Mỹ đang lặp lại những sai lầm của Liên Xô ở Trung Đông?
Trong bối cảnh trật tự quốc tế cũ đang sụp đổ, Mỹ đang gặp khó khăn trong việc duy trì vị thế bá chủ khi các quốc gia trong khu vực Trung Đông ngày càng độc lập và tự quyết.
Binh sĩ Mỹ tuần tra tại thị trấn al-Malikiya, tỉnh Hasakeh, Syria, ngày 17/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của chuyên gia Timofe Bordachev, Giám đốc chương trình của Câu lạc bộ Valdai (Nga) trên kênh RT ngày 21/8, cuộc đối đầu giữa Iran và Israel đang là tâm điểm của căng thẳng ở Trung Đông. Dù tình hình đang leo thang, nhưng không quốc gia nào trong khu vực thực sự muốn đẩy mọi chuyện đến mức bùng nổ một cuộc xung đột toàn diện. Điều này phản ánh một sự cân bằng mới đang dần hình thành khi trật tự quốc tế cũ đã sụp đổ và một trật tự mới vẫn chưa hoàn toàn xuất hiện.
Trung Đông hiện nay đang trải qua một giai đoạn thử nghiệm về sự độc lập của các quốc gia trong khu vực. Mỗi quốc gia, bao gồm cả Israel, Iran và các nước Arab, đều muốn hành động theo lợi ích riêng của mình. Sự độc lập này là một yếu tố quan trọng giúp khu vực tránh được những hành động liều lĩnh và nguy hiểm, điều mà trong quá khứ đã từng xảy ra dưới áp lực từ các cường quốc bên ngoài.
Tuy nhiên, chính sự độc lập này lại đang trở thành thách thức lớn đối với Mỹ, quốc gia vẫn đang tìm cách duy trì vị thế bá chủ của mình ở khu vực. Sự thay đổi cơ bản này đã tạo ra một tình huống mà các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông không còn là “sản phẩm” từ các kế hoạch của Mỹ. Điều này làm cho Washington mất đi khả năng kiểm soát như đã từng có, tương tự như những gì Liên Xô đã trải qua trong quá khứ.
Video đang HOT
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cũng đã có những sai lầm trong cách tiếp cận với Trung Đông. Chính sách của họ tập trung vào việc đối đầu với Mỹ và các đồng minh mà không xem xét kỹ lưỡng các yếu tố chính trị nội bộ của khu vực. Liên Xô không quan tâm đến sự đa dạng văn hóa, tôn giáo của khu vực này, và điều này đã hạn chế khả năng ra quyết định linh hoạt và hiệu quả.
Ngày nay, Mỹ cũng đang rơi vào cái bẫy tương tự. Chính sách của Washington đang ngày càng dựa trên những lợi ích riêng mà không xem xét đến nhu cầu thực tế của các quốc gia trong khu vực. Kết quả là, Mỹ đang dần mất đi sự ảnh hưởng của mình khi các quốc gia Trung Đông tự quyết định hướng đi của họ mà không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài.
Sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga ở Trung Đông là minh chứng cho sự thay đổi này. Trong khi Trung Quốc đang thực hiện các dự án đầu tư lớn và làm trung gian cho các thỏa thuận quan trọng, Nga cũng không áp đặt ý chí của mình lên khu vực như Liên Xô đã từng làm. Chính sách hiện tại của Nga không nhằm đối đầu với Mỹ mà là một phần của chiến lược rộng hơn để tạo ra một trật tự quốc tế “công bằng hơn”. Điều này hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của Liên Xô trước đây, nơi mà cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ toàn cầu trở thành mục đích chính.
Điều đáng chú ý là ngay cả Israel, một đồng minh truyền thống của Mỹ, cũng không còn là đại diện đơn thuần cho lợi ích của Washington. Chính sự độc lập này của các quốc gia trong khu vực đã khiến Mỹ rơi vào tình thế khó khăn, tương tự như những gì Liên Xô đã từng trải qua khi mất khả năng kiểm soát các “đối tác cấp dưới” của mình.
Một trong những sai lầm lớn nhất của Liên Xô ở Trung Đông là việc không tính đến sự đa dạng tôn giáo và văn hóa trong khu vực, dẫn đến những quyết định thiếu chính xác và gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của họ. Mỹ hiện đang mắc phải lỗi tương tự khi không chú trọng đến những yếu tố này trong chính sách của mình. Thay vì lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của các quốc gia trong khu vực, Washington chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực của mình, dẫn đến một tình trạng bế tắc kéo dài.
