Mỹ đã sẵn sàng dùng siêu bom phá boongke
Loại bom thông thường lớn nhất từng được phát triển đã sẵn sàng hủy diệt những kẻ thù của Mỹ. Lãnh đạo không quân Michael Donley nói, loại bom có khả năng phá boongke siêu đẳng đã sẵn sàng để dùng sau nhiều năm thử nghiệm.
“Nếu cần ngay trong ngày hôm nay, chúng tôi đã sẵn sàng”, Donley nói. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thử bom để cải tiến khả năng của nó và mọi việc cứ thế mà tiếp diễn”.
Lầu Năm Góc đã chi 330 triệu USD để phát triển và chế tạo hơn 20 quả siêu bom có khả năng xuyên thủng những hầm ngầm bê tông nằm sâu dưới đất 60m.
Dù trước đây có những quả bom hạt nhân lớn hơn, song loại bom thông thường mới này nặng gấp 6 lần loại bom phá boongke trước đây mà không quân Mỹ sử dụng và có khả năng đem theo khối chất nổ 2.400 kg.
Các chỉ huy quân sự Mỹ đã công khai thừa nhận loại siêu bom trên được chế tạo để tấn công những cơ sở hạt nhân được gia cố vững chắc của các quốc gia “hiếu chiến” như Iran và Triều Tiên.
Video đang HOT
Dù Lầu Năm Góc khăng khăng cho rằng việc chế tạo loại siêu bom trên không nhằm vào mối đe dọa cụ thể nào song các quan chức không nêu tên trong Bộ Quốc phòng Mỹ luôn nói rằng loại bom trên được chế tạo để vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordo hoặc ít nhất để hăm dọa Tehran.
Hiệu quả của siêu bom phá boongke phụ thuộc vào độ chắc của đất mà nó đâm xuống, cách nó tiếp xúc và cấu trúc bên trong của hầm ngầm. Về căn cứ Fordo của Iran, Mỹ chỉ có phác thảo sơ sài về cấu trúc cơ sở này.
Iran hiện đang đẩy mạnh việc mở rộng căn cứ làm giàu uranium Fordo, vốn được xây sâu trong một ngọn núi ở miền trung nước này, nơi trước đây được quan chức cấp cao Iran tuyên bố là vô cùng vững chắc.
Iran luôn khoe mẽ chương trình hạt nhân có nhiều tiến bộ trong khi phủ nhận ý định chế tạo một quả bom hạt nhân.
Theo VietNamNet
Nga muốn cấp xe tăng và trực thăng cho kẻ thù của Mỹ
Nga vừa đề nghị Zimbabwe đổi platin lấy các thiết bị quân sự thông qua một thỏa thuận liên chính phủ về bảo hộ đầu tư lẫn nhau; song song với ý định cung cấp lượng lớn vũ khí cho Venezuela.
Thỏa thuận liên chính phủ về bảo hộ đầu tư lẫn nhau, được xúc tiến theo Nghị định ngày 16/5 của Tổng thống Putin về chiến lược tiếp cận thị trường châu Phi của Nga, mở ra cơ hội cho các công ty nước này kiếm lợi nhuận từ một trong những đất nước có trữ lượng platin lớn nhất thế giới. Đổi lại, Zimbabwe sẽ nhận được các hỗ trợ quân sự từ Nga.
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe.
Tờ Kommersant của Nga dẫn nguồn tin từ phủ Tổng thống cho hay, Moscow bắt đầu đàm phán với chính phủ Zimbabwe về dự án khai thác platin Darwendale. Thung lũng Darwendale, ở Đông Nam châu Phi, là nơi có trữ lượng platin lớn thứ 2 thế giới. Ngoài ra, tại đây cũng có trữ lượng đáng kể palladi, vàng, rhodium, niken và đồng.
Trước đó, Tập đoàn Công nghệ Nhà nước Nga nhận được sự ủng hộ của chính quyền Zimbabwe trong chuyến thăm nước này hồi tháng 4. "Thông tin liên quan đến việc Tập đoàn Công nghệ Nhà nước Nga đổi vũ khí và máy bay trực thăng lấy quyền khai thác platin là chính xác", một quan chức Nga giấu tên xác nhận.
Giấy phép khai thác quặng tại Darwendale trong vòng 25 năm thuộc về Ruschrome Mining - một công ty liên doanh giữa chính phủ Zimbabwe và Trung tâm Hợp tác Thương mại Nước Ngoài Nga. Chủ tịch Hội đồng quản trị của Ruschrome Mining là ông Martin Rushwaia, một quan chức cấp cao lâu năm của Bộ Quốc phòng Zimbabwe. Trong khi đó, về phía Nga, doanh nhân Andrei Shutov, từng là lãnh đạo Tập đoàn kim loại và khai khoáng Renova Group đứng đầu Hiệp hội các Nhà đầu tư Nga. Theo các báo cáo của Business-TASS, số vốn đầu tư cho dự án là 300 triệu USD và ước tính, sản lượng khai thác hàng năm là 2 triệu tấn quặng.
Điều đáng lưu ý là trước đây, Liên Xô từng áp dụng các đề án "trao đổi vũ khí lấy hàng hóa": Peru đổi bằng hạn ngạch khai thác cá, Nigeria là ca cao... Tuy nhiên, trong trường hợp Zimbabwe, giới phân tích cho rằng thỏa thuận đổi trực thăng lấy quyền khai thác platin có thể không hiệu quả do sự bất ổn chính trị ở Zimbabwe.
Tại Zimbabwe, Tổng thống Robert Mugabe điều hành từ năm 1980 và bị phương Tây xem là độc tài. Do đó, phương Tây ra sức ủng hộ các phong trào đối lập chống lại chính quyền. Từ những sự kiện Mùa xuân Arab đang lan rộng trên toàn thế giới cộng với tin đồn rằng ông Mugabe đang bị bệnh ung thư, rất có thể trong tương lai, chính trường Zimbabwe sẽ nổi sóng với sự nổi lên của phe đối lập.
Ngoài Zimbabwe, cũng theo Kommersant, Nga có thể hỗ trợ quân sự cho một quốc gia đối địch với Mỹ khác là Venezuela. Đoàn đại biểu của chính phủ Venezuela đang đàm phán với Moscow để nhận được gói hỗ trợ các xe tăng T-72. Nếu đàm phán thuận lợi, Venezuela sẽ nhận được lô xe tăng lớn thứ 2 từ Nga trong vòng 2 năm gần đây. Hồi tháng 3, Moscow bàn giao lô hàng 92 xe tăng T-72B1B cho Venezuela.
Gói hỗ trợ mới nằm trong khuôn khổ khoản vay trị giá 4 tỷ USD của Nga dành cho Venezuela. Trong khi đó, lô xe tăng đầu tiên nằm trong khuôn khổ khoản vay trị giá 2,2 tỷ USD của Nga cho Venezuela để đổi lấy sự công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia từ chính phủ nước này.
Kế hoạch chuyển giao vũ khí cho Caracas là một phần của trong chiến lược mở rộng kinh tế của Nga ở Venezuela. Bất chấp các khoản tiền khổng lồ Moscow đổ vào Venezuela, vốn đầu tư Nga vẫn đứng thứ 2 sau Belarus trên thị trường nước này.
Phương Đăng
Theo Infonet.vn
SIÊU BOONG-KE CHỐNG SIÊU BOM: Siêu bom Mỹ chưa đủ sức Tháng 2 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã chi thêm 81,6 triệu USD theo yêu cầu bí mật của Bộ Quốc phòng Mỹ để hoàn thiện siêu bom phá siêu boong-ke của Iran Cơ sở làm giàu uranium Fordow ngầm của Iran. Hai mũi tên chỉ cửa hầm ra vào cơ sở. Ảnh: ISIS Căn cứ theo lời tướng Norton Schwartz, tổng tham...