Mỹ đ.ánh Syria là “tự b.ắn vào chân”?

Theo dõi VGT trên

Tổng thống Barack Obama tuyên bố không tìm kiếm “thay đổi chế độ ” ở Syria song điều đó chỉ nhằm xua đi lo ngại về một Iraq nữa lặp lại ở Trung Đông.

Mỹ đ.ánh Syria là tự b.ắn vào chân? - Hình 1

Nếu quyết định đ.ánh Syria, nước Mỹ sẽ tự làm mình bị tổn thương.

Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố kế hoạch tấn công Syria – đang đợi Quốc hội Mỹ phê duyệt – sẽ có giới hạn. Tuy nhiên, trong một bài bình luận đăng trên CNN, chuyên gia Kapil Komireddi nhấn mạnh, ý tưởng can thiệp giới hạn chỉ là ảo tưởng. Một khi quân Mỹ trực tiếp đặt gót giày lên đất Syria, họ có thể không còn đường quay lại.

Theo Tổng thống Obama, mục đích của cuộc tấn công giới hạn là nhằm truyền tải thông điệp tới Tổng thống Bashar al-Assad: Không được phép sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng một cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu có khả năng mở rộng thay vì gói gọn vào mục tiêu trên.

Syria trên thực tế là một thực thể thống nhất, một đất nước có chủ quyền và có tên trên bản đồ thế giới. Trong nước, các nhóm lợi ích đang đấu tranh với nhau khiến đất nước r.ạn n.ứt, “chia năm, xẻ bảy”.

Không bên nào có thể tuyên bố đại diện cho gần như toàn bộ người dân Syria. Cũng không có thế lực nào có thể tuyên bố có thẩm quyền đối với gần như toàn bộ lãnh thổ trong nước. Một nhà nước đang tồn tại ở Damascus và có nhiều lực lượng đang nỗ lực để lật đổ hoặc chi phối chế độ. Tuy nhiên, sự chia rẽ nội bộ sâu sắc trong các lực lượng này khiến họ không thể đạt được mục đích mà không có sự hậu thuẫn từ bên ngoài. Trong hơn 2 năm nay, các lực lượng này đã tìm mọi cách để kích động Mỹ và phương Tây can thiệp vào Syria bằng cách bày ra hàng loạt bằng chứng về sự tàn bạo của chính phủ Assad.

Mỹ đ.ánh Syria là tự b.ắn vào chân? - Hình 2

Người biểu tình trong đó có cựu chuyên gia phân tích của CIA Ray McGovern (thứ 2 từ trái qua) tập trung ở phía bắc Nhà Trắng phản đối Mỹ can thiệp quân sự vào Syria.

Với sự kiện tấn công hóa học khiến hàng trăm dân thường t.hiệt m.ạng ngày 21/8, nếu Mỹ và phương Tây quyết can thiệp quân sự vào Syria, họ có thể bị các phe phái cực đoan trong hàng ngũ phe đối lập lợi dụng.

Phủ nhận các cuộc điều tra đa phương của Liên Hợp Quốc và vội vàng đổ trách nhiệm cho chế độ Assad, Mỹ quả quyết rằng chỉ có chính phủ Syria mới có khả năng thực hiện các cuộc tấn công hóa học quy mô như vậy. Điều này có khả năng trở thành sự kích động c.hết người. Tiểu thuyết gia Amitav Ghosh – người dành nhiều năm nghiên cứu về các đội quân nổi dậy ở Châu Á – nhấn mạnh “viễn cảnh can thiệp tiềm năng” thường trở thành yếu tố kích động hay động lực để “các bên yếu hơn” tìm cách đẩy “bạo lực leo thang”.

Video đang HOT

Nếu việc sử dụng vũ khí hóa học là một cái cớ để lôi kéo Mỹ vào cuộc xung đột đã khiến 100.000 người t.hiệt m.ạng, thì tội ác này có thể bị các đối thủ của Tổng thống Assad – đặc biệt là các chiến binh nước ngoài có liên kết với mạng lưới k.hủng b.ố al-Qaeda – xem là một cơ hội chứ không phải là một tai họa.

Xuất phát từ những điều này, Mỹ sẽ làm gì nếu vũ khí hóa học tiếp tục được sử dụng ở Syria? Số lượng hơn 1.000 người Syria t.ử v.ong phải chăng là yếu tố thúc đẩy Mỹ can thiệp quân sự vào nước này bất chấp việc không có bằng chứng thuyết phục về trách nhiệm của chế độ Assad?

