“Mỹ đang tính chuyện triển khai quân sát biên giới với Nga”
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho hay, Lầu Năm Góc đang nghiên cứu các kịch bản để triển khai hoạt động quân sự ngay sát vùng biên giới với Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho hay, Lầu Năm Góc đang nghiên cứu các kịch bản để triển khai hoạt động quân sự ngay sát vùng biên giới với Nga.
“Tôi đã khá biết về Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Đó là lý do tại sao bài phát biểu của ông ấy ở cuộc họp thường niên của Quân đội Mỹ lại khiến cho tất cả chúng tôi bất ngờ”, Bộ trưởng Nga Sergey Shoigu nói với các phóng viên vào ngày 16/10.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu.
Theo đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã có bài phát biểu rằng, Quân đội nên sẵn sàng xem xét các lực lượng vũ trang hiện đại của Nga. Đối với ông Shoigu, phát biểu đó có thể là một nguồn quan ngại sâu sắc đối với Nga. Điều đó, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, mang ý nghĩa rằng, người Mỹ đang xem xét triển khai hoạt động quân sự ở sát biên giới với Nga.
Theo lời ông Shoigu, quân đội Mỹ hiện diện ở tất cả các điểm nóng trên toàn cầu và các khu vực mà Washington cố gắng thúc đẩy dân chủ thường có xu hướng lâm vào các cuộc hỗn loạn đẫm máu sau khi Mỹ hoàn thành sứ mệnh của họ.
“Các ví dụ điển hình cho phát biểu trên của tôi đó là Iraq, Libya, Afghanistan và giờ là Syria. Các sự kiện bi thảm ở Ukraine cũng xảy ra với sự dính líu của Mỹ”, ông Shoigu nói.
Vào ngày 15/10, phát biểu tại Hội nghị thường niên của Quân đội Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel kêu gọi quân đội nước này cần được chuẩn bị để đối phó với Nga.
Video đang HOT
“Các mối đe dọa từ khủng bố và quân nổi dậy vẫn là các vấn đề mà chúng ta đã đối phó trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với một nước Nga với lực lượng quân đội hiện đại”, ông tuyên bố.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin ngày 16/10 đã chỉ trích phát biểu đó của ông Hagel. Người này nói rằng, lời phát biểu đó là không chuyên nghiệp và chỉ gieo rắc các hoang mang cho các bên.
Theo_Kiến Thức
Mỹ e sợ khả năng quân sự của Nga?
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, quân đội Mỹ cần tăng cường khả năng để đối mặt với các mối đe dọa đến từ những phần tử khủng bố và lực lượng nổi dậy cũng như đối phó với lực lượng quân đội hiện đại và hùng mạnh của Nga.
ảnh minh họa
"Quân đội sẽ phải phát triển đa dạng và phức tạp hơn. Các mối đe dọa từ những kẻ khủng bố và nổi dậy sẽ vẫn còn đeo bám chúng ta lâu dài. Nhưng chúng ta còn phải đối phó với một nước Nga có lực lượng quân đội hiện đại và hùng mạnh trước ngưỡng cửa của NATO", ông Hagel cho biết.
Đây không phải là tuyên bố đầu tiên tỏ ra đầy nghi ngại trước mối đe dọa từ Nga mà một nhà lãnh đạo phương Tây đưa ra trong những tháng gần đây.
Trước đó, hôm qua (15/10), Phó Tổng Thư ký NATO - ông Alexander Vershbow đã so sánh hành đội của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) với hoạt động chính trị của Nga khi phát biểu tại hội nghị An ninh Jam.
Hồi tháng 9, trong bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đặt Nga ở vị trí thứ 2 trong danh sách mối đe dọa lớn nhất toàn cầu. Theo danh sách này của ông, dịch bệnh Ebola đang là mối đe dọa toàn cầu lớn nhất của nhân loại hiện nay và mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đứng vị trí thứ 3 trong danh sách, sau cả Nga.
Sau phát biểu trên của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng phản bác, nói rằng "phát biểu của nhà gìn giữ hòa bình" này nghe không thuyết phục. Ông Lavrov thêm rằng, trái với những gì mà phương Tây đang áp đặt cho Nga, thì chính Nga là quốc gia đang rất muốn xóa tan mọi cuộc xung đột trên thế giới bằng đối thoại công bằng, dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang trong giai đoạn "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt" nhất là sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine, khi mà Washington một mực cáo buộc Moscow đang can thiệp vào tình hình nội bộ của Ukraine. Trong những tháng gần đây, Mỹ đã đưa ra một số gói trừng phạt đối với Nga và ra sức thuyết phục các đồng minh của mình gây sức ép với Moscow bằng lệnh trừng phạt của riêng họ.
