Mỹ đang tính thay thế tên lửa đất đối không Stinger
Lục quân Mỹ đang muốn bắt đầu thay thế tên lửa đất đối không tầm ngắn Stinger và sẽ bắt đầu thử nghiệm ít nhất một mô hình vào cuối năm tài khóa 2023.
Mục tiêu của kế hoạch này sau đó là đưa vũ khí hoàn thiện này vào sản xuất trong năm tài khóa 2027. Động thái trên của lục quân Mỹ diễn ra giữa bối cảnh Mỹ nhận thấy các tên lửa Stinger hiện tại ngày càng lỗi thời và kho tên lửa này đang giảm dần, một phần do việc chuyển giao cho quân đội Ukraine để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột đang diễn ra với Nga.
Binh sĩ Mỹ đang sử dụng tên lửa Stinger. Ảnh: USMC
Chi tiết về loại tên lửa mới vẫn đang được lục quân Mỹ xem xét và cho tới nay các thông tin được đưa ra vẫn rất hạn chế.
Dù vậy, theo những gì được tiết lộ: “Hệ thống này phải được trang bị để đánh bại các máy bay trực thăng, máy bay không người lái và máy bay tấn công mặt đất với khả năng bằng hoặc lớn hơn khả năng hiện tại của tên lửa Stinger. Hệ thống này cũng phải cải thiện khả năng nhắm trúng mục tiêu với khả năng sát thương và tầm bắn vượt trên các khả năng của hệ thống hiện tại”.
Hiện nay, kho tên lửa Stinger đã giảm đáng kể trong những năm qua do các hoạt động huấn luyện, thử nghiệm và các yêu cầu đánh giá. Ngoài ra, quân đội Mỹ đã chuyển hàng nghìn tên lửa này cho Ukraine để tăng cường năng lực phòng thủ của Kiev.
Video đang HOT
Việc chuyển các tên lửa Stinger cũng như các vũ khí khác cho Ukraine đã làm dấy lên những cuộc tranh luận rộng rãi về việc liệu điều này có thúc đẩy quá trình sản xuất những hệ thống mới nhằm thay thế Stinger hay không.
Lục quân Mỹ dường như đang ủng hộ quan điểm rằng hiện tại là thời điểm phù hợp để thay thế Stinger. Nhà phân tích Joseph Trevithick nhận định trên The Drive rằng, cuộc xung đột ở Ukraine đã nhấn mạnh một thực tế rằng hệ thống phòng không tầm ngắn tiên tiến có vai trò vô cùng quan trọng với lục quân Mỹ cũng như các lực lượng khác. Mối đe dọa từ các máy bay không người lái cỡ nhỏ, vốn đã hiện hữu và ngày càng gia tăng, đã cho thấy nhu cầu cần cải thiện hệ thống phòng không tầm ngắn./.
Mỹ chuyển hàng trăm tên lửa cho Ukraine
Đài NBC dẫn nguồn tin cho biết Mỹ đã chuyển hàng trăm tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine giữa lúc chiến sự leo thang.
Binh sĩ Ukraine với tên lửa Javelin do Mỹ sản xuất (Ảnh: Reuters).
Các quan chức Quốc hội nói với NBC rằng Mỹ đã chuyển giao hơn 200 tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine vào ngày 28/2. Tên lửa Stinger có thể được sử dụng để bắn hạ máy bay.
Gói viện trợ này cũng bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và đạn dược. Đây đều là những vũ khí được chính quyền Ukraine tuyên bố là cần thiết để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Cuối tuần trước, Đức cũng thông báo về việc chuyển 500 tên lửa Stinger và 1.000 vũ khí chống tăng tới Ukraine. Động thái này đi ngược lại với lập trường trước đó của Đức, khi nước này tuyên bố không chuyển vũ khí cho Ukraine giữa lúc khủng hoảng.
Một số thành viên Quốc hội Mỹ đã hối thúc việc gửi thêm tên lửa Stinger tới Ukraine trong nhiều tháng qua. Ukraine đã nhiều lần đề nghị Mỹ chuyển thêm vũ khí, bao gồm cả vũ khí phòng không và chống tăng.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 2/3 nói rằng tại thời điểm này, Ukraine vẫn có thể nhận được "thiết bị quân sự phòng vệ quan trọng" mà Kiev cần để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Quốc hội Mỹ hồi tháng 1 đã phê chuẩn giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Estonia, Latvia và Lithuania, động thái sẽ mở đường các quốc gia này chuyển giao vũ khí có xuất xứ từ Mỹ cho Ukraine, bao gồm tên lửa Stinger. Chính quyền Tổng thống Joe Biden chần chừ trong việc cung cấp tên lửa Stinger trực tiếp cho Ukraine, trong khi vẫn cung cấp các loại vũ khí sát thương khác.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 26/2 thông báo Washington sẽ hỗ trợ số vũ khí trị giá 350 triệu USD cho Ukraine nhằm giúp Kiev đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga.
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 1/3 thông báo nước này sẽ gửi tên lửa cho Ukraine trong gói viện trợ vũ khí sát thương và phi sát thương trị giá 50 triệu USD. Động thái này cho thấy sự thay đổi lập trường của Australia khi một tuần trước đó, nước này tuyên bố sẽ chỉ hỗ trợ kỹ thuật quân sự cho Ukraine.
Phần Lan ngày 28/2 cũng tuyên bố sẽ cung cấp 2.500 súng trường tấn công, 150.000 băng đạn cho súng trường tấn công, 1.500 vũ khí chống tăng cho Ukraine.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 28/2 thông báo nước này sẽ gửi vũ khí và đạn dược cho Ukraine, trong đó 100 hệ thống vũ khí chống tăng Carl Gustaf và 2.000 tên lửa.
Trong tuyên bố hôm 28/2, chính phủ Na Uy thông báo sẽ viện trợ 2.000 vũ khí chống tăng cho Ukraine. Động thái này đảo ngược chính sách được Na Uy áp dụng từ những năm 1950 là không gửi vũ khí tới các nước không thuộc khối NATO.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thông báo nước này sẽ viện trợ 2.700 vũ khí chống tăng cho Ukraine. Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cho biết quốc gia châu Âu này sẽ chuyển cho Ukraine 5.000 vũ khí chống tăng, 5.000 mũ bảo hiểm, 5.000 bộ giáp và 135.000 khẩu phần dã chiến.
Séc đã cam kết gửi "lô vũ khí" trị giá hơn 8,5 triệu USD cho Ukraine đến địa điểm do Ukraine lựa chọn. Lô hàng của Séc gồm súng máy, súng trường tấn công và các loại vũ khí hạng nhẹ khác. Hà Lan cũng sẽ cung cấp cho Ukraine 200 tên lửa phòng không Stinger.
Pháp cũng tuyên bố sẽ chuyển vũ khí phòng thủ và nhiên liệu cho Ukraine nhằm giúp Kiev đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Những vũ khí giúp Ukraine ngăn đà tiến của Nga Nhiều loại vũ khí của phương Tây, đặc biệt là tên lửa vác vai, đang đóng vai trò then chốt trong cuộc phản kháng của Ukraine trước lực lượng Nga. Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 27.2 thông báo sau vài ngày chiến đấu, phía Nga đã mất khoảng 4.300 binh sĩ, thiệt hại 27 máy bay, 26 trực thăng, 146 xe tăng, 49...