Mỹ đã “dâng” Iraq cho khủng bố al Qaeda như thế nào?
Mỹ đã tạo ra thiên đường cho al Qaeda ở Iraq, và giờ đây nó đã trở thành một thảm họa đối với Mỹ.
Trong những ngày gần đây, tổ chức Quốc gia Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIS), một nhóm phiến quân được coi là al Qaeda của Iraq, bất ngờ mở một chiến dịch quân sự lớn, đánh chiếm nhiều thành phố lớn và đang ào ạt tiến tới thủ đô Baghdad trước sự bất lực của quân đội Iraq.
Vậy ISIS bắt nguồn từ đâu, và vì sao tổ chức này mạnh đến như vậy? Ít ai ngờ rằng tổ chức phiến quân tàn bạo này lại là một di sản của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush khi đưa al Qaeda tới Iraq để trở thành “chiếc tàu mẹ” của ISIS.
Phiến quân ISIS ào ạt tiến vào các thành phố lớn bằng xe bán tải
Trước khi Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003, các quan chức trong chính quyền của Bush tuyên bố rằng giữa al Qaeda và Iraq tồn tại một trục ma quỷ. Họ cho rằng chính quyền Saddam Hussein đã huấn luyện các thành viên al Qaeda cách chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt, và đây là một trong những lý do thuyết phục nhất để Mỹ tiến hành chiến tranh ở Iraq.
Thế nhưng sau khi chính quyền của Tổng thống Hussein sụp đổ, Cục Tình báo Quân đội Mỹ đã lục tung 34 triệu trang tài liệu ở Iraq mà vẫn không hề tìm thấy bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ cho mối quan hệ giữa Hussein và al Qaeda.
Hai năm sau, sau khi xem xét hàng đống tài liệu thời kỳ Hussein và nghe hàng ngàn giờ ghi âm, Viện Phân tích Quốc phòng, cơ quan tham mưu nội bộ của Lầu Năm Góc kết luận rằng không hề có dấu hiệu nghi ngờ nào về mối liên hệ trực tiếp giữa chế độ Saddam Hussein với al Qaeda.
Kết luận tương tự cũng được Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đưa ra năm 2008, và ủy ban này còn phát hiện rằng “những mối liên hệ giữa Iraq và al Qaeda mà tình báo và các nhà hoạch định chính sách Mỹ đưa ra trước chiến tranh đều không hề tồn tại”.
Quân chính phủ Iraq không có cách nào ngăn cản được phiến quân
Thế nên thay vì ngăn chặn mối quan hệ giữa Iraq và al Qaeda, Mỹ đã gây ra một cuộc chiến tàn khốc để tạo cơ hội cho al Qaeda xâm nhập được vào Iraq. Mặc dù Mỹ tìm mọi cách che đậy, song họ không thể phớt lờ một thực tế rằng al Qaeda đã chính thức thành lập ở Iraq một năm rưỡi sau khi Mỹ xâm lược nước này.
Video đang HOT
Ngày 17/10/2004, lãnh đạo al Qaeda Abu Musab al-Zarqawi phát đi một tuyên bố trên mạng thề liên minh với trùm khủng bố Osama bin Laden. Mục tiêu của tên trùm khủng bố Zarqawi này là đẩy Iraq lâm vào một cuộc nội chiến giữa người Sunni và người Shia, như trong một bức thư mà tên này gửi cho bin Laden bị tình báo Mỹ thu được.
Chiến lược của Zarquawi là sẽ tấn công vào người Shia, để họ hướng sự giận dữ và phản công lại người Sunni, tạo ra một vòng bạo lực luẩn quẩn, trong khi al Qaeda đóng vai trò là lực lượng bảo vệ cho người Sunni trước cơn thịnh nộ của người Shia. Chiến lược này của al Qaeda đã hoạt động quá hiệu quả, và Iraq đã thực sự chìm sâu vào một cuộc nội chiến đẫm máu.
Mục tiêu tấn công của al Qaeda ở Iraq (hay còn gọi là AQI) là các đền thờ, giáo đường và cơ sở tôn giáo của người Shia. Vụ bạo lực đánh dấu việc Iraq rơi xuống hố sâu của cuộc nội chiến là vụ tấn công vào tháng 2/2006 tại Thánh đường Vàng ở Samarra, ngôi đền thiêng liêng nhất của người Shia trên thế giới.
