu Hudson ở Washington hôm 4/10, Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể vượt ra ngoài các tranh chấp thương mại.
Trong bài phát biểu, ông Pence cũng đề cập tới cuộc chạm trán giữa chiến hạm Mỹ và tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông hôm 30/9.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. (Ảnh: Reuters)
"Bất chấp các hành động quấy rối liều lĩnh của Trung Quốc, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động trên không, trên biển ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép và phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ. Chúng tôi sẽ không để bị đe dọa. Chúng tôi sẽ không lùi bước", Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Ông Pence cũng chỉ trích Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao bẫy nợ để mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.
"Trung Quốc đang cung cấp cho các chính phủ từ châu Á, châu Phi, châu Âu tới Mỹ Latinh các khoản vay lên tới hàng trăm tỷ USD để xây dựng các cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, điều khoản trong các khoản vay này lại hết sức mơ hồ và mang về nhiều lợi ích cho Trung Quốc", ông nhấn mạnh.
Theo ông Pence, giới chức tình báo Mỹ phát hiện các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang nhắm mục tiêu tới chính phủ, chính quyền địa phương ở các tiểu bang của Mỹ để khai thác bất cứ sự chia rẽ nào nảy sinh.
"Họ đang sử dụng các vấn đề như thuế quan thương mại để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh với mục đích thay đổi nhận thức của người Mỹ. Một quan chức tình báo nói với tôi rằng những gì người Nga làm không là gì so với Trung Quốc", ông Pence cho hay.
Ông cũng khẳng định các quan chức Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng lên các doanh nhân Mỹ, những người vẫn mong muốn duy trì hoạt động ở quốc gia đông dân nhất thế giới, khiến họ lên án các hành động thương mại của Mỹ.
"Ví dụ như gần đây, Trung Quốc đã dọa từ chối cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng tôi", Phó Tổng thống Mỹ nói, nhưng từ chối đưa ra cái tên cụ thể.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc sẽ "thí" tầng lớp trung lưu để chiến tới cùng với Mỹ? Đã 40 năm kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa, Trung Quốc đang đứng giữa ngã tư một lần nữa. Cuộc chiến thương mại có thể thúc đẩy Bắc Kinh "hy sinh" tầng lớp trung lưu để quay trở về một quốc gia bảo thủ hơn. Theo bài viết trên báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) đăng ngày...