Mỹ đánh giá cao hiệu quả của chương trình hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp
Theo một thông báo chung, số lượng khoản tín dụng cá nhân cung cấp trong giai đoạn hai của chương trình trên hiện đã lên tới 2,2 triệu, cao hơn con số tương ứng trong giai đoạn một.
Các cửa hàng đóng cửa do dịch COVID-19 tại Washington, DC, Mỹ ngày 18/3 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ Mỹ ngày 3/5 đánh giá giai đoạn hai của chương trình giải cứu việc làm khẩn cấp đã đạt được thành công với hơn 175 tỷ USD tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ hơn và có thể Chương trình Bảo vệ Tiền lương (PPP) gồm hai giai đoạn đã cung cấp tổng cộng 669 tỷ USD, bao gồm 320 tỷ USD trong đợt phân bổ mới nhất.
Chương trình trên hướng tới bảo vệ việc làm có nguy cơ “biến mất” do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo một thông báo chung của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và quan chức phụ trách Cơ quan Kinh doanh Nhỏ (SBA) Jovita Carranza, số lượng khoản tín dụng cá nhân cung cấp trong giai đoạn hai của chương trình trên hiện đã lên tới 2,2 triệu, cao hơn con số tương ứng trong giai đoạn một.
Video đang HOT
Chương trình PPP là một phần của gói các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp lớn hơn trị giá hơn 2.700 tỷ USD của Mỹ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì hoạt động cho đến khi các biện pháp ứng phó dịch COVID-19 được nới lỏng trên diện rộng.
Khoảng 30 triệu người lao động ở Mỹ đã nộp đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.
Trong khi đó, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow cho rằng nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đạt được hiệu quả và hiện là “giai đoạn tạm nghỉ” có thể kéo dài trong vài tuần.
Ông Kudlow nhận định, nền kinh tế Mỹ vẫn đang phải đối mặt với một giai đoạn rất khó khăn đang ở phía trước song tỏ ý lạc quan khi nhắc tới các dự đoán về một sự hồi phục kinh tế rất mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 và có thể đạt mức phục hồi tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Chính phủ Mỹ cùng với lãnh đạo nhóm nghị sỹ Cộng hòa và Dân chủ ở Thượng viện Mỹ và Hạ viện Mỹ đang thảo luận về đợt hỗ trợ kinh tế tiếp theo song có sự khác biệt quan điểm về các vấn đề ưu tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn đợt hỗ trợ kinh tế tiếp theo sẽ bao gồm việc miễn thuế cho người lao động và các lĩnh vực thể thao và giải trí cùng với các khoản chi tiêu mới cho các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng trên toàn quốc.
Mỹ kỳ vọng kinh tế trong nước sẽ sớm phục hồi
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 26/4 (giờ địa phương) khẳng định rằng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi sau khi chi ngân sách ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tăng.
Trung tâm đóng gói hàng vận chuyển BWI2 của Công ty thương mại điện tử Amazon ở Baltimore, Maryland (Mỹ) ngày 14/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn trong chương trình "Fox News Sunday", ông Mnuchin cho rằng sau khi Mỹ bắt đầu mở cửa nền kinh tế trong nước vào tháng 5 và tháng 6, nền kinh tế thực sự sẽ phục hồi trong quý III/2020.
Bên cạnh đó, ông Mnuchin cho biết Chính phủ Mỹ đã bơm vào nền kinh tế một số tiền cứu trợ chưa từng có trị giá hàng nghìn tỷ USD và điều này sẽ có tác động đáng kể. Ông Mnuchin đã "gạt đi" những quan ngại về việc nợ công có thể tăng vượt mức tương đương 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2020.
Trong tuần qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật hỗ trợ kinh tế mới trị giá 483 tỷ USD, sau khi đã phê duyệt gói cứu trợ tài chính khẩn cấp 2.200 tỷ USD hồi giữa tháng 3/2020. Ngoài ra, giới chức Mỹ cũng đang thảo luận về một chương trình hỗ trợ dành cho các bang và chính quyền địa phương gặp khó khăn.
Tuy nhiên, quan điểm chi tiêu khiến thâm hụt ngân sách tăng mạnh là chìa khóa để phục hồi nền kinh tế của ông Mnuchin lại không nhận được ủng hộ của các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, Kevin Hassett, cho rằng tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ là rất nghiêm trọng và sẽ kéo dài trong bối cảnh hiện đã có khoảng 26 triệu lao động nộp đơn đăng ký trợ cấp thất nghiệp. Theo ông Hassett, nợ công của Mỹ đã đạt đến mức có thể gây ra một tác động tiêu cực lâu dài đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Đặng Huyền
Gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng: Ngân hàng sẽ không hạ chuẩn cho vay Ngân hàng Nhà nước sẽ đơn giản hoá thủ tục cho vay nhưng không nới lỏng điều kiện cho vay nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và hoạt động lành mạnh của ngành ngân hàng. Trước phản ánh của nhiều doanh nghiệp khó khăn tiếp cận gói tín dụng lãi suất thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân...