Mỹ đã triển khai 1200 quân đặc nhiệm đến châu Á răn đe Trung Quốc
Quan chức của Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Washington quyết tâm tạo ra một môi trường tin tưởng, hỗ trợ giải quyết tranh chấp và đảm bảo an toàn và ổn định tại khu vực.
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ ở Hồng Kông
Mạng Sina Quân sự tại Trung Quốc đưa tin cho biết Bộ tư lệnh lực lượng châu Á Thái Bình Dương của quân đội Mỹ đã triển khai 1200 quân đặc nhiệm cùng các trang bị vũ khí công nghệ tiên tiến nhất đến khu vực châu Á Thái Bình Dương trong chiến lược răn đe, kiềm chế sự hiện diện ngày càng gia tăng của TQ ở khu vực.
Trang thông tin của TQ cũng nhắc lại tuyên bố gần đây của Bộ trường Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter trong chuyến công du châu Á kéo dài 10 ngày vừa kết thúc hồi đầu tháng 6 vừa qua rằng Mỹ coi khu vực châu Á TBD là một khu vực có tầm quan trọng, nơi Mỹ có lợi ích cốt lõi.
Quan chức của Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Washington quyết tâm tạo ra một môi trường tin tưởng, hỗ trợ giải quyết tranh chấp và đảm bảo an toàn và ổn định tại khu vực.
Mạng Sina cho rằng, rõ ràng, Mỹ đã coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình trong khu vực bất chấp thực tế là Hoa Kỳ cũng đang theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc và coi đó là một trong những lợi ích chung mà hai nước này cần nhau.
Theo đó, Washington cần chuẩn bị để giải quyết các cản trở trong quan hệ giữa hai nước thông qua các biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, quân đội của Hoa Kỳ cũng thể hiện sự sẵn sàng để đối phó với một cuộc xung đột bất ngờ với Trung Quốc.
Cánh tay của các lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở châu Á TBD chính là Bộ tư lệnh TBD nơi phụ trách địa bàn châu Á, Alaska, Cực Bắc, Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Địa bàn của Bộ tư lệnh TBD trải dài trên 36 quốc gia, trong số này có 5 nước có vũ khí hạt nhân, chiếm hơn 50% diện tính và dân số toàn thế giới.
Video đang HOT
Bộ tư lệnh Thái Bình Dương chỉ huy các đơn vị tác chiến gồm hải, lục, không quân, lính thủy đánh bộ, đặc nhiệm. Đối với Lục quân, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương có Sư đoàn bộ binh số 25 đóng ở Hawaii và Alaska.
Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Alaska, Hawaii, quân đội Mỹ có 106000 quân với sự hỗ trợ của hơn 300 máy bay chiến đấu phản lực, trực thăng và các hạm đội tác chiến mặt nước.
Với Không quân, Bộ tư lệnh TBD của Mỹ có 29000 quân, sỹ cùng 300 máy bay chiến đấu các lợi đóng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Alaska và Hawaii.
Với Hải quân, Bộ tư lệnh TBD chỉ huy một lực lượng tác chiến hùng hậu gồm Hạm đội 3 (tác chiến toàn bộ phía tây bờ biển nước Mỹ); Hạm đội 5 (tác chiến ở Vùng Vịnh, Tây Ấn Độ Dương); Hạm đội 7 đóng quân ở Nhật Bản (toàn bộ khu vực Thái Bình Dương) với trang bị 41 tàu ngầm tấn công, 200 chiến hạm, 600 máy bay cùng các nhóm tác chiến tàu sân bay, tàu đổ bộ.
Trong khi đó, 2/3 quân số của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ (khoảng 85000 quân) đều đóng ở châu Á Thái Bình Dương trong đó có Lực lượng lính thủy đánh bộ viễn dương số 1 có căn cứ ở bang California và Lực lượng lính thủy đánh bộ viễn dương số 3 đóng quân ở Nhật Bản.
Theo Người Đưa Tin
Đã đến lúc Mỹ cần đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông
Quyết tâm của Mỹ nhằm đương đầu với Bắc Kinh tại khu vực Biển Đông chắc chắn sẽ đem đến sự an lòng cho các đồng minh của Mỹ tại khu vực này.
Máy bay quân sự Mỹ. (Ảnh: National Interest)
Tuần trước tờ Nhật báo phố Wall đưa tin Lầu Năm góc "đang cân nhắc việc sử dụng máy bay chiến đấu và tàu quân sự để trực tiếp đối đầu với những yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc đối với một loạt các đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông.
Vào tháng 4/2014, báo trên đã đưa tin "quân đội Mỹ đang chuẩn bị các khả năng đáp trả mạnh bất cứ những khiêu khích nào của Trung Quốc trong tương lai ở khu vực Biển Đông" và rằng "bất cứ một động thái đơn phương nào của Trung Quốc nhằm khẳng định những yêu cầu ngang ngược của họ sẽ có thể gặp sự thách thức từ phía quân đội Mỹ, nhằm đưa Trung Quốc thức tỉnh trở lại".
Tại thời điểm đó thì những nỗ lực lấn chiếm đất của Trung Quốc ở Biển Đông đã được thực hiện. Có thể chính quyền Obama hy vọng những tiết lộ về kế hoạch quân sự mới của họ sẽ ngăn Bắc Kinh tiếp tục hành động, nhưng rõ ràng là ông Tập Cận Bình đã không nao núng. Trên thực tế, ngay cuối tuần đó Trung Quốc đã đưa giàn khoan dầu lớn đến vùng Biển đang tranh chấp, rõ ràng đây là một động thái đơn phương nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh.
