Mỹ đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới
Ba tháng kể từ khi được dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tồn tại 40 năm qua, dầu thô Mỹ đang chảy đến hầu như mọi ngóc ngách của thị trường, tái định hình bản đồ năng lượng thế giới.
Dầu thô Mỹ đang tái định hình bản đồ năng lượng thế giới – Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, doanh số dầu thô Mỹ ở nước ngoài, số liệu bắt đầu tính từ ngày 31.12 với việc một con tàu chở dầu nhỏ rời cảng nước Mỹ, đã và đang đi lên.
Các hãng dầu khí bao gồm Exxon Mobil, China Petroleum và Chemical Corp cùng với các nhà buôn độc lập như Vitol Group và Trafigura đang xuất khẩu dầu thô Mỹ. Đầu tháng 3, Exxon là hãng dầu khí lớn đầu tiên vận chuyển dầu Mỹ đến những nơi khác. Các chuyến tàu từ Beaumont, bang Texas đi đến nhà máy lọc dầu ở Sicily (Ý).
Lượng dầu xuất khẩu ngày càng tăng của Mỹ đang “khiến thị trường hoảng sợ”, chuyên gia phân tích dầu thô Amrita Sen tại hãng tư vấn Energy Aspects (Anh) nói. Khi các kho dự trữ ở nền kinh tế số một thế giới đã ngập dầu thô, tàu chở dầu rời cảng nước này để đến các quốc gia như Đức, Pháp, Hà Lan, Israel, Trung Quốc và Panama. Những nhà buôn cho hay dầu Mỹ sẽ còn đến nhiều điểm khác nữa.
Video đang HOT
Trong tương lai gần, Mỹ vẫn sẽ là nước xuất khẩu dầu nhỏ nếu so với các “đại gia” là thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) như Ả Rập Xê Út, Iran, Iraq và các nước không thuộc OPEC như Nga, Mexico.
Ian Taylor, CEO Vitol, hãng xuất khẩu lô dầu đầu tiên của Mỹ, cho rằng xuất khẩu dầu thô vẫn sẽ tiếp tục là một hoạt động kinh doanh nhỏ. Dù vậy, hiện các tàu lớn vẫn nối đuôi nhau rời cảng Mỹ và doanh số “vàng đen” cũng đang đi lên.
Một trong những lý do khiến xuất khẩu dầu Mỹ tăng cao là chi phí vận chuyển dầu từ mỏ ở Texas, Oklahoma và North Dakota đến các cảng của Mỹ thông qua đường ống và đường sắt rẻ. Ngoài ra, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp hơn so với dầu Brent cũng là một yếu tố cho phép các thương nhân vận chuyển dầu từ bờ này sang bờ kia của Đại Tây Dương mà vẫn có lời.
Chuyện xuất khẩu dầu có thể làm giảm áp lực lên khả năng lưu trữ của Mỹ sau khi các kho dầu ở nước này chạm ngưỡng cao nhất kể từ năm 1930. Nhiều thương nhân đang chuyển dầu thô Mỹ ra nước ngoài nhằm lưu trữ, hưởng lợi từ thị trường gọi là “contango” – nơi mà giá dầu hiện tại là thấp hơn so với giá dầu trong những tháng tới.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Dầu thô Mỹ tìm đường đến châu Âu vì dư cung kỷ lục
Đối mặt với dư cung kỷ lục, dầu thô Mỹ tìm đường đến với châu Âu, nơi mà chúng sẽ được bán với giá cao hơn trong khi chi phí vận chuyển thấp hơn.
Sau khi được bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu tồn tại 40 năm, dầu thô Mỹ hiện tìm đường đến châu Âu vì dư cung kỷ lục ở quê nhà - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, khi kho trữ dầu của Mỹ đạt mức 518 triệu thùng, cao nhất từ trước đến nay, các đợt hàng dầu thô đang tìm đường chảy về châu Âu, mảnh đất màu mỡ cho những thương nhân bán dầu ngọt nhẹ.
Một số nguồn tin cho biết có ít nhất ba lô hàng dầu Mỹ có khả năng vượt Đại Tây Dương trong vài tuần tới. Các mặt hàng được cung cấp khá đa dạng, đặc biệt trong đó là dầu WTI giao tháng 4 và tháng 5 đến các khách hàng muốn mua chúng.
Từ khi Quốc hội Mỹ bãi bỏ việc hạn chế xuất khẩu dầu tồn tại suốt 40 năm qua, dữ liệu theo dõi cho thấy một số lô hàng dầu thô, dầu nhiên liệu và dầu siêu nhẹ đã cập cảng châu Âu và Địa Trung Hải.
"Một số lượng kha khá dầu thô Mỹ, chủ yếu là dầu nhẹ, tiến về châu Âu", một thương nhân cho biết. Ông này nói thêm rằng dầu Mỹ có tiềm năng "đặt áp lực lên dầu ngọt Biển Bắc và Địa Trung Hải".
Cánh cửa cơ hội để bán dầu vào châu Âu là mức giá dầu Brent chênh lệch khoảng 3 USD mỗi thùng so với dầu WTI. Mức chênh lệch giá cả thuận lợi hơn một phần được thúc đẩy bởi sự gián đoạn nguồn cung ở châu Âu.
Hãng Valero, P66 và Litasco của Nga là vài công ty có tàu chở dầu chờ sẵn để đem dầu thô Mỹ đến châu Âu, dù không rõ liệu loại dầu đem đến bán ở khu vực này là loại nào. Nhu cầu của các nhà máy lọc dầu phía tây bắc châu Âu hay Địa Trung Hải có thể mở ra khả năng tiếp nhận dầu Mỹ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ả Rập Xê Út cố giành khách mua dầu lớn nhất của Iran Các lô dầu mỏ chuyển từ Ả Rập Xê Út đến Trung Quốc tăng 36% trong tháng 2 đến mức cao nhất trong vòng ba năm qua. Từ tháng 1 đến nay, Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu Ả Rập Xê Út 75%. Ả Rập Xê Út đang cố gắng tranh giành khách mua hàng lớn nhất của Iran - Ảnh: Shutterstock Trung...