Mỹ: Đảng Cộng hòa dọa loại bỏ chương trình Obamacare
Đảng Cộng hòa đã quyết định tung đòn đánh đầu tiên đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi tuyên bố sẽ loại bỏ chương trình cải cách chăm sóc y tế mang tên Obamacare.
Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã chính thức “tuyên chiến” với Tổng thống Obama.
Trong buổi họp báo đầu tiên kể từ khi đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội trong cuộc bầu cử hôm 4/11, Chủ tịch Hạ viện John Boehner – một thành viên cốt cán của Cộng hòa – tuyên bố đảng này sẽ sử dụng lợi thế đa số tại Quốc hội để hủy bỏ hoặc cắt giảm chương trình Obamacare, đồng thời phê chuẩn xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL và cắt giảm nợ công.
“Người dân Mỹ đã cho thấy rõ một điều là họ không ủng hộ Obamacare”, vị nghị sĩ từ bang Ohio nói.
Ông Boehner cho biết Hạ viện sẽ xem xét và loại bỏ từng phần trong chương trình Obamacare, từ việc giảm thuế cho các thiết bị y tế đến trả lương cho hội đồng điều hành chương trình này. Hội đồng gồm 15 thành viên và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm sau.
Ông cũng cho biết Hạ viện sẽ bỏ phiếu lại về luật chăm sóc y tế gây tranh cãi vào năm 2015, bất chấp việc có thể bị Tổng thống Obama phủ quyết sau đó, đồng thời bày tỏ hy vọng một số nghị sĩ đảng Dân chủ sẽ ủng hộ kế hoạch này.
Video đang HOT
Cũng tại buổi họp báo, Chủ tịch Hạ viện cảnh báo rằng chính quyền của Tổng thống Obama sẽ không thể thông qua dự luật cải cách nhập cư trong hai năm cuối nhiệm kỳ hiện nay, nếu như vị chủ nhân của Nhà Trắng cố tình sử dụng quyền hành pháp để nới lỏng các quy định nhập cư.
“Tôi phải nói rõ với Tổng thống rằng nếu ông hành động một cách đơn phương, vượt ngoài thẩm quyền thì ông sẽ tự “bỏ độc vào giếng’ và sẽ không có bất kỳ cơ hội nào cho việc thúc đẩy thông qua dự luật cải cách nhập cư tại Quốc hội”, ông Boehner nói.
Trước khi bầu cử diễn ra, Tổng thống Obama hy vọng có thể sử dụng quyền đặc biệt của người đứng đầu Nhà Trắng để ra sắc lệnh cho phép khoảng 12 triệu người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ có thể được nhập tịch sau một thời gian dài sinh sống và lập gia đình tại đây. Sắc lệnh được soạn thảo dựa trên một dự luật từng được Thượng viện (với phe Dân chủ nắm đa số) thông qua hồi tháng 6/2013 nhưng bị Hạ viện (do phe Cộng hòa kiểm soát) bác bỏ. Tuy nhiên, hy vọng này của ông ngày càng trở nên khó thực hiện sau khi cả hai viện Quốc hội đều đã thuộc về phe Cộng hòa.
Không chỉ tìm cách ngăn cản các chương trình của Tổng thống Obama, đảng Cộng hòa còn đẩy mạnh thông qua các dự luật thúc đẩy kinh doanh như việc xây dựng đường ống vận chuyển dầu thô từ Canada sang Mỹ mang tên Keystone XL, hay dự luật tạo việc làm.
Vũ Anh
Theo AP, AFP
Thái loại bỏ toàn bộ quan chức thân Thaksin
Quân đội Thái đang tiến hành một cuộc cải tổ có hệ thống để tước quyền của những quan chức được cho là trung thành với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, Reuters đưa tin.
Động thái trên dường như là một nỗ lực để phá hủy thành trì ủng hộ với Thaksin và để đảm bảo rằng vị cựu lãnh đạo này không thể quay lại nắm quyền.
