Mỹ đang “ngó lơ” tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông
Đối với nhiều người Mỹ, các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển giữa một số nước châu Á ở Biển Đông và biển Hoa Đông không phải là vấn đề an ninhquá nghiêm trọng cần chú ý. Tuy nhiên, theo tác giả Donald Gross trên tờ Huffington Post, Mỹ đang bỏ mặc các cuộc tranh chấp này trong khi tình hình đã tiến tới mức độ nguy hiểm.
Ngày 9/5, tàu canh gác bờ biển Philippines va chạm với tàu cá Đài Loan khi tàu cá này bị cáo buộc đã đánh bắt cá trái phép trong “vùng đặc quyền kinh tế” của Philippines. Lực lượng canh gác bờ biển Philippines đã bắn vào tàu cá Đài Loan và một ngư dân 65 tuổi đã thiệt mạng. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã gọi đây là “vụ giết người máu lạnh”.
Mối quan hệ Đài Loan – Philippines “nổi sóng” do một ngư dân Đài Loan bị lực lượng canh gác bờ biển Philippines bắn chết.
Sau đó, hai nước bước vào tình trạng rất căng thẳng. Tổng thống Philippines Benigno Aquino phủ nhận đây là vụ giết người nhưng đưa ra lời xin lỗi “của cá nhân ông” về vụ việc mà ông gọi là “không chủ ý” này. Đài Loan bác bỏ lời xin lỗi và các buộc Philippines “thiếu sự chân thành và sự tin cậy” trong việc hợp tác điều tra. Đồng thời, Đài Loan điều tàu hải quân tới khu vực xảy ra biến cố trên để bảo vệ các ngư dân của mình.
Phản ứng chính thức của Mỹ đối với vụ việc này là vô cùng ít ỏi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ nói chung chung rằng Mỹ “hi vọng Philippines sẽ xúc tiến” điều tra còn Đại sứ Mỹ ở Philippines thì nói rằng “chúng tôi biết những sự việc như thế này sẽ được giải quyết thông qua đối thoại. Chúng tôi cho rằng họ sẽ giải quyết giống như các quốc gia dân chủ khác”.
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Hoa Kỳ có đủ sức đón nhận được những hậu quả của việc bỏ mặc biến cố này (biến cố Đài Loan – Philippines), trong khi Philippines là đồng minh của Mỹ; hoặc xa hơn nữa là cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hay không.
Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngư dân Trung Quốc bị các lực lượng hải quân Nhật Bản bắn chết “không chủ ý” và do “sơ suất”? Hay điều gì sẽ xảy ra nếu các tàu hải giám Trung Quốc ở biển Hoa Đông bắn chết một thành viên của lực lượng canh gác bờ biển Nhật Bản? Hoặc thậm chí là tồi tệ hơn, nếu một cuộc giao tranh xảy ra giữa chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản và máy bay hải giám Trung Quốc tại không phận gần Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc coi đó là lãnh thổ của mình?
Về tranh chấp trên biển Hoa Đông, nước Mỹ đã ủng hộ chính sách cứng rắn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ông Abe đã nói rõ rằng trong trường hợp xảy ra đối đầu giữa lực lượng Nhật Bản với tàu tuần tra hoặc máy bay hải giám Trung Quốc, Nhật Bản sẽ đáp trả mạnh mẽ, có thể sẽ bắn mà không cần hỏi trước, để bảo vệ chủ quyền của mình.
Video đang HOT
Nếu điều đó xảy ra thì các lực lượng Mỹ sẽ có trách nhiệm phải hỗ trợ Nhật Bản theo yêu cầu của Hiệp ước quốc phòng song phương mà hai nước đã kí kết mặc dù Mỹ chưa chính thức công nhận chủ quyền của Nhật hay Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nếu xảy ra giao tranh Nhật – Trung về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì hậu quả của nó sẽ khủng khiếp và khôn lường.
Căng thẳng Nhật – Trung về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đến nay vẫn chưa chấm dứt.
Tất nhiên, các đồng minh của Mỹ ở châu Á như Nhật Bản, Philippines và cả Hàn Quốc đều sử dụng “con bài” tranh chấp chủ quyền để củng cố sự ủng hộ của dư luận trong nước. Tuy vậy, mặc dù cho tới nay không thiếu các đề xuất của các chuyên gia chính sách ở cả Mỹ và châu Á về giải pháp cho các cuộc xung đột ở Biển Đông và biển Hoa Đông nhưng chính quyền Mỹ – quốc gia đang thống lĩnh khu vực châu Á – Thái Bình Dương – lại quyết định “ngó lơ”, để mặc tình hình tiến tới mức độ nguy hiểm.
Chỉ bày tỏ “hi vọng” và “khuyến khích” các quốc gia châu Á tự mình giải quyết các tranh chấp này bằng con đường hòa bình thì không phải là cách ứng xử của một cường quốc về ngoại giao, chính trị và quân sự. Rõ ràng với thái độ thờ ơ đó, Mỹ không đạt được tiến bộ nào trong việc củng cố vị thế của mình ở khu vực này.
Theo vietbao
Trung Quốc "lộ nguyên hình kẻ bắt nạt"
Việc Bắc Kinh bác bỏ đề xuất đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế khiến họ chẳng khác gì "một kẻ bắt nạt" trong cộng đồng quốc tế. Đó là nhận định vừa được một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc đưa ra tuần nàytrên tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam - một tờ báo của Hồng Kông.
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc - ông Jerome Cohen
Hồi tháng 1, Philippines đã chính thức thách thức tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Theo yêu sách này, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và vì thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các chuyên gia trên toàn thế giới.
Giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết, ông thấy "thất vọng" khi Bắc Kinh bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp xoay quanh đường 9 đoạn của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế. "Giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn có quan điểm rằng, tổn thất gây ra từ việc bác bỏ đề xuất đó có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong quá trình diễn ra phiên tòa xét xử vụ kiện", chuyên gia Cohen đã nói như vậy trong một bài giảng tại trường Đại học Hồng Kông hôm thứ Năm (23/5).
Tuy nhiên, Trung Quốc "sẽ trở nên có lý hơn" nếu họ trình bày lập luận, lý lẽ trước hội đồng thẩm phán bởi họ có nghĩa vụ phải tuân theo những điều khoản đã ký kết trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển, ông Cohen cho hay.
Thay vì tuân theo các thủ tục, Trung Quốc tuyên bố rằng, "lập trường của họ không thể bị thách thức vì nó hoàn toàn đúng và vì thế, chúng tôi không quan tâm đến những gì mà chúng tôi cam kết", ám chỉ đến UNCLOS. Trung Quốc đã ký vào bản Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ngay sau khi công ước này chính thức có hiệu lực năm 1994.
"Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức chúng tôi không cần phải đến tham dự một phiên tòa công bằng mà chúng tôi đã từng cam kết trước đây để nghe xem quan điểm, lập trường của chúng tôi có được công nhận hay không?", chuyên gia luật hàng đầu Mỹ phát biểu. Theo ông này, "việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đã khiến hình ảnh của họ trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng thế giới... Lúc này, Trung Quốc chẳng khác gì một kẻ bắt nạt"..
Ông Cohen cho biết, ông này muốn nhìn thấy các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông đưa vấn đề của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Chuyên gia Cohen nhấn mạnh, tất cả các "cường quốc lớn" như Mỹ và Trung Quốc "cần phải luôn luôn nhắc nhở mình rằng, họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không". Ông Cohen khẳng định, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines rõ ràng đã làm xói mòn quyền lực mềm của cường quốc Châu Á này.
"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều lá phiếu trong cộng đồng thế giới", ông Cohen nói.
Nhật Bản ủng hộ Philippines đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế
Trung Quốc rõ ràng đang ở thế bất lợi khi bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với Philippines ra giải quyết tại tòa án quốc tế bởi con đường này đang được rất nhiều nước ủng hộ.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Nhật Bản mới đây đã thể hiện sự ủng hộ cho việc Manila thách thức Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Cụ thể, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra cam kết ủng hộ Philippines khi Ngoại trưởng Albert del Rosario có chuyến thăm đến Tokyo .
"Ông Abe đã bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đối với việc Philippines chọn lối đi pháp lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để nhằm xác định rõ các vùng lãnh hải và quyền của chúng tôi ở Biển Đông", Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Tokyo cũng cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Philippines trong việc củng cố năng lực để bảo vệ an ninh hàng hải. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 22/5 đã cam kết với người đồng cấp Philippines về việc giúp quốc gia Đông Nam Á này củng cố và tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines .
Theo lời ông Kishidam, Nhật Bản sẽ sắp xếp để sớm chuyển giao các tàu tuần tra hiện đại cho phía Philippines . Dự án này sẽ được tài trợ bởi nguồn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản. Đây là trường hợp đầu tiên nằm trong thoả thuận đạt được giữa Mỹ và Nhật Bản hồi tháng 4 năm ngoái. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ, Nhật đã nhất trí với nhau rằng, những khoản viện trợ nước ngoài của Nhật Bản sẽ được sử dụng để cung cấp tàu tuần tra cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đang tìm cách chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Trước Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 15/5 đã lần đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Hôm 22/1, Philippines đã quyết định đưa cuộc tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế sau khi cuộc đối đầu giữa Hải quân Philippines và tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm nhập vào bãi cạn Scarborough kéo dài dài dẳng hơn một năm.
Chính phủ Philippines tuyên bố, họ muốn tòa án quốc tế ra phán quyết khẳng định đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là "vô giá trị" và "phi pháp".
Theo vietbao
Vì Trung Quốc, Châu Á phải sắm hơn 1.000 tàu chiến? Một chuyên gia hải quân có tiếng gần đây đã đưa ra những con số khiến người ta phải giật mình. Theo đó, các nước Châu Á sẽ bỏ ra tới 200 tỉ USD để mua đến hơn 1.000 tàu chiến. Khu vực này đứng thứ hai thế giới về việc bạo tay chi cho lực lượng hải quân. Nhiều người tin rằng,...