Mỹ đang hướng tới “lệnh ngừng bắn chính trị” với Iran?
Mỹ đang đàm phán với Iran để đưa ra các bước có thể hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran, trả tự do cho một số công dân Mỹ bị giam giữ và dỡ bỏ phong tỏa một số tài sản của Iran ở nước ngoài.
Các bước này sẽ mang ý nghĩa về “nhận thức” chứ không phải là một thỏa thuận chính thức cần được Quốc hội Mỹ xem xét, trong bối cảnh nhiều nghị sỹ Mỹ phản đối việc mang lại lợi ích cho Iran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matt Miller nhấn mạnh, Washington tiếp tục sử dụng các cam kết ngoại giao để theo đuổi tất cả các mục tiêu này, song phủ nhận việc Mỹ có bất kỳ thỏa thuận nào với Iran.
Quang cảnh bên trong cơ sở làm giàu urani Fordow của Iran ở Qom.
Theo giới chuyên gia, việc chính quyền Mỹ lặng lẽ đàm phán với Iran để hạn chế chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo được cho là nằm trong một phần nỗ lực lớn hơn của Washington nhằm xoa dịu căng thẳng và giảm nguy cơ đối đầu quân sự với Tehran.
Cụ thể, mục tiêu của Mỹ là đạt được một thỏa thuận bất thành văn mà một số quan chức Iran đang gọi là “lệnh ngừng bắn chính trị”. Thỏa thuận này sẽ nhằm mục đích ngăn chặn sự leo thang hơn nữa trong mối quan hệ đối đầu lâu dài giữa hai bên. Các phác thảo nội dung của đàm phán đã được xác nhận bởi ba quan chức cấp cao của Israel, một quan chức Iran và một quan chức Mỹ. Giới chức Mỹ sẽ không thảo luận chi tiết về những nỗ lực để đòi Iran trả tự do cho các tù nhân, ngoài việc gọi đó là một ưu tiên cấp bách của nước này. Một số cuộc đàm phán gián tiếp đã diễn ra vào mùa xuân năm nay tại của Oman, phản ánh việc nối lại kênh liên lạc giữa Mỹ và Iran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Thỏa thuận đó đã hạn chế mạnh mẽ các hoạt động của Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Iran đã tăng tốc chương trình hạt nhân nhiều tháng sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận và áp đặt một loạt lệnh trừng phạt mới đối với nước này vào năm 2018. Iran sẽ đồng ý theo một hiệp ước mới mà hai quan chức Israel gọi là “sắp xảy ra” về việc không làm giàu urani vượt quá mức sản xuất hiện tại là 60% độ tinh khiết. Mức 90% cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân sẽ khiến Mỹ phản ứng nghiêm trọng.
Các quan chức Iran đề xuất các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực cũng sẽ ngừng các cuộc tấn công gây chết người nhằm vào các nhà thầu Mỹ ở Syria và Iraq, đồng thời mở rộng hợp tác với các thanh sát viên hạt nhân quốc tế và không bán tên lửa đạn đạo cho Nga. Đổi lại, Iran mong đợi Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt vốn đã bóp nghẹt nền kinh tế của họ; không bắt giữ các tàu chở dầu nước ngoài, cũng như không tìm kiếm các nghị quyết trừng phạt mới tại Liên hợp quốc (LHQ) hoặc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Ông Ali Vaez, Giám đốc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế tại Iran, một tổ chức ngăn ngừa xung đột, nhận xét: “Không điều kiện nào kể trên nhằm đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá. Mục tiêu là ổn định căng thẳng, tạo thời gian và không gian để thảo luận về mối quan hệ ngoại giao trong tương lai”.
Video đang HOT
Iran cũng hy vọng Mỹ giải phóng hàng tỷ USD tài sản của nước này để đổi lấy việc thả ba tù nhân người Mỹ gốc Iran mà Washington cho là đang bị Tehran giam giữ. Trong những gì có thể là dấu hiệu của một thỏa thuận đang phát triển, tuần trước, Mỹ đã cho phép Iraq trả 2,76 tỷ USD tiền nợ năng lượng cho Iran.
Theo Bộ Ngoại giao, số tiền này sẽ bị hạn chế sử dụng bởi các nhà cung cấp được Mỹ chấp thuận để mua thực phẩm và thuốc men cho công dân Iran. Các quan chức Iran cũng đang cố gắng yêu cầu khoản thanh toán mua dầu trị giá khoảng 7 tỷ USD được giữ ở Hàn Quốc.