Dù quyết định như thế nào, thì sự can thiệp quân sự sâu vào Syria sẽ không chỉ khiến Mỹ tự làm họ tổn thương hơn là lợi ích thu được. Syria hiện đã trở thành một chiến trường hút chiến binh nước ngoài từ hơn 60 quốc gia. Tham vọng của những lực lượng này không đơn giản chỉ là đ.ánh bại Tổng thống Assad. Đó là tham vọng thành lập một nhà nước thần quyền trong thế giới Arập. Chính sự nổi lên của những chiến binh thánh chiến này đã khiến các nhóm thiểu số tôn giáo và thế tục ở Syria quay trở lại ủng hộ Tổng thống Assad.

Trong trường hợp Mỹ kiên quyết can thiệp quân sự vào Syria, lật đổ chế độ Assad và ngăn chặn quyền lực rơi vào tay các chiến binh thánh chiến, Mỹ có thể buộc phải triển khai quân tại Syria trong hàng thập kỷ. Trong suốt thập kỷ đó, Mỹ sẽ lại lao vào cuộc chiến với các chiến binh thánh chiến, chật vật đ.ánh bại tàn quân của Tổng thống Assad và các đồng minh như Hezbollah, bảo vệ Israel cũng như gìn giữ hòa bình mong manh ở Lebanon. Sau Afghanistan và Iraq, liệu Mỹ có muốn dấn thân một lần nữa vào chiến trường Trung Đông?

Theo Kiến thức

'Mỹ muốn dằn mặt Nga trong vấn đề Syria'

Cuộc tấn công của Mỹ vào Syria không chỉ nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học, mà còn là để hỗ trợ phe nổi dậy, dằn mặt Nga và thử nghiệm tính hiệu quả của hệ thống luật quốc tế, một chuyên gia về khu vực Trung Đông Bắc Phi nhận xét.

Mỹ muốn dằn mặt Nga trong vấn đề Syria - Hình 1

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52), một trong các chiến hạm của Mỹ được điều tới gần Sirya. Ảnh: MaritimeQuest

Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, trưởng khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam, trao đổi với VnExpress về những gì đang xảy ra ở Syria.

- Tại sao cuộc nội chiến ở Syria lại kéo dài suốt hơn hai năm rưỡi, dài hơn nhiều so với các nước khác trong Mùa xuân Arab?

- Đây thực chất là một cuộc xung đột xã hội. Giống như những gì từng xảy ra tại Tunisia, Lybia, và nhiều quốc gia Bắc Phi - Trung Đông khác, xung đột ban đầu nảy sinh từ các đòi hỏi dân sinh thông thường, trước khả năng quản lý yếu kém của chính phủ, như tình trạng phân hóa giàu nghèo hay khủng hoảng kinh tế.

Riêng tại Syria, xung đột sau đó đã phát triển thành một cuộc nội chiến nhằm tranh giành quyền lực giữa chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và những lực lượng nổi dậy.

Bởi mục tiêu của cả hai bên là tranh giành quyền lực, nên cuộc chiến này chỉ có thể kết thúc khi một bên giành chiến thắng. Một xung đột, nhất là xung đột vũ trang, càng kéo dài thì càng khiến sự thù hận giữa các bên thêm sâu sắc. Đến nay, gần như không có chỗ cho sự thỏa hiệp.

Hơn nữa, nội chiến ở Syria không chỉ là vấn đề của riêng nước này, bởi sự can thiệp ngày càng sâu sắc của các lực lượng bên ngoài, đặc biệt là nhóm hai nước lớn: một bên là phương Tây, đứng đầu là Mỹ, bên kia là Nga, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc. Tình trạng này càng kéo dài càng càng khiến các cơ chế quốc tế và khu vực như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab bị tê liệt. Ngoài ra, những lực lượng k.hủng b.ố quốc tế cũng góp phần khiến xung đột thêm phần phức tạp.

Tóm lại, Syria đã trở thành một địa bàn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn nội tại cũng như quốc tế, khiến cuộc nội chiến này dần biến thành một "cuộc chiến tranh ủy thác", giữa các lực lượng bên ngoài nước này.

- Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói tới "giới hạn đỏ" đối với Syria trong việc sử dụng vũ khí hóa học từ cách đây hơn một năm, và thực tế là từng có nhiều thông tin về việc chính quyền Damascus dùng loại vũ khí này với thường dân. Vậy tại sao Mỹ lại phải chờ tới lúc này để lên kế hoạch tấn công?

