Mỹ đang bí mật nâng cấp vũ khí hạt nhân ở châu Âu?
Theo nguyên tắc chia sẻ hạt nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), Mỹ đang lưu trữ khoảng 150 đầu đạn hạt nhân trên khắp châu Âu – tại các căn cứ không quân ở Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Điện Kremlin nói về việc NATO thảo luận đặt vũ khí hạt nhân ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu Chi tiêu toàn cầu cho vũ khí hạt nhân tăng kỷ lục Cố vấn cho Tổng thống Biden nêu khả năng Mỹ tăng cường triển khai vũ khí hạt nhân FBI xác định thiết bị Huawei có thể ngắt liên lạc kho vũ khí hạt nhân Mỹ
Bom hạt nhân B61. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik (Nga), ông Alistair Burnett, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Chiến dịch Quốc tế Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN), cho rằng Mỹ đang nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của nước này ở châu Âu bằng cách thay thế các đầu đạn cũ bằng các đầu đạn liên quan thế hệ mới.
“Có thể thấy nhận điều đó bằng cách theo dõi trực tiếp các máy bay của Không quân Mỹ được thiết kế cho loại hình vận tải này. Chính quyền Tổng thống Joe Biden không công khai về điều đó, nhưng việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân này đang được tiến hành”, ông Burnett nói.
Video đang HOT
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Điều phối viên chính sách và nghiên cứu của ICAN, bà Alicia Sanders-Zakre, trước đó kêu gọi rút kho vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu càng sớm càng tốt.
“Chia sẻ vũ khí hạt nhân hoặc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước ngoài là một bước đi nguy hiểm và leo thang, cần bị lên án trên toàn thế giới và phải chấm dứt ngay lập tức”, bà Sanders-Zakre nhấn mạnh.
Theo trang web chính thức của NATO, nguyên tắc chia sẻ hạt nhân là một thỏa thuận của liên minh, quy định lợi ích, trách nhiệm và rủi ro của việc răn đe hạt nhân được chia sẻ trên toàn bộ liên minh.
Theo ước tính của ICAN, hiện tại Mỹ có khoảng 150 quả bom hạt nhân B61 được bố trí tại các căn cứ không quân của nước này ở Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Được thiết kế lần đầu vào năm 1963, B61 là bom nhiệt hạch thả từ trên không chủ lực trong kho vũ khí của Mỹ. Loại bom này được sản xuất từ năm 1968. Ngoài các máy bay ném bom B1B-Lancer, B-2 Spirit và B-52 Stratofortress, bom B61 còn có thể được tích hợp trên máy bay tấn công chiến thuật F-15 và F-16. F-35 cũng đang thử nghiệm khả năng mang và triển khai bom, mặc dù chưa được đánh giá chính thức về khả năng này.
Mỹ không có kế hoạch triển khai bom hạt nhân tới điểm lưu trữ mới ở châu Âu
Các chuyên gia cảnh báo, nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân tới bất kỳ quốc gia nào có biên giới với Nga có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) gặp người đồng cấp Ba Lan Duda ở Warsaw. Ảnh: Ảnh AP
Đại sứ quán Mỹ tại Nga mới đây nói với tờ Izvestia (Nga) trong bối cảnh Warsaw kêu gọi đưa Ba Lan vào chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO rằng, Washington hiện không có kế hoạch triển khai bất kỳ vũ khí hạt nhân nào bên ngoài các địa điểm lưu trữ hiện có ở các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu.
Hiện tại, bom B61 của Mỹ đang được lưu trữ tại các địa điểm ở năm quốc gia là thành viên NATO: Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tờ Izvestia dẫn lời các chuyên gia cảnh báo, nếu Washington triển khai các thành phần trong kho vũ khí hạt nhân của mình ở bất kỳ quốc gia nào có biên giới với Nga, thì Moskva sẽ coi đó là một hành động kích động và một động thái như vậy có thể làm leo thang căng thẳng giữa Nga và Mỹ, thậm chí dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp.
Saeed Khan thuộc Đại học bang Wayne ở Detroit (Mỹ) cho biết cơ hội của Ba Lan được chấp nhận tham gia chương trình chia sẻ hạt nhân là khá mong manh. Mặc dù bom hạt nhân được lưu trữ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng yếu tố quan trọng ở đây là Thổ Nhĩ Kỳ không giáp biên giới với Nga, trong khi Ba Lan có chung đường biên giới với vùng Kaliningrad của Nga.
Theo ông Saeed Khan, việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan có thể bị Moskva coi là một hành động khiêu khích và sẽ làm leo thang căng thẳng giữa NATO và Nga. Do đó, ông Saeed Khan cho rằng việc Mỹ triển khai bom hạt nhân ở Ba Lan là điều khó xảy ra bởi nó sẽ làm thay đổi cơ bản cục diện địa chính trị.
Ông Khan nhấn mạnh rằng một động thái như vậy sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng đến mức nguy hiểm, thậm chí có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO.
Về phần mình, Jeremy Kuzmarov, tổng biên tập tạp chí Covert Action, nhận định nếu Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân của mình trên lãnh thổ Ba Lan, thì đây sẽ là một bước nữa làm trầm trọng thêm mối quan hệ Moskva - Washington vốn đã rất căng thẳng và có thể đóng vai trò là một "chất xúc tác" cho một cuộc chiến tranh thế giới tiềm năng.
Ông Kuzmarov nói với Izvestia rằng tình hình gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi thế giới đang trên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Khi đó, Mỹ đã triển khai tên lửa nhắm vào lực lượng của Liên Xô ở Thổ Nhĩ Kỳ, khiến Moskva triển khai tên lửa tới Cuba để đáp trả. Chuyên gia này nói thêm rằng một tình huống tương tự có thể diễn ra, nhưng với sự khác biệt quan trọng hiện nay là Ba Lan gần biên giới Nga hơn nhiều so với Thổ Nhĩ Kỳ gần biên giới Liên Xô vào những năm 1960.
Chi tiêu toàn cầu cho vũ khí hạt nhân tăng kỷ lục Theo ước tính của Nhóm vận động Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân (Ican), chi tiêu toàn cầu cho vũ khí hạt nhân đã tăng 13% lên mức kỷ lục 91,4 tỷ USD trong năm 2023. Binh sĩ Nga vận hành tên lửa hạt nhân phi chiến lược trong cuộc tập trận ở biên giới Nga và Belarus. Ảnh:...