Người dân Iraq cuồng cuồng bỏ chạy khỏi khu vực bị phiến quân chiếm đóng
Ba năm sau cuộc chiến tranh ở Iraq, AQI đã trở thành một lực lượng không có gì có thể ngăn cản nổi. Một báo cáo của tình báo hải quân Mỹ ngày 17/8/2006 cho thấy AQI trên thực tế đã trở thành những kẻ nắm quyền ở tỉnh Anbar, phía tây Iraq, nơi có vị trí chiến lược tiếp giáp biên giới với Jordan, Syria và Arập Xê-út.
Không những thế, AQI còn kiểm soát một loạt thị trấn, làng mạc xung quanh thủ đô Baghdad, tạo thành “Tam giác Tử thần” xung quanh thủ đô của Iraq. Lãnh thổ do AQI kiểm soát còn lớn hơn bang New England của Mỹ, và nhóm phiến quân này nắm giữ quyền lực thép tại những vùng đông người Sunni sinh sống.
Đến năm 2007, sự tàn bạo của al Qaeda và việc áp dụng những quy định hà khắc của Taliban đối với người Sunni đã khởi nguồn cho phong trào “thức tỉnh” trong cộng đồng Hồi giáo này, dẫn tới cuộc phản công quy mô lớn của người Sunni chống lại AQI.
Những chiến binh người Sunni này gia nhập quân đội Iraq do Mỹ bảo trợ, và với những hiểu biết của mình về AQI sau một thời gian liên minh, kết hợp với hỏa lực vượt trội của Mỹ, quân đội Iraq đã giáng những đòn mạnh mẽ vào AQI. Kết quả là đến năm 2008, AQI bị mất dần lãnh thổ kiểm soát và chỉ còn là một nhóm khủng bố nhỏ đang co cụm lại.
Quân đội Iraq chỉ còn biết trông cậy vào pháo binh và không quân để chặn phiến quân
Thế nhưng AQI không biến mất, mà chúng chỉ đơn giản là đang chờ thời. Thế rồi cuộc nội chiến Syria bùng nổ, lôi kéo hàng ngàn chiến binh thánh chiến trên thế giới đổ về đây để chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al Assad, trong đó có cả AQI. Trong 3 năm tham chiến ở Syria, AQI mạnh dần lên và hình thành nên cái gọi là Quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria, hay ISIS, trong khi Mỹ rút hết quân ra khỏi Iraq.
Giờ đây, ISIS đang tiến quân như vũ bão xuống phía nam Iraq và áp sát thủ đô nước này, trong khi binh lính chính phủ thi nhau vứt vũ khí bỏ chạy. Tình hình nguy cấp đến mức Mỹ đang phải xem xét mọi biện pháp để cứu vãn tình hình, trong đó có cả phương án không kích, mặc dù nước này khẳng định sẽ không đưa quân trở lại Iraq.
Nói cách khác, chính quyền của cựu Tổng thống Bush thông qua cuộc chiến của mình ở Iraq đã tạo ra một thảm họa kinh hoàng, đó chính là một thiên đường cho al Qaeda ngay giữa trung tâm thế giới Arập. Và giờ đây, thảm họa đó đang ám ảnh chính quyền hiện nay của Tổng thống Obama.
Theo Khampha
Mỹ đang hứng chịu thảm họa từ sai lầm của Obama?
Iraq đang trở thành nỗi ám ảnh của nước Mỹ kể từ khi Obama cho rút hết quân ra khỏi nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang đứng giữa sự lựa chọn đầy khó khăn giữa đất nước Iraq và một chiến trường đẫm máu.
Ông Obama đắc cử Tổng thống Mỹ phần lớn là nhờ vào chiến dịch phản đối cuộc chiến tranh ở Iraq mà sau đó chính ông đã kết thúc. Trong nhiều tháng trời, ông đã liên tục từ chối các yêu cầu từ phía Iraq rằng Mỹ phải can thiệp quân sự để giúp họ chống lại các phần tử cực đoan.
Obama đang đứng trước bài toán khó mang tên Iraq
Một chuyên gia tại Viện Brookings cho hay sau khi nước Mỹ mất hàng ngàn binh sĩ và đổ hàng tỉ đô-la vào mảnh đất này, Obama không muốn một lần nữa dính líu quân sự vào Iraq.
Chuyên gia Ken Pollack cho rằng Tổng thống Obama đã hy vọng rằng các bên ở Iraq có thể đàm phán với nhau để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng khi quyết định cho rút toàn bộ lính Mỹ ra khỏi Iraq, bất chấp những cảnh báo rằng đất nước này có thể tiếp tục rơi vào nội chiến.
Tuy nhiên, có vẻ như Nhà Trắng đã thay đổi quan điểm về vấn đề Iraq, đặc biệt là sau khi quân đội Iraq liên tiếp hứng chịu những thất bại thảm hại và liên tục "dâng" nhiều thành phố quan trọng cho phiến quân.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chính phủ nước này đang cân nhắc "mọi lựa chọn", bao gồm cả việc không kích để giúp Iraq đẩy lùi các phiến quân Hồi giáo. Tuy nhiên, Nhà Trắng cũng khẳng định không có ý định cử binh sỹ tới đây.
Phiến quân Iraq nã đạn súng máy hạng nặng vào quân đội chính phủ tại thành phố Samarra
Tuyên bố trên được ông Obama đưa ra sau khi hai thành phố quan trọng của Iraq là Mosul và Tikrit bị rơi vào tay phiến quân Hồi giáo dòng Sunni sau những cuộc tấn công chớp nhoáng.
Phiến quân nổi dậy thuộc nhóm Quốc gia Hồi giáo tại Iraq và cận Đông (ISIS) đang có kế hoạch tiến sâu hơn nữa về phía nam Baghdad và chiếm các khu vực chiến lược của quân đội chính phủ.
Trong khi đó, các binh sĩ chính phủ thì hoàn toàn rệu rã về mặt tinh thần và thi nhau đào ngũ, bỏ lại toàn bộ quân phục, vũ khí và căn cứ cho phe nổi dậy. Tình hình bi đát đến mức không quân Iraq đã phải ném bom vào các căn cứ của quân mình để ngăn không có các loại vũ khí, khí tài bị bỏ lại rơi vào tay phiến quân.
Bạo lực đã khiến Mỹ bắt đầu phải di chuyển các nhà thầu quân sự đang làm việc với quân đội Iraq tới những địa điểm an toàn hơn. Theo một quan chức quân đội Mỹ, hàng trăm người đã được di tản từ căn cứ không quân Balad về thủ đô Baghdad.
Tại những thành phố do phiến quân vừa chiếm được, tình trạng bạo lực và cướp bóc tràn lan, khiến hàng trăm ngàn dân thường lũ lượt rời bỏ các vị trí này. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt là với hàng ngàn người Mỹ đang ở Iraq như các nhân viên sứ quán, các cố vấn quân sự và các nhà thầu tư nhân.
Hàng ngàn người Iraq bỏ chạy khỏi thành phố mới bị phiến quân chiếm đóng
Cảnh báo đi lại mới đây của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng những người Mỹ tại Iraq "đang có nguy cơ cao bị bắt cóc hoặc bị khủng bố", và đây là một trong những lý do buộc ông Obama phải có hành động quyết liệt tại Iraq.
Theo ông Pollack, trong thời gian tới, Mỹ có thể sử dụng chiến thuật không kích bằng máy bay không người lái và chiến đấu cơ, tổ chức huấn luyện chiến đấu cho quân đội Iraq và cung cấp thêm các loại vũ khí hạng nặng như trực thăng Apache cùng các loại khí tài khác để đẩy lui quân nổi dậy.
Chuyên gia này nhận định: "Iraq đã đi quá xa, thế nên những biện pháp nửa vời không thể giúp được gì." Đó là lý do khiến chuyên gia này tin rằng Mỹ sẽ phải lựa chọn biện pháp can thiệp trở lại vào Iraq, mặc dù Tổng thống Obama không hề muốn thừa nhận rằng mình đã phạm một sai lầm chiến lược.
Theo Khampha
Quân đội Thái Lan dùng mỹ nhân kế Quân đội Thái Lan đang thực hiện chiến dịch "xoa dịu lòng dân" khi sử dụng âm nhạc, vũ đạo và những mỹ nhân trong trang phục gợi cảm để thay đổi suy nghĩ của những người phản đối. Sau khi tiến hành đảo chính hôm 22-5, quân đội Thái Lan đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình rầm rộ trên...