Mỹ đang khiêu khích kho thuốc súng lớn nhất thế giới?
Bình Nhưỡng cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên khi Mỹ “khiêu khích quân sự” ở khu vực được xem là kho thuốc súng lớn nhất thế giới.
Ngày 9.7, tờ Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên chỉ trích hành động “khiêu khích quân sự của Mỹ” tại khu vực khi điều động máy bay ném bom hạt nhân tới bán đảo Triều Tiên. Tờ xã luận của Triều Tiên khẳng định mối nguy hạt nhân ở khu vực đang tăng lên mức đỉnh điểm và có thể nổ ra chiến tranh nếu Mỹ tiếp tục gây hấn.
Máy bay ném bom hạt nhân B-1 cất cánh.
“Bán đảo Triều Tiên là kho thuốc súng lớn nhất thế giới với nguy cơ rất cao xảy ra chiến tranh hạt nhân. Đây là điểm nóng nhất thế giới hiện nay và luôn tiềm tàng nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Mỹ đang gieo rắc một cuộc thế chiến trong khu vực”, bài báo viết.
Tờ Rodong Sinmun cũng chỉ trích chính quyền của ông Trump tập trung chú ý vào bán đảo Triều Tiên để khiến dân trong nước quên đi “tình hình chính trị nghiêm trọng” tại quê nhà.
Hôm 7.7, Mỹ điều hai máy bay ném bom chiến lược B-1 tới diễn tập bắn đạn thật với quân đội Hàn Quốc. Chiến đấu cơ từ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tham gia cuộc diễn tập này. Quan chức Mỹ cho biết cuộc tập trận “là cam kết thép của Mỹ với sự đảm bảo phòng thủ cho các đồng minh khu vực”.
Video đang HOT
Triều Tiên cáo buộc Mỹ khiêu khích khi điều máy bay B-1 tới diễn tập quân sự.
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh cánh cụp cánh xòe của Không quân Mỹ, sử dụng 04 động cơ phản lực, tốc độ bay 1.448 km/giờ và có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86B, tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác.
Hiện tại, Không quân Mỹ đang sở hữu 67 chiếc B-1 và số máy bay này dự kiến sẽ hoạt động đến năm 2025.
Cuộc tập trận với mục đích mô phỏng tiêu diệt các địa điểm phóng tên lửa của đối phương xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Vụ thử này khiến Mỹ và Hàn Quốc rất lo ngại vì tên lửa của Triều Tiên được cho là loại hoàn toàn mới và có thể bắn tới bang Alaska.
Theo Danviet
Mỹ: Hawaii, Alaska lo tìm nơi trú ẩn tên lửa Triều Tiên
Hai khu vực này nằm hoàn toàn trong tầm tấn công của tên lửa đạn đạo Triều Tiên và chứa rất nhiều vũ khí, trung tâm chỉ huy quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Á.
Trực thăng chiến đấu bay trên đỉnh núi lửa ở Hawaii.
Tại đảo Hawaii hiện nay có một đường ngầm ở dưới miệng núi lửa Diamond Head, gần bờ biển Waikiki. Với nhiều người, đây là đường ngầm bỏ hoang nhưng với Gene Ward, nghị sĩ từ khu vực Honolulu thì đây là một "kho báu" không thể bỏ qua.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất của Triều Tiên, Gene tin rằng cần khôi phục đường ngầm này để dân cư Hawaii có chỗ trú ẩn nếu Bình Nhưỡng tấn công phủ đầu. "Chúng tôi đã được cảnh báo trước, nhưng chuông báo động hôm 4.7 khiến tất cả phải bật dậy khỏi giường", Gene nói, đề cập tới vụ thử tên lửa đúng ngày Quốc khánh Mỹ.
Triều Tiên tuyên bố tên lửa mới bay cao 2.800 km trong khi các chuyên gia phương Tây nhận định nó có thể vươn cao hơn 8.000 km. Nếu đạt độ cao này, Hawaii và Alaska hoàn toàn nằm trong tầm tấn công của tên lửa Triều Tiên.