Cuối cùng, chuyên gia Bordachev cho rằng bài học từ lịch sử cho thấy rằng việc tìm cách áp đặt quyền lực lên một khu vực phức tạp và đa dạng như Trung Đông là một sai lầm chiến lược. Liên Xô đã phải trả giá cho những sai lầm của mình khi mất đi ảnh hưởng toàn cầu. Mỹ, với chính sách hiện tại, đang đứng trước nguy cơ lặp lại những sai lầm này.
Mỹ, Nga mâu thuẫn về vấn đề vũ khí Triều Tiên và tên lửa Patriot ở Ukraine
Mỹ cáo buộc Nga đã bắn ít nhất 9 tên lửa do Triều Tiên cung cấp vào Ukraine, trong khi Nga coi Mỹ là "đồng phạm trực tiếp" trong vụ máy bay quân sự của Nga bị rơi vào tháng trước.
Quang cảnh phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ ở New York, Mỹ ngày 12/1/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo hãng tin Reuters ngày 7/2, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vassily Nebenzia và Phó Đại sứ Mỹ tại LHQ Robert Wood đã mâu thuẫn tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về Ukraine.
"Nga đã phóng tên lửa đạn đạo do Triều Tiên cung cấp nhằm vào Ukraine ít nhất 9 lần. Nga và Triều Tiên phải chịu trách nhiệm về hành động của mình khi làm suy yếu các nghĩa vụ lâu dài theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ", ông Wood nói trước Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên. Cả Moskva và Bình Nhưỡng đều phủ nhận cáo buộc của Mỹ.
Trong khi đó, ông Nebenzia nói với Hội đồng Bảo an: "Chúng tôi có bằng chứng không thể chối cãi rằng một tên lửa đất đối không Patriot đã được sử dụng để thực hiện cuộc tấn công máy bay vận tải quân sự Nga chở tù binh Ukraine. Điều này không còn nghi ngờ gì nữa rằng Washington cũng là bên đồng lõa trực tiếp trong vụ việc".
Ngày 24/1, một máy bay vận tải quân sự Il-76 của Không quân Nga đã bị rơi khiến tất cả 74 người trên máy bay, trong đó có 65 tù binh Ukraine, thiệt mạng và Moskva đổ lỗi cho Kiev đã bắn rơi máy bay.
Các nhà điều tra Nga tuần trước cho biết họ có bằng chứng cho thấy quân đội Ukraine đã bắn hạ máy bay vận tải quân sự bằng tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ sản xuất.
Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Nga đã yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ triệu tập cuộc họp khẩn cấp sau vụ Ukraine tấn công Lisichansk, khiến ít nhất 28 người thiệt mạng khi sử dụng tên lửa do phương Tây cung cấp nhằm vào một tiệm bánh và nhà hàng vào cuối tuần trước.
Ông Wood nói Mỹ không thể xác minh thông tin một cách độc lập, nhưng bày tỏ sự tiếc thương về tất cả thương vong dân sự.
Cũng tại cuộc họp trên của Hội đồng Bảo an, Đặc phái viên Nga tại LHQ cáo buộc Mỹ đe dọa trực tiếp đến hòa bình và an ninh toàn cầu, đồng thời làm suy yếu trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và vai trò trung tâm của LHQ.
Theo ông Nebenzya, Mỹ đang lôi kéo các quốc gia lớn nhất ở Trung Đông vào một cuộc xung đột. "Gần đây, Mỹ không ngừng tấn công các cơ sở được cho là của các nhóm thân Iran ở Iraq và Syria, Mỹ đang tìm cách lôi kéo các quốc gia lớn nhất ở Trung Đông vào một cuộc xung đột toàn khu vực. Rõ ràng là các cuộc không kích của Mỹ nhằm mục đích đặc biệt là làm nóng thêm cuộc xung đột".
EU kêu gọi tránh làm bùng nổ tình hình Trung Đông Ngày 3/2, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại Josep Borrell đã kêu gọi các bên tránh leo thang căng thẳng ở Trung Đông sau khi Mỹ tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các địa điểm ở Syria và Iraq. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại...