Mỹ dành ưu tiên đặc biệt cho Việt Nam, nước khác muốn cũng không có?
Bài viết chỉ ra nhiều lợi ích cho cả Việt Nam và Mỹ khi xây dựng quan hệ liên minh hiệp ước, chống lại Trung Quốc ngày càng bành trướng và cứng rắn hơn.
Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm tàu USNS Richard E Byrd ở vịnh Cam Ranh, Việt Nam (ảnh tư liệu)
Trang mạng “Tầm nhìn” tiếng Trung ngày 16 tháng 10 dẫn tờ “Lợi ích quốc gia” Mỹ ngày 14 tháng 10 đăng bài viết “Điểm tựa thực sự của Mỹ: Là lúc đạt được một hiệp ước đồng minh với Việt Nam” (America’s Real Pivot: Time For a Treaty Alliance With Vietnam) của tác giả Joshua Kurlantzick.
Nội dung bài viết chỉ có giá trị tham khảo, mời độc giả theo dõi:
Bài viết cho rằng, Mỹ cần xây dựng quan hệ đồng minh với Việt Nam, giành được quyền sử dụng vịnh Cam Ranh cho Quân đội Mỹ, thậm chí xây dựng căn cứ ở Việt Nam để thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Bài báo cho rằng, để thúc đẩy chiến lược của mình ở Đông Nam Á, Chính phủ Mỹ cần xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam.
Thứ nhất, tăng cường bán vũ khí sát thương cho Việt Nam có lợi cho nhận được sự ủng hộ của Việt Nam. Một số học giả Việt Nam cho rằng, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang thay đổi thai đô, bởi vì Việt-Trung xảy ra tranh chấp ngày càng nhiều ở Biển Đông.
Video đang HOT
Nói một cách cụ thể hơn, Mỹ cần xây dựng quan hệ đối tác hợp tác toàn diện với Việt Nam, đồng thời phát triển theo hướng Hà Nội trở thành đồng minh hiệp ước chính thức. Ngoài dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Mỹ cần nỗ lực giành được và mở rộng quyền sử dụng vịnh Cam Ranh cho tàu chiến Mỹ, mở rộng chương trình đào tạo cho các quan chức cao cấp Việt Nam và tổ chức đối thoại chiến lược Mỹ-Việt thường niên ở cấp cao hơn, bảo đảm Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam hàng năm đều tham gia đối thoại chiến lược.
Tàu chiến Mỹ thăm Việt Nam
Liên minh hiệp ước Mỹ-Việt sẽ giúp Mỹ duy trì vị trí trung tâm ở khu vực Đông Á, bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và có lợi cho Mỹ tìm kiếm cảng mới và căn cứ tác chiến tiền phương tiềm năng, bởi vì chính trị trong nước của Nhật Bản và Thái Lan đe dọa đến quan hệ quân sự giữa những nước này với Mỹ.
Quan hệ chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Mỹ sẽ giúp cho Quân đội Việt Nam nhanh chóng nâng cấp thiết bị của họ, có thể bảo đảm quan hệ thương mại vũ khí chặt chẽ Việt-Mỹ. Quan hệ chặt chẽ với Mỹ có thể đem lại một bảo đảm an ninh cho Việt Nam chống lại sự “quyết đoán” của Trung Quốc, đây là điều mà các nước ASEAN khác có muốn cũng khó có thể có.
Tác giả cho rằng, Mỹ cần từ bỏ lý do sai lầm “cải thiện nhân quyền Việt Nam”, xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược rất quan trọng đối với lợi ích của hai nước ở châu Á.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tác giả Joshua Kurlantzick, có tính chất tham khảo, thể hiện ở một góc nhìn riêng về quan hệ Việt-Mỹ. Xây dựng quan hệ Việt-Mỹ tương lai thế nào phụ thuộc vào lợi ích quốc gia, nhu cầu, tình hình thực tế và góc nhìn của Việt Nam…
Tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông (ảnh tư liệu)
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc: Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam chỉ là nước cờ "bí gí tốt"
Tào Nhạc cho rằng mục đích chính của Việt Nam là thông qua quan hệ quân sự gần gũi để tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với Mỹ, hóa giải tình thế khó khăn.