Nga bắt đầu rút quân, NATO vẫn chưa hài lòng
Trong một diễn biến liên quan khác, một chỉ huy quân đội cấp cao của NATO hôm qua (15/10) cho biết, liên minh này hoan nghênh việc Nga rút quân khỏi khu vực biên giới với Ukraine ,nhưng đến nay Mỹ chưa thấy "sự dịch chuyển lớn nào".
"Chúng tôi hoan nghênh việc rút quân khỏi khu vực biên giới này và chúng tôi đang theo dõi sát sao những gì đang diễn ra. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy những sự dịch chuyển lớn. Chúng tôi sẽ theo dõi xem liệu họ có làm đúng như những gì họ hứa hay không", Tướng Philip Breedlove thuộc Không lực Mỹ cho hay.
Ông Breedlove nhấn mạnh rằng, điều quan trọng đối với phương Tây lúc này là phải nắm được rõ động cơ của các hành động mà Nga thực hiện ở Ukraine.
Theo ông Breedlove, ông Putin muốn duy trì tầm ảnh hưởng của mình ở miền đông Ukraine bởi vì nó có tầm quan trọng về kinh tế đối với Nga. Ông còn giải thích, tại sao Nga lại là mối đe dọa lớn đối với Mỹ và NATO.
Ông nói: "Hãy nhìn vào quy mô và khả năng của quân đội Nga. Đó vẫn là lực lượng rất rất lớn và một lực lượng rất tinh nhuệ vẫn đang có mặt ở khu vực biên giới Nga. Theo đó, Nga có thể triển khai quân tới miền Đông Ukraine bất cứ lúc nào họ muốn".
Trước đó, hôm thứ Bảy tuần trước (11/10), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh đưa 17.600 binh lính Nga từ Rostov trở về căn cứ thường trực của mình. Rostov nằm ở khu vực biên giới giữa Nga và miền đông Ukraine, nơi xảy ra cuộc xung đột giữa lực lượng ly khai với quân chính phủ Ukraine từ tháng 4 đến nay. Một ngày sau đó (12/10), các lực lượng ở Quân khu phía Nam của Nga đã bắt đầu trở về căn cứ của mình.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã xác nhận việc Nga rút quân khỏi khu vực biên giới này.
Tuy nhiên, ngày 15/10, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nói rằng, việc binh lính Nga vừa tham gia các cuộc tập trận mùa hè ở miền nam đất nước trở về căn cứ là một phần trong chính sách đối ngoại của Nga và không phải là một tín hiệu với bất cứ ai, trong đó có Washington.
"Tất cả các quyết định của Nga, trong đó có cả những quyết định về lực lượng vũ trang, là trách nhiệm của chính phủ và Tổng thống liên bang Nga và không liên quan đến tình hình ở Ukraine cho dù đây là mối quan tâm lớn của chúng tôi", ông Medvedev cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNBC.
Thủ tướng Nga nhấn mạnh: "Đây không phải 1 tín hiệu cho Washington. Quyết định này là một phần trong chính sách đối ngoại của Nga. Mỗi người có thể có cách hiểu khác nhau, song đó không phải là 1 tín hiệu với bất cứ ai".
Cùng với đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng cho biết, việc cài đặt lại quan hệ Nga-Mỹ là nhiệm vụ bất khả thi khi mà vẫn còn tồn tại lệnh cấm vận nhằm vào Moscow.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNBC (Mỹ) hôm 15/10, ông Medvedev nói: "Hoàn toàn không thể có được điều đó. Cần phải thấy rõ rằng chúng tôi không bị tác động nhiều bởi các lệnh cấm vận này. Những đối tác quốc tế khác thì có. Nói theo cách nói của người Nga hãy để Chúa là người phán xét mọi việc".
Ông Medvedev cũng khẳng định, các lệnh cấm vận này không quá gây biến động cho nước Nga.
Theo_VnMedia
Nước Mỹ tưởng nhớ nạn nhận vụ khủng bố 11/9 Hôm qua (11/9), người dân khắp nước Mỹ đã tham dự lễ tưởng niệm 13 năm vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 khiến gần 3000 người thiệt mạng. Tổng thống Obama khẳng định nước Mỹ sẽ vẫn hiên ngang, kiên cường và ngày càng mạnh mẽ hơn. Tổng thống Barack Obama cùng Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel và chủ tịch hội...