Những người Mỹ sinh sống ở lãnh nguyên tại Alaska hay đảo Hawaii có nhiều năm để sợ hãi trước tiến bộ phát triển tên lửa của Triều Tiên. Nhiều người hoài nghi trước khả năng thực sự của Bình Nhưỡng nhưng những thông tin gần đây khiến họ không thể thờ ơ.
Gene là một người theo đảng Cộng hòa, nói ông ủng hộ tái lập hiến pháp cho phép mở các boongke mà quân Mỹ từng sử dụng trước thời Trân Châu Cảng năm 1941. Những đường ngầm này là các boongke tự nhiên được đào sâu trong núi và được sử dụng thời Thế chiến 2.
Doly Homes, một cựu phi công Hải quân Mỹ đang sống ở Anchorage, Alaska vẫn tỏ vẻ bình thản khi chuông báo động tên lửa kêu lên hôm 4.7: "Quay trở lại giường và đừng lo lắng gì cả". Homes nói rằng ông tin tưởng quân đội Mỹ có thể ngăn chặn bất kì cuộc tấn công nào. "Triều Tiên sẽ tự sát nếu dám bắn tên lửa vào đất Mỹ", Homes nói.
Tàu ngầm tuần tra ở Hawaii, nơi đặt Trung tâm Chỉ huy Thái Bình Dương.
"Tôi nghĩ mọi chuyện vẫn ổn. Tôi trải qua những lớp huấn luyện khi bom hạt nhân được kích nổ thập niên 1950", Homes nhắc lại thời kì Chiến tranh Lạnh, khi dân Mỹ được học các khóa huấn luyện đề phòng Liên Xô tấn công.
Tuần trước, Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ đề xuất chi 8,5 tỉ USD tài trợ cho Cơ quan Phòng thủ Tên lửa nhằm nâng cao hệ thống tự vệ không gian, khu vực và đất liền. Một phần trong số tiền này sẽ dùng để lắp đặt 28 tên lửa đánh chặn tại căn cứ Fort Greely, Alaska. Hệ thống tên lửa đánh chặn tầm trung mặt đất GMD sẽ được lắp vào cuối năm 2017 với số lượng 40 dàn.
Một số chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để lo ngại năng lực hạt nhân của Triều Tiên, nhất là khi phải mất khá nhiều thời gian nữa Bình Nhưỡng mới có thể đạt được tiến bộ nhiều hơn trong công nghệ thu nhỏ đầu đạn. Tuy nhiên, Denny Roy, chuyên gia cao cấp từ quỹ Trung tâm Đông-Tây ở Honolulu nói rằng mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều sau các diễn biến mới gần đây.
"Điều quan trọng là dân Mỹ ngày càng tin rằng Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ, dù lý thuyết hay thực tế khác xa nhau", Roy nói. Người Hawaii cũng rất lo ngại bị Triều Tiên tấn công vì nơi đây đặt nhiều khí tài quân sự, trong đó Trung tâm Chỉ huy Thái Bình Dương đang đặt trên đảo.
"Tôi sẽ không xây boongke trú ẩn nhưng chắc chắn phải cảnh giác trong mọi tình huống", Reece Bonham, 23 tuổi, quản lý chuỗi bán lẻ ở thành phố Kailua-Kona tại Hawaii, nói.
Theo Danviet
Hoàn thành điều này thì tên lửa Triều Tiên bắn được Mỹ Mỹ xác nhận quả tên lửa Triều Tiên bắn ra là tên lửa đạn đạo liên lục địa, vậy mối nguy này có gần tới mức Washington phải ngày đêm lo lắng? Thiết bị đánh chặn tên lửa của Mỹ. Ngày 4.7, Triều Tiên bất ngờ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và đạt được thành công lớn khi quả tên...