- Không phải tới lúc này Mỹ mới đe dọa sử dụng các biện pháp quân sự. Ngay từ hồi tháng 6/2012, chính phủ Syria đã đưa ra tuyên bố về khả năng sử dụng vũ khí hóa học, một loại vũ khí đã bị cấm theo Công ước 1972 (cấm sử dụng vũ khí hóa học và độc tố), để đáp lại những lời đe dọa tấn công quân sự của phương Tây. Là một trong số ít những quốc gia không tham gia vào công ước nói trên, tuyên bố của chính quyền Assad khiến Washington khi đó chưa thể đưa ra một đưa ra một lệnh trừng phạt kiểu "giới hạn đỏ".

Tuy nhiên, đối với các vấn đề ở Trung Đông - Bắc Phi, chính quyền Barack Obama lại đang thi hành một chính sách rất thực dụng, phù hợp tới tình hình hậu khủng hoảng kinh tế 2008 của Mỹ. Ngay cả tuyên bố hôm qua của ông Obama, trong đó khẳng định Mỹ sẽ không lặp lại những gì từng xảy ra ở cuộc chiến Iraq hồi năm 2003, cũng cho thấy thái độ thận trọng của Washington trong vấn đề Syria.

Đây có thể là thời điểm "thích hợp" cho một cuộc tấn công "chớp nhoáng" bởi vũ khí hóa học và chiến tranh ở Syria đã kéo dài đủ lâu để tạo hiệu ứng chán nản cho các bên liên quan.

- Nga vẫn luôn phản đối bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào Syria, một đồng minh thân cận lâu năm ở khu vực Trung Đông. Vậy Moscow được gì trong việc kiên quyết phản đối đến cùng?

- Syria được coi là đồng minh cuối cùng của Nga tại Trung Đông. Điều này đồng nghĩa với việc, giữ được chính quyền Assad là giữ được chỗ đứng cuối cùng của Nga ở khu vực. Mặt khác, thể diện của Nga đang được đặt cược vào sự tồn vong của chính quyền Syria. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra lúc này là, nếu Mỹ, Anh, Pháp vẫn tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng, thì liệu Nga sẽ phản ứng tới mức độ nào?

Tình hình hiện tại đã khác với năm 1962, thời điểm xảy ra vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, rất nhiều. Nga sẽ phải cân nhắc rất kỹ cách thức phản ứng, nhiều khả năng là sẽ bỏ phiếu phủ quyết ở Hội đồng Bảo an cũng như cung cấp vũ khí cho chính phủ Syria, thay vì can thiệp trực tiếp bằng quân sự. Mặc dù có qua điểm cứng rắn trong vấn đề Syria, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang thi hành một chính sách khá thực dụng trong quan hệ với các nước phương Tây. Vì thế, khó có thể hy vọng Moscow sẽ có phản ứng quyết liệt như thời Liên Xô.

Mỹ muốn dằn mặt Nga trong vấn đề Syria - Hình 2

Tổng thống Obama hôm qua khẳng định sẽ không biến Syria thành một Libya thứ hai. Ảnh:AFP

- Washington tuyên bố sẽ chỉ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng trong một tới hai ngày. Mục đích thực sự của toan tính này là gì?

- Trong tuyên bố được đưa ra hôm qua, Tổng thống Obama đã khẳng định cuộc tấn công chỉ để răn đe chính phủ Assad vì đã sử dụng vũ khí hóa học, chứ không nhằm mục đích thay đổi chế độ. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, nếu cuộc tấn công (chủ yếu dựa vào tên lửa và có thể là cả n.ém b.om) xảy ra, chính phủ Assad đương nhiên sẽ phải chịu tổn thất và suy yếu.

Điều này có lợi cho phe nổi dậy, vốn đang thất thế trên chiến trường. Vậy là rõ ràng, hành động can thiệp quân sự của phương Tây chẳng khác nào "hà hơi tiếp sức" cho các nhóm phiến quân.

Đó chỉ là những điều có thể nhìn thấy ngay, và các nước phương Tây chắc chắn vẫn còn không ít những toan tính trong ý định vượt quyền Liên Hợp Quốc này, chẳng hạn như nhằm "dằn mặt" Nga hoặc kiểm tra tính khả thi của hệ thống Luật Quốc tế.

- Tương lai của Syria liệu có giống Libya sau khi bị liên quân phương Tây tấn công hồi tháng 3/2011?

- Ngay từ đầu, nội chiến ở Syria đã có những điểm các biệt so với những gì từng xảy ra tại các nước Bắc Phi - Trung Đông trong vòng xoáy của Mùa xuân Arab. Vì thế, phương Tây không thể áp dụng kịch bản Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an, trong đó thiết lập vùng cấm bay và cho phép sử dụng vũ lực đối với Libya, vào trường hợp Syria.

Còn về tình hình hậu chiến, chắc sẽ chẳng khác là bao so với những gì đang xảy ra không chỉ ở riêng Libya và còn ở nhiều quốc gia khác trong khu vực. Bởi sau chiến tranh, sự thù hận sẽ còn đeo bám và tác động không nhỏ tới chính quyền tương lai. Để trả lời câu hỏi "Syria đứng dậy ra sao sau nội chiến?", tôi cho rằng bức tranh sẽ không nhiều gam màu tươi sáng.

- Xin cảm ơn ông!

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?
07:00:05 05/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
07:05:31 04/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024

Tin đang nóng

Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Tùng Dương bị khán giả nói: "Nhìn thấy chú là con muốn tắt tivi"
08:01:03 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024

Tin mới nhất

Tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng lan rộng trên thế giới

12:48:57 05/07/2024
Hai tổ chức này nhấn mạnh rằng lũ lụt trầm trọng hơn do ảnh hưởng kéo dài của những đợt hạn hán trước đó, là một trong những nguyên nhân chính gây mất an ninh lương thực ở khu vực Sừng lớn châu Phi.

Panama đóng 3 cửa khẩu nhằm giảm bớt làn sóng di cư

12:45:16 05/07/2024
Trước đó, phát biểu tại lễ nhậm chức hôm 1/7, tân Tổng thống José Raúl Mulino tuyên bố Panama sẽ không còn là quốc gia quá cảnh và con đường mở của hàng chục nghìn người di cư trái phép bị các tổ chức buôn bán m.a t.úy và buôn người lợi d...

Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở trung tâm công nghệ sôi động nhất Trung Quốc

12:36:56 05/07/2024
Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến ở Thâm Quyến đã làm dấy lên những lo ngại mới về thị trường lao động của Trung Quốc mà các khu vực kinh tế lớn nhất của quốc gia này đang phải đối mặt.

Dự báo Nhật Bản trải qua mùa Hè nắng nóng kỷ lục

12:34:51 05/07/2024
Theo số liệu của Bộ Môi trường Nhật Bản, năm 2023, cả nước đã ghi nhận 1.308 trường hợp t.ử v.ong vì sốc nhiệt, cao gấp 5 lần so với thời điểm 20 năm trước, trong đó đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người cao t.uổi và t.rẻ e.m.

Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen

12:25:57 05/07/2024
Lực lượng Houthi ở Yemen cho biết các máy bay chiến đấu của Mỹ và Anh đã tiến hành hai cuộc không kích vào tỉnh Hajjah ở phía Tây Bắc Yemen ngày 4/7.

Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024

12:01:19 05/07/2024
Cũng theo tài liệu được thông qua trong bài đọc thứ hai và thứ ba, tổng doanh thu ngân sách liên bang cho năm 2024 sẽ giảm 2,8 tỷ ruble hoặc 0,01% xuống còn 35.063 tỷ ruble hoặc 18,3% GDP.

Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực

07:06:35 05/07/2024
Tổng thống Nga kết luận: Những biện pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện bình đẳng để phát triển cho tất cả mọi người, bất kể hệ thống chính trị và kinh tế, tôn giáo và văn hóa của các quốc gia .

Israel sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện quan hệ với Ukraine?

07:04:00 05/07/2024
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ gây căng thẳng cho sự hợp tác của Iran với Nga, làm giảm khả năng thể hiện sức mạnh của Tehran ở Trung Đông.

Tổng thống Nga nêu vấn đề cốt lõi của SCO

06:57:10 05/07/2024
Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga đặt ưu tiên cho hợp tác đối tác trong khuôn khổ SCO vì sự hợp tác đang phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và có tính đến lợi ích của nhau.

Ukraine rút quân một phần khỏi Chasiv Yar

06:52:47 05/07/2024
Thông báo rút quân được đưa ra một ngày sau khi Nga cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát được một phần thị trấn chiến lược Chasiv Yar.

Bị bắt giữ vì nói đùa có bom tại sân bay

06:49:47 05/07/2024
Nói đùa có bom bị cấm ở Philippines. Lực lượng an ninh và thực thi pháp luật xem nói đùa liên quan đến bom, chất nổ hoặc bất kỳ công cụ bạo lực nào ở sân bay hoặc trên máy bay là hành động nghiêm trọng.

EU áp thuế tạm thời 38% đối với xe điện Trung Quốc

06:45:59 05/07/2024
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã áp thuế tạm thời đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, gồm 17,4% đối với BYD, 19,9% đối với Geely và 37,6% đối với SAIC.

Có thể bạn quan tâm

Được hỏi làm gì khi đóng cảnh hôn có phản ứng sinh lý, Lưu Diệc Phi trả lời 1 câu khiến ai cũng thán phục

Hậu trường phim

13:00:39 05/07/2024
Sina đưa tin Lưu Diệc Phi luôn được đ.ánh giá là ngôi sao diễn xuất hết mình. Cô không ngại các cảnh hành động, cảnh nhạy cảm hay những phân đoạn n.óng b.ỏng tình tứ.

Nam Thư có động thái gấp để "tránh bão" khi bị tố giật chồng

Sao việt

12:57:28 05/07/2024
Giữa lùm xùm, nữ diễn viên sinh năm 1987 đã phải ngay lập tức có hành động giới hạn bình luận ở các bài viết trên trang cá nhân.

Sao Kim b.ắn tim sao Hỏa - Tập 4: Đào phát hiện chồng giao con cho hai "gái ngành" chăm

Phim việt

12:49:21 05/07/2024
Bận đi làm lên Đào giao con cho chồng chăm sóc. Tuy nhiên, lúc về cô lại phát hiện con đang ở bên nhà Huyền - Trinh.

Rộ tin tài tử Truyền Thuyết Jumong đã ly hôn, Daehan - Minguk - Manse bị chính mẹ ruột bỏ rơi

Sao châu á

12:45:21 05/07/2024
Chiều 4/7, tờ Gukjenews đưa tin nam diễn viên nổi tiếng Song Il Gook (Truyền Thuyết Jumong) vừa bất ngờ dính phải tin đồn bí mật ly dị bà xã thẩm phán Jung Seung Yeon từ hơn 2 năm trước.

"Chị đẹp" có Mỹ Linh, "Anh tài" có Tiến Luật!

Tv show

12:41:46 05/07/2024
Nhìn những hình ảnh của Tiến Luật từ MV đến khi hát live, netizen thích thú ví von, Chị đẹp của diva Mỹ Linh thì Anh tài có Tiến Luật.

'Kẻ trộm mặt trăng 4': Bật mí những sự thật thú vị về bộ phim hoạt hình đình đám nhất hè 2024

Phim âu mỹ

12:35:22 05/07/2024
Vào đầu tháng 7 này, thương hiệu Despicable me sẽ chính thức trở lại sau thời gian dài vắng bóng, hứa hẹn khuấy đảo phòng vé thế giới và cả Việt Nam.

Kiểu tóc ngắn trẻ trung và đẹp nhất cho chị em U40

Làm đẹp

12:21:37 05/07/2024
Tóc ngắn layer ghi điểm ở nét ngọt ngào và tươi trẻ. Dù vậy, kiểu tóc này vẫn phù hợp với phụ nữ trên 40 t.uổi. Tóc ngắn layer sẽ mang đến nét nữ tính và dịu dàng.

Đi ngang nhà chồng cũ, anh bất ngờ chạy vội chặn đường rồi dúi vào tay tôi món đồ khiến tôi sững sờ kinh ngạc

Góc tâm tình

12:08:31 05/07/2024
Tôi thật sự rối bời vì hành động của chồng cũ, càng không thể hỏi thẳng anh. Giờ tôi phải làm sao đây? Tôi và chồng từng có một năm hạnh phúc, sau đó quyết định ly hôn.

Baza VietNam 'gây sốt' với bộ sưu tập 'Nữ hoàng hạnh phúc'

Thời trang

11:47:09 05/07/2024
Bộ sưu tập Nữ hoàng hạnh phúc của thương hiệu thời trang Việt - Baza VietNam mang những sắc màu ngọt ngào, tựa như những bông hoa nở rộ, thể hiện sự vẻ đẹp cùng sự tự tin của phụ nữ.

Cách làm vịt nấu chao kiểu miền Tây để ăn với cơm cực ngon, làm lẩu cũng rất hợp

Ẩm thực

11:40:05 05/07/2024
Món vịt nấu chao thường được ăn kèm với rau muống, rau sống và bún tươi hoặc cơm trắng, giúp tạo nên một bữa ăn hoàn chỉnh và đầy đủ dinh dưỡng.

Ngắm bình minh đẹp đến nao lòng ở biển Xuân Thành

Du lịch

11:17:04 05/07/2024
Khi mặt trời ló rạng, người dân và du khách đã chào đón bình minh tuyệt đẹp và hòa mình vào làn nước mát trong của biển Xuân Thành (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).