Hoạt động giao lưu, hợp tác quân sự Mỹ - Việt trở thành tâm điểm theo dõi của một số phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 14/10 đăng bài phân tích của Tào Nhạc mỉa mai việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam chẳng qua là một nước cờ "bí gí tốt" và không đáng để Bắc Kinh quan tâm?!
Tào Nhạc cho rằng quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam vốn từng là đối thủ mấy chục năm trước đang ngay càng nồng ấm trong bối cảnh căng thẳng Trung - Việt trên Biển Đông gia tăng, Washington đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang châu Á.
Mặc dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đặc biệt nhấn mạnh, động thái nới lệnh cấm vũ khí với Việt Nam không nhằm vào Trung Quốc, nhưng theo Tào Nhạc thì bất kỳ ai có chút kiến thức về cục diện quốc tế cũng đều thấy rõ Mỹ muốn thông qua hợp tác quân sự, giúp Việt Nam nâng cao năng lực phòng thủ trên biển là để "đối đầu" hoặc "cân bằng" với Trung Quốc.
Ông Nhạc cho rằng động thái của Washington không có gì bất ngờ ngoài dự liệu, từ khi Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam đã trở thành một nước cờ để đối phó với Trung Quốc, thời cơ vừa đến là người Mỹ ra tay.
Tuy nhiên Tào Nhạc cho rằng nếu như động thái này (Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam) diễn ra từ 10 năm trước thì sẽ hiệu quả hơn nhiều, nhưng thời cơ đã qua không thể lấy lại. Ngày nay khả năng của Mỹ kiểm soát các sự vụ toàn cầu ngày một giảm sút rõ rệt, từ khủng hoảng Ukraine cho tới khủng bố IS, Washington đều tỏ ra đuối sức.
Mỹ không những không thể chủ động tạo thanh thế như trước, mà thậm chí còn bị động đối phó. Sách lược đối phó vội vã, thời cơ chưa chín muồi không chỉ khó thực hiện được ý đồ mà còn bị dư luận (Trung Quốc) công kích. Nếu như 2 cuộc chiến chống khủng bố đã làm nước Mỹ "suy giảm thể lực" thì cục diện thế giới ngày nay càng khiến Washington "mệt mỏi tinh thần".
Tào Nhạc cho rằng nước Mỹ bây giờ "thân tâm què quặt" nên chẳng thể đưa ra được chiến lược cao minh nào đối với Đông Á. Nới lệnh cấm vũ khí đối với Việt Nam theo ông Nhạc không phải nước cờ của kẻ làm tướng mà chỉ là giải pháp tình thế "bí gí tốt" mà thôi?!
Ông Nhạc bình luận, người Việt Nam thừa biết ý nghĩa thực tế của việc Mỹ nới lệnh cấm vũ khí rất hạn chế và không đáp ứng được nhu cầu mua sắm vũ khí của mình (?!), nhưng đứng trước cơ hội có thể nâng cao thực lực quân sự, Việt Nam tự nhiên sẽ chào đón, chỉ có điều người Việt sẽ tự lượng sức mà làm.
Theo ông Nhạc, Việt Nam phát triển quan hệ với Mỹ là có kế hoạch chiến lược của mình, chứ không "trẻ con" như Philippines đem "tính mạng gia sản" phó thác hoàn toàn cho người Mỹ?!
Tào Nhạc cho rằng mục đích chính của Việt Nam là thông qua quan hệ quân sự gần gũi để tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với Mỹ, hóa giải tình thế khó khăn mà nền kinh tế trong nước đang gặp phải, điều đó mới thực sự quan trọng. Theo ông Nhạc, Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam không có ai để ý?!
Theo Giáo Dục
Việt-Mỹ hợp tác chiến lược làm thay đổi cục diện địa-chính trị Đông Á? Theo báo HK, Mỹ coi Việt Nam là điểm tựa chiến lược quay trở lại Đông Á, ngăn chặn TQ trỗi dậy, trong khi Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ. Ngày 2 tháng 10 năm 2014, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry Tờ "Tin tức bình luận Trung...