Theo một quan chức Iran và một số người khác quen thuộc với các cuộc đàm phán, số tiền đó cũng sẽ bị hạn chế sử dụng cho mục đích nhân đạo và được giữ tại một ngân hàng của Qatar. Việc Mỹ đổi mới tập trung vào chương trình hạt nhân của Iran diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày càng lo ngại rằng Iran có thể gây ra một cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường làm giàu uranium hơn nữa.
Ông Dennis Ross, cố vấn giúp xây dựng chính sách Trung Đông cho một số tổng thống Mỹ, cho rằng: “Mỹ dường như đang nói rõ với Iran rằng nếu anh đạt tới mức tinh khiết 90%, anh sẽ phải trả giá rất đắt”. Vị cố vấn tin rằng, Washington không muốn xảy ra một cuộc khủng hoảng mới, đồng thời cho rằng, Mỹ muốn duy trì ưu tiên cũng như tập trung vào vấn đề Ukraine và Nga, thay vì một cuộc chiến ở Trung Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 14/6, người phát ngôn Matt Miller khẳng định những tin đồn về một thỏa thuận hạt nhân, dù là tạm thời hay hình thức khác đều là sai sự thật hoặc bị hiểu nhầm. Ông nói thêm: “Chính sách số 1 của chúng tôi là đảm bảo rằng Iran không bao giờ sở hữu vũ khí hạt nhân, vì vậy tất nhiên chúng tôi đã theo dõi các hoạt động làm giàu hạt nhân của Iran. Chúng tôi tin rằng ngoại giao là con đường tốt nhất để giúp đạt được điều đó, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các lựa chọn và tình huống có thể xảy ra”.
Cùng ngày, trong một động thái thay đổi lập trường bất ngờ, nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố, ông có thể tán thành một thỏa thuận với phương Tây nếu cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran được giữ nguyên vẹn. Ông cũng nói rằng, Iran nên duy trì ít nhất một số hợp tác với các thanh sát viên hạt nhân quốc tế. Iran từ lâu khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình. Trong một tuyên bố với tờ New York Times, phái đoàn của Iran tại LHQ từ chối đề cập chi tiết về các cuộc đàm phán với Mỹ, song lưu ý rằng “điều quan trọng là tạo ra một bầu không khí mới và bước tiến lên từ tình hình hiện tại”
Muốn ngăn khủng hoảng hạt nhân, Mỹ tìm kiếm thỏa thuận không chính thức với Iran?
Theo các quan chức từ ba quốc gia, chính quyền Mỹ đã lặng lẽ đàm phán với Iran để hạn chế chương trình hạt nhân của nước này, cũng như trả tự do cho một số công dân.
Mỹ được cho là đang tìm kiếm một thỏa thuận hạt nhân không chính thức với Iran. Ảnh minh họa: Reuters
Động thái trên được cho là nằm trong một phần nỗ lực lớn hơn của Mỹ nhằm xoa dịu căng thẳng và giảm nguy cơ đối đầu quân sự với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Cụ thể, mục tiêu của Washington là đạt được một thỏa thuận bất thành văn mà một số quan chức Iran đang gọi là "lệnh ngừng bắn chính trị".
Thỏa thuận này sẽ nhằm mục đích ngăn chặn sự leo thang hơn nữa trong mối quan hệ đối đầu lâu dài giữa hai bên.
Các phác thảo nội dung của đàm phán đã được xác nhận bởi ba quan chức cấp cao của Israel, một quan chức Iran và một quan chức Mỹ. Giới chức Mỹ sẽ không thảo luận chi tiết về những nỗ lực để đòi Iran trả tự do cho các tù nhân, ngoài việc gọi đó là một ưu tiên cấp bách của nước này.
Một số cuộc đàm phán gián tiếp đã diễn ra vào mùa xuân năm nay tại của Oman, phản ánh việc nối lại kênh liên lạc giữa Mỹ và Iran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Thỏa thuận đó đã hạn chế mạnh mẽ các hoạt động của Iran để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt.
Iran đã tăng tốc chương trình hạt nhân nhiều tháng sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận và áp đặt một loạt lệnh trừng phạt mới đối với nước này vào năm 2018.
Iran sẽ đồng ý theo một hiệp ước mới mà hai quan chức Israel gọi là "sắp xảy ra" về việc không làm giàu urani vượt quá mức sản xuất hiện tại là 60% độ tinh khiết. Mức 90% cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân sẽ khiến Mỹ phản ứng nghiêm trọng.
Thiết bị làm giàu urani tại cơ sở hạt nhân Natanz, cách thủ đô Tehran của Iran khoảng 300km về phía Nam. Ảnh: AFP/TTXVN
Các quan chức Iran đề xuất các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực cũng sẽ ngừng các cuộc tấn công gây chết người nhằm vào các nhà thầu Mỹ ở Syria và Iraq, đồng thời mở rộng hợp tác với các thanh sát viên hạt nhân quốc tế và không bán tên lửa đạn đạo cho Nga.
Đổi lại, Iran mong đợi Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt vốn đã bóp nghẹt nền kinh tế của họ; không bắt giữ các tàu chở dầu nước ngoài, cũng như không tìm kiếm các nghị quyết trừng phạt mới tại Liên hợp quốc hoặc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Ông Ali Vaez, Giám đốc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế tại Iran - một tổ chức ngăn ngừa xung đột - nhận xét: "Không điều kiện nào kể trên nhằm đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá. Mục tiêu là ổn định căng thẳng, tạo thời gian và không gian để thảo luận về mối quan hệ ngoại giao trong tương lai".
Iran cũng hy vọng Mỹ giải phóng hàng tỷ USD tài sản của nước này để đổi lấy việc thả ba tù nhân người Mỹ gốc Iran mà Washington cho là đang bị Tehran giam giữ.
Trong những gì có thể là dấu hiệu của một thỏa thuận đang phát triển, tuần trước, Mỹ đã cho phép Iraq trả 2,76 tỷ USD tiền nợ năng lượng cho Iran. Theo Bộ Ngoại giao, số tiền này sẽ bị hạn chế sử dụng bởi các nhà cung cấp được Mỹ chấp thuận để mua thực phẩm và thuốc men cho công dân Iran.
Các quan chức Iran cũng đang cố gắng yêu cầu khoản thanh toán mua dầu trị giá khoảng 7 tỷ USD được giữ ở Hàn Quốc. Theo một quan chức Iran và một số người khác quen thuộc với các cuộc đàm phán, số tiền đó cũng sẽ bị hạn chế sử dụng cho mục đích nhân đạo và được giữ tại một ngân hàng của Qatar.
Việc Mỹ đổi mới tập trung vào chương trình hạt nhân của Iran diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày càng lo ngại rằng Iran có thể gây ra một cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường làm giàu uranium hơn nữa.
Ông Dennis Ross, cố vấn giúp xây dựng chính sách Trung Đông cho một số tổng thống Mỹ, cho rằng: "Mỹ dường như đang nói rõ với Iran rằng nếu anh đạt tới mức tinh khiết 90%, anh sẽ phải trả giá rất đắt".
Đồng thời, ông Ross tin rằng Mỹ không muốn xảy ra một cuộc khủng hoảng mới. Ông nói Washington muốn duy trì ưu tiên cũng như tập trung vào vấn đề Ukraine và Nga, thay vì một cuộc chiến ở Trung Đông.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 14/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matt Miller khẳng định những tin đồn về một thỏa thuận hạt nhân, dù là tạm thời hay hình thức khác đều là sai sự thật hoặc bị hiểu nhầm.
Ông Miller nói thêm: "Chính sách số 1 của chúng tôi là đảm bảo rằng Iran không bao giờ sở hữu vũ khí hạt nhân, vì vậy tất nhiên chúng tôi đã theo dõi các hoạt động làm giàu hạt nhân của Iran. Chúng tôi tin rằng ngoại giao là con đường tốt nhất để giúp đạt được điều đó, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các lựa chọn và tình huống có thể xảy ra".
Cùng ngày, trong một động thái thay đổi lập trường bất ngờ, nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố ông có thể tán thành một thỏa thuận với phương Tây nếu cơ sở hạ tầng hạt nhân của Iran được giữ nguyên vẹn.
Ông Khamenei cũng nói rằng Iran nên duy trì ít nhất một số hợp tác với các thanh sát viên hạt nhân quốc tế.
Iran từ lâu khẳng định chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình. Trong một tuyên bố với tờ New York Times, phái đoàn của Iran tại Liên hợp quốc từ chối đề cập chi tiết về các cuộc đàm phán với Mỹ, song lưu ý rằng "điều quan trọng là tạo ra một bầu không khí mới và bước tiến lên từ tình hình hiện tại".
Iran tái khẳng định sẵn sàng hợp tác với IAEA Ngày 12/9, Iran đã tái khẳng định sẵn sàng hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), sau khi cơ quan này tuyên bố không thể đảm bảo bản chất hòa bình trong chương trình hạt nhân của Tehran. Cùng ngày, ban lãnh đạo IAEA đã nhóm họp tại Vienna (Áo). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Naser...