Hiện Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền của 7 công trình xây dựng tại khu vực Biển Đông. Họ đang xây đảo nhân tạo trên các bãi đá rồi xây các công trình kiên cố ở trên bề mặt nơi này, bao gồm cả các cơ sở quân sự.
Hành động như vậy, Bắc Kinh đang tạo ra những tình huống quá khó để các quốc gia khác có thể thỏa hiệp. Dường như Mỹ hoặc quốc tế sẽ tìm cách thuyết phục Trung Quốc rút lại những gì họ đã làm, nhưng làm như vậy vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trở nên yếu đi kể cả trong nước và quốc tế. Thật nghịch lý là tại thời điểm này ông Tập Cận Bình lại có ít "đất" để xoay sở nhằm sửa lại những ứng xử của Trung Quốc với việc tranh chấp lãnh thổ.
Đến gần đây, bên cạnh những tuyên bố mạnh mẽ bằng lời nói, Mỹ đã chính thức thông báo kế hoạch sử dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ những lợi ích của mình ở khu vực Biển Đông. Những lợi ích này bao gồm cả việc tự do hàng hải và duy trì hòa bình ổn định trong khu vực.
Tất nhiên là Trung Quốc cũng đang ở trong thế báo động. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mô tả những hành động có thể của Mỹ trong tương lai là "nguy hiểm và khiêu khích".
Tuy nhiên, xét cho đến cùng, nếu kế hoạch điều máy bay tàu chiến đến Biển Đông được thực hiện, leo thang căng thẳng cũng khó có thể xảy ra. Đối với quyết định của Trung Quốc trong việc xây dựng đảo và sử dụng tàu hải quân để bảo vệ và củng cố những công trình xây dựng trái phép thì đáp trả quân sự cũng là thích đáng.
Tàu chiến Mỹ tại Biển Đông. (Ảnh: AP)
Trong trường hợp này thì hành động của Mỹ cho dù có muộn cũng còn hơn không. Mặc dù những đảo nhân tạo mới gần như là chắc chắn vẫn sẽ tồn tại nhưng hành động của Mỹ đã đem lại 3 điều tích cực.
Thứ nhất, hành động mạnh mẽ của Washington sẽ làm cho ông Tập điều chỉnh bớt thái độ của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sẽ sẽ hạn chế xây dựng những đảo mới và có thể sẽ sử dụng tàu của lực lượng bảo vệ biển thay vì tàu chiến tại các cảng biển trên các đảo nhân tạo.
Thứ hai, mặc dù các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực đều chào đón việc chính quyền của ông Obama "cân bằng lại" châu Á nhưng họ vẫn còn nghi ngờ cam kết của Washington về việc đảm bảo an ninh cũng như duy trì vai trò truyền thống là người canh giữ hòa bình cho khu vực. Sự sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh vốn là điều vắng bóng quá lâu - theo một cách đầy ý nghĩa - có thể sẽ làm an lòng các đồng minh của Mỹ tại khu vực.
Thứ ba, bằng việc bay phía trên những cơ sở xây dựng không được coi là đảo (để có thể yêu cầu chủ quyền) và chạy tàu phía trong phạm vi 12 hải lý của những nơi trước kia từng là bãi đá ngầm sẽ là cách để hải quân Mỹ bảo vệ tự do của cả vùng biển. Hành động này là vô cùng quan trọng đối với Không quân và Hải quân Mỹ, giúp các lực lượng này có thể hoạt động tự do không chỉ ở khu vực Biển Đông mà còn cả trên toàn thế giới. Việc đưa Trung Quốc quay trở lại với cách cư xử theo qui chuẩn và tuân thủ luật quốc tế sẽ không chỉ có tác dụng trong phạm vi khu vực.
Tóm lại, các hoạt động nhằm khẳng định tự do hàng hải mà Lầu Năm Góc đang dự tính sẽ đem lại những mặt tốt tiềm tàng. Hiện nay Washington đã đưa ra cảnh báo nhưng quan trọng là Tổng thống Obama phải đưa ra quyết định hành động, và phải đưa ra sớm. Nếu như ông Obama càng trì hoãn thì các cơ sở xây dựng mới của Trung Quốc sẽ càng được củng cố, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Tờ Nhật báo phố Wall đưa tin rằng nếu quân đội Mỹ không hoạt động tại vùng 12 hải lý tính từ các cơ sở xây dựng mà Trung Quốc đang lấn chiếm, điều này, theo cách hiểu thông thường, cũng có nghĩa là Mỹ đang liều lĩnh ngầm ưng thuận những hạn chế trong tự do hàng hải. Điều này cũng có nghĩa làTrung Quốc đã đạt được một bước tiến trong việc giàn xếp lại khu vực Biển Đông để có thể phù hợp hơn với lợi ích của họ, và cũng có nghĩa là họ sẽ tiếp tục làm như vậy mà không gặp phải sự phản đối của Mỹ.
Chưa phải là đã quá muộn để Mỹ hành động nhưng sức ép về thời gian đang đè nặng lên vai nước Mỹ.
Uyên Châu
Theo National Interest
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ hối thúc Trung Quốc chấm dứt xây đảo nhân tạo Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 27/5 đã kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay lập tức việc xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, hối thúc các bên liên quan ngừng quân sự hóa tranh chấp và tìm ra một giải pháp hòa bình. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter (Ảnh: AP) Ông Carter tuyên bố rằng các nỗ lực...