Tỉnh trưởng của 13 tỉnh đã bị thuyên chuyển, hầu hết là những người ở các vùng đông bắc và bắc ủng hộ Thaksin, các sĩ quan thuộc Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO) cho biết.
Các lãnh đạo quân sự nắm quyền cũng tái cơ cấu lực lượng cảnh sát, từ lâu được coi là thành trì ủng hộ với Thaksin và em gái ông này Thủ tướng bị lật đổ Yingluck Shinawatra. Thaksin làm cảnh sát suốt 13 năm trước khi từ chức để khởi nghiệp kinh doanh của riêng mình.
Bản thân ông Thaksin cũng bị lật đổ khỏi chức Thủ tướng trong một cuộc đảo chính năm 2006 và hiến pháp Thái đã được viết lại dưới thời chính phủ được quân đội hậu thuẫn nhằm hạn chế ảnh hưởng chính trị của cựu Thủ tướng này. Tuy nhiên, vài năm sau, vào 2011, em gái của Thaksin lại lên nắm quyền sau khi thắng trong tổng tuyển cử.
Thời điểm này, quân đội dường như có ý định đảm bảo rằng Thaksin lẫn những người thân trong gia đình không còn cơ hội trở lại nắm quyền.
"Họ sẽ kết thúc những gì đã khởi động năm 2006. Họ sẽ gây khó khăn cho những người trung thành với Thaksin đang muốn tìm đường quay lại", Kan Yuenyong, một nhà phân tích chính trị tại đơn vị tình báo Siam nói.
Quân đội đã bắt hàng loạt người ở cả hai phía xung đột chính trị song bắt nhiều người thuộc phe áo đỏ ủng hộ Thaksin hơn. Quân đội cũng đóng cửa các đài phát thanh của người ủng hộ Thaksin cũng như đóng băng tài khoản ngân hàng của một số người khá.
Ngoài ra, ít nhất 17 sĩ quan cảnh sát cấp cao đã bị thuyên chuyển vào tuần trước, Reuters dẫn tài liệu của NCPO. Cuộc thanh trừng cũng loại cả những chỉ huy hàng đầu của Cơ quan điều tra đặc biệt - cơ quan tương tự FBI ở Mỹ. Người đứng đầu cơ quan điều tra đặc biệt Tarit Pengdith cũng bị chuyển công tác.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của cả cảnh sát lẫn quân đội đều phủ nhận một cuộc thanh trừng đang diễn ra.
"Việc sắp xếp đó không phải vì mục đích chính trị mà chỉ dựa trên sự phù hợp", phó phát ngôn viên lục quân Winthai Suvaree nói.
Tuy nhiên, các quan chức cấp cao Thái đề nghị giấu tên lại vẽ ra một bức tranh khác. "Đó là một cuộc thanh trừng có hệ thống để đảm bảo những người ở vị trí chủ chốt sẽ hợp tác với quân đội. Việc đó đồng nghĩa rằng những ai thân với Thaksin sẽ bị loại".
Từ trước tới nay, cảnh sát nằm dưới quyền chỉ đạo của văn phòng Thủ tướng. Các nhà chỉ trích cáo buộc thủ tướng bị lật đổ Yinluck đã giữ toàn người thân tín trong lực lượng này và bổ nhiệm em rể Thaksin là Priewpan Damapong là cảnh sát trưởng quốc gia sau khi đắc cử năm 2011.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Nguy hiểm kép của Mỹ từ cuộc khủng hoảng Ukraine Năm nay kỷ niệm 100 năm nổ ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ I. Vào tháng 4/1914, không ai nghĩ rằng sẽ có một cuộc chiến tranh. Nhưng nó vẫn xảy ra do các sự kiện ở Đông Âu vào cuối tháng 7 và tạo ra một cú sốc rất lớn. Cuối cùng, chiến tranh đã khiến châu Âu tan